Phương pháp bệnh nhân đã dùng hay đã được can thiệp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, x-quang, giải phẫu bệnh và đánh giá kết quả điều trị u nguyên bào men xương hàm (FULL TEXT) (Trang 78)

Biểu đồ 3.2. Phân bố biện pháp BN đã dùng hay được can thiệp (n=57)

Biểu đồ 3.2 cho thấy tỉ lệ BN tự mua thuốc uống trước khi đến khám cao (45,6%), sau đó là không can thiệp gì trên tổn thương (35,1%), thấp nhất là BN đã được lấy u (không rõ phương pháp) với tỉ lệ là 19,3% (p=0,03).

3.2. Đặc điểm lâm sàng 3.2.1. Triệu chứng cơ năng 3.2.1. Triệu chứng cơ năng

Bảng 3.4. Triệu chứng cơ năng (n=57)

Triệu chứng cơ năng Số BN Tỉ lệ (%) Giá trị p

Đau 5 8,8

p=0,001 (χ2 test) Khó chịu mơ hồ 22 38,6

Đau kèm cảm giác khó chịu 15 26,3

Dị cảm 6 10,5

Không dấu hiệu cơ năng 9 15,8

Tổng 57 100

Bảng 3.4 có 38,6% BN xuất hiện cảm giác khó chịu mơ hồ tại vùng tổn thương, ít gặp là đau và dị cảm với tỉ lệ tương ứng là 8,8% và 10,5% (p<0,05).

3.2.2. Triệu chứng thực thể

Biểu đồ 3.3. Đặc điểm biến dạng mặt của bệnh nhân (n=57)

Nhìn chung, BN biến dạng mặt nhẹ chiếm đa số (70,2%), không biến dạng có thể gặp trong một số trường hợp (21,1%). Hiếm khi có biến dạng tầm trọng (8,7%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p=0,001 (χ2 test).

Biểu đồ 3.4. Phân bố đặc điểm bề mặt u khi khám lâm sàng (n=57)

Biểu đồ cho thấy bề mặt của u lúc khám lâm sàng có tỉ lệ nhiều nhất (54,4%) là một thuỳ. Hiếm có trường hợp bề mặt bình thường (10,5%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p=0,0001 (χ2 test).

Bảng 3.5. Dấu hiệu gồ tại chỗ, mật độ u và dấu hiệu bóng nhựa (n=57) Triệu chứng Số BN Tỉ lệ (%) Giá trị p Triệu chứng gồ Gồ tại chỗ 20 35,1 p=0,007 (χ2 test) Gồ, khó chịu tại chỗ 16 28,1 Gồ kèm đau tại chỗ 9 15,7 Gồ, đau, chảy mủ tại chỗ 7 12,3 Không dấu gồ tại chỗ 5 8,8

Mật độ u Cứng 25 43,9 p=0,065 (χ2 test) Mềm hay chắc 21 36,8 Hỗn hợp 11 19,3

Dấu hiệu bóng nhựa

Có 16 28,1 p=0,001

(χ2 test)

Không 41 71,9

Nhận xét bảng cho thấy triệu chứng thường gặp nhất là gồ đơn thuần tại chỗ, chiếm 35,1%, hiếm không xuất hiện bất thường (8,8%), sự khác biệt có ý nghĩa (p<0,05). Ngoài ra số BN âm tính với dấu hiệu bóng nhựa cao hơn so với nhóm dương tính (71,9% so với 28,1%), sự khác biệt có ý nghĩa (p<0,05).

Bảng 3.6. Đặc điểm da, gồ niêm mạc xương hàm, niêm mạc tại chỗ (n=57)

Triệu chứng lâm sàng Số BN Tỉ lệ (%) Giá trị p

Da tại vị trí u

Bình thường 52 91,2 p=0,001

(χ2 test) Có dấu hiệu viêm 5 8,8

Đặc điểm gồ niêm mạc xương hàm

Gồ mặt ngoài 11 19,3 p=0,001 (χ2 test) Gồ mặt lưỡi 5 8,8 Gồ cả hai mặt 34 59,6 Không gồ 7 12,3 Tình trạng niêm mạc tại chỗ Bình thường 29 50,9 p=0,001 (χ2 test) Dò mủ tại chỗ 5 8,8 Viêm đỏ, loét 17 29,8 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dò mủ, viêm đỏ, dấu răng đối diện 6 10,5

Về đặc điểm da tại chỗ, đa số BN (91,2%) có da trên u bình thường. Gồ ngách lợi có thể xuất hiện cả hai mặt trong và ngoài với tỉ lệ là 59,6%. Hiếm (8,8%) có gồ ngách lợi mặt trong. Sự khác biệt có ý nghĩa (p<0,05).

Số BN có niêm mạc bình thường cao (50,9%), ít gặp nhất là dò mủ (8,8%). Sự khác biệt này có ý nghĩa (p<0,05).

Bảng 3.7. Tình trạng răng và khớp cắn (n=57)

Triệu chứng Số BN Tỉ lệ (%) Giá trị p

Tình trạng răng

Thiếu hay mất răng tại chỗ 14 24,6

p=0,08 (χ2 test)

Răng bình thường 22 38,6 Đau, lung lay răng tại chỗ 9 15,8

Xô lệch răng 12 21,1 Khớp cắn Sai 8 14,0 p=0,001 (χ2 test) Đúng 34 59,6 Không xác định 15 26,3

Kết quả cho thấy số BN có răng tại vị trí u bình thường cao (38,6%), thấp nhất là lung lay hay bị xô lệch (21,1%), tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05). Đa số BN có khớp cắn đúng (59,6%), sai khớp cắn ít gặp nhất (14%), sự khác biệt có ý nghĩa (p<0,05).

3.3. Đặc điểm X quang

3.3.1. Kích thước u và hiện tượng thâm nhiễm mô mềm

Bảng 3.8. Kích thước u trên X quang theo giới tính (n=57)

Giới Số BN (n=57) Kích thước u (mm) TB (SD) KBT Giá trị p Nam 26 54,9 (26,8) 23-135 p=0,6 Nữ 31 57,8 (23,5) 27-140 Tổng 57 56,5 (24,9) 23-140

(*) Kiểm định t-test so sánh kích thước trung bình u ở nhóm nam và nữ.

phim X quang là 56,5 ± 24,9 mm. Trong đó, kích thước trung bình ở nam và nữ không khác nhau (p>0,05).

Bảng 3.9. Kích thước u và tính thâm nhiễm mô mềm (n=57) Triệu chứng Số BN Tỉ lệ (%) Giá trị p Kích thước u <3 cm 6 10,5 p=0,001 (χ2 test) 3-5 cm 17 29,8 5,1-10 cm 30 52,7 >10 cm 4 7,0

Thâm nhiễm mô mềm

Có 6 10,5 p=0,001

(χ2 test)

Không 51 89,5

Bảng trên cho thấy đa số BN có kích thước u đo trên phim X quang từ 5 đến 10 cm (52,7%), hiếm phát hiện u có kích thước >10 cm (7%). Sự khác biệt này có ý nghĩa (p<0,05). Bảng cũng cho thấy không thâm nhiễm mô mềm trên phim X quang có tỉ lệ cao (89,5%), chỉ 6 BN (10,5%) có thâm nhiễm mô mềm.

3.3.2. Hình ảnh tổn thương

Biểu đồ 3.5 cho thấy đa số BN có hình ảnh trên phim X quang là đa hốc (50,9%), kế đến là một hốc (31,6%), tuy nhiên sự khác biệt có ý nghĩa (p=0,001).

Hình 3.1. Phim toàn cảnh u men dạng nhiều hốc

Hình trên phim toàn cảnh của BN Lê Hiếu N. (Số nhập viện: 52564) cho thấy thấu quang vùng cành ngang trái, nhiều hốc, bên trong có các vách ngăn nhau

Hình 3.2. Phim CT-Scanner của u men dạng đơn hốc

Hình trên phim CT-Scanner của BN Châu Quốc T. (Số nhập viện: 53629) cho thấy có thấu quang dạng một hốc, làm phồng xương hàm cả mặt ngoài và trong

Bảng 3.10. Sự phân bố vị trí u trên xương hàm (n=57) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vị trí tổn thương Số BN

n (%)

Giá trị p Phân bố u theo hai bên

Hàm dưới

Bên trái 27 (47,4)

p=0,001 (*)

Bên phải 19 (33,3)

Cả hai bên (qua đường giữa) 7 (12,3)

Cằm 1 (1,8)

Hàm trên Bên trái 1 (1,8)

Bên phải 2 (3,5)

Phân bố u trên các vị trí xương hàm

Hàm dưới

Vùng cằm 1 (1,8)

p=0,001 (*) Vùng răng cối 23 (40,4)

Góc hàm, cành cao, mỏm vẹt hay lồi cầu 21 (36,8) Vùng cằm đến góc hàm 2 (3,5) U qua đường giữa 7 (12,3)

Hàm trên (vùng răng cối) 3 (5,3)

Ghi chú: (*) Kiểm định các đại lượng bằng χ2 test

Bảng trên cho thấy đa số trường hợp bệnh xuất hiện ở XHD (94,7%), chỉ có 3 trường hợp (5,3%) là ở XHT. Nhìn chung, u thường xuất hiện vùng răng sau (40,4%), ít gặp vùng cằm và răng cối hàm trên, với tỉ lệ tương ứng là 1,8% và 5,3%. Sự khác biệt có ý nghĩa (p<0,05). Bên cạnh đó, bệnh phân bố đều ở hai bên XH, tương ứng bên phải và trái là 36,8% và 49,1%, hiếm ở cằm (1,8%).

3.3.3. Hình dạng, đường viền và tính gồ xương của u

Bảng 3.11. Hình dạng, đường viền và tính gồ xương của u (n=57)

Đặc điểm X quang Số BN Tỉ lệ (%) Giá trị p

Hình dạng tổn thương Dạng tổ ong 6 10,5 p=0,0001 (χ2 test) Dạng bọt xà phòng 10 17,5 Dạng hỗn hợp 13 22,8 Dạng hốc 28 49,1

Đường viền tổn thương

Rõ có tụ cốt 6 10,5 p=0,0001 (χ2 test) Rõ không tụ cốt 33 57,9 Không rõ 9 15,8 Hỗn hợp 9 15,8 Vị trí gồ xương Mặt trong xương hàm 5 8,8 p=0,0001 (χ2 test) Mặt ngoài xương hàm 11 19,3 Cả hai mặt 24 42,1

Hai mặt xương và bờ dưới XHD 12 21,1

Không gồ xương 5 8,8

Nhận xét bảng 3.11, trên phim X quang, hình dạng thường xuất hiện nhất là tổn thương dạng hốc, chiếm 49,1%, thấp nhất là tổ ong (10,5%). Sự khác biệt có ý nghĩa (p<0,05). Đa số bệnh nhân có bờ u rõ không tụ cốt chiếm đa số (57,9%) và gồ xương cả hai mặt xương (42,1%).

3.3.4. Liên quan đến răng trên phim X quang

Biểu đồ 3.6. Phân bố răng ngầm đối với u (n=57) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhận xét: Biểu đồ 3.6 cho thấy hiếm trường hợp (8,8%) có răng ngầm trong u. Đa số (91,2%) là không hiện diện R ngầm trong hay quanh u.

Hình 3.3. Hình ảnh gồ xương trên phim CT-Scanner

U xâm lấn, gây gồ vỏ xương mặt trong và ngoài (mũi tên), ở giữa còn dấu hiệu của các vách xương còn lại

Bảng 3.12. Phân bố đặc điểm tiêu chân R và xô lệch R (n=47)

Yếu tố Số BN Tỉ lệ (%) Giá trị p

Tiêu chân răng

Tiêu theo chiều ngang 18 38,3 p=0,02

(χ2 test)

Dạng dao cắt 10 21,3

Hỗn hợp 4 8,5

Không tiêu chân răng 15 31,9

Xô lệch răng

Có xô lệch 13 27,7 p=0,002

(χ2 test)

Không xô lệch 34 72,3

Kết quả nghiên cứu cho thấy có 47 trường hợp có răng tương ứng trên u, trong đó đa số có hình ảnh tiêu chân R theo chiều ngang (38,3%), tiêu hỗn hợp ít gặp nhất (8,5%). Sự khác biệt có ý nghĩa (p<0,05). Tương tự, bảng cũng cho thấy đa số BN (72,3%) không xô lệch răng trên phim X quang.

Biểu đồ 3.7. Phân bố kiểu phát triển u quanh chân răng (n=57)

Biểu đồ cho thấy có 47 trường hợp hiện diện R trên u, trong đó, u quanh cổ R ngầm chiếm 8,8%, thường gặp nhất là u quanh chân R (52,6%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p=0,001).

3.4. Đặc điểm giải phẫu bệnh 3.4.1. Đặc điểm đại thể 3.4.1. Đặc điểm đại thể

Biểu đồ 3.8. Phân bố các đặc điểm đại thể của u (n=57)

Biểu đồ 3.8 cho thấy đại thể của u thường ở dạng giống nang (42,1%). Sự khác biệt giữa các dạng u không có ý nghĩa với p=0,426 (χ2 test).

Hình 3.4. Đại thể u NBM xương hàm dưới

Ảnh đại thể bệnh phẩm và X quang của BN Nguyễn Phước T. cho thấy u NBM dạng giống nang, đa hốc, gồ xương theo các hướng xung quanh, bên trong là những hốc, chứa dịch.

Bảng 3.13. Mối liên quan giữa đặc điểm đại thể và tuổi BN (n=57) Đặc điểm đại thể Số BN n (%) Tuổi BN TB (SD) TV KBT Giá trị p U đặc 17 (29,8) 45,3 (15,2) 37 26-77 p=0,001 (*) U giống nang 24 (42,1) 27,3 (8,2) 25 16-52 Hỗn hợp 16 (28,1) 40,1 (14,2) 35,5 22-63

Ghi cú: (*) Kiểm định Kruskal-Wallis test; TB: tuổi trung bình; SD: độ lệch chuẩn; KBT: khoảng biến thiên; TV: trung vị. n: số bệnh nhân.

Nhận xét: Bảng trên cho thấy BN có đặc điểm đại thể là u đặc có tuổi trung bình (45,3±15,2 tuổi) cao hơn so với nhóm BN u hỗn hợp (40,1±14,2) và u dạng giống nang (27,3±8,2). Sự khác biệt này có y nghĩa (p<0,05).

Bảng 3.14. Liên quan giữa đại thể & phương pháp đã can thiệp (n=57)

Phương pháp can thiệp

Đặc điểm đại thể của u

U đặc n (%) Giống nang n (%) Hỗn hợp n (%) Tổng n (%) Giá trị p Không can thiệp 3 (15) 11 (55) 6 (30) 20 (100) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

p=0,052 (*) Đã lấy u 3 (27,3) 2 (18,2) 6 (54,5) 11 (100)

Tự uống thuốc 11 (42,3) 11 (42,3) 4 (15,4) 26 (100) Tổng n (%) 17 (29,8) 24 (42,1) 16 (28,1) 57 (100)

Chi chú: (*) Kiểm tra mối liên quan bằng phép kiểm Pearson Chi-Square test

Bảng 3.14 cho thấy trong nhóm BN đã lấy u trước, hình ảnh đại thể thường hay gặp nhất là dạng hỗn hợp (54,5%). Đối với hai nhóm BN không

được can thiệp trước hay tự uống thuốc đều có hình ảnh đại thể dạng giống nang với tỉ lệ tương ứng là 55% và 42,3%. Mối liên quan giữa phương pháp đã can thiệp và đặc điểm đại thể không rõ (p>0,05).

3.4.2. Đặc điểm vi thể Bảng 3.15. Phân bố các dạng vi thể của u (n=57) Bảng 3.15. Phân bố các dạng vi thể của u (n=57) Các thể u Hình ảnh vi thể Số BN n (%) Thể đặc/nhiều buồng (multicystic ameloblastoma)

Dạng nang (follicular ameloblastoma) 15 (26,3) Dạng đám rối (Plexiform ameloblastoma) 12 (21,0) Dạng tế bào đáy (Basal cell ameloblastoma) 3 (5,3) Dạng gai (Acanthomatous ameloblastoma) 5 (8,8) Dạng hạt (Granular ameloblastoma) 2 (3,5)

Tổng 37 (64,9)

Thể dây chằng xơ (Desmoplastic ameloblastoma) 4 (7,0)

Thể một buồng (Unicystic ameloblastoma) Nhóm 1 (luminal) Dạng đám rối 8 (14,0) Nhóm 2 (intraluminal) Dạng nang 3 (5,2) Dạng đám rối 1 (1,8) Dạng gai 1 (1,8) Nhóm 3 (mural) Dạng nang 2 (3,5) Tổng 15 (26,3)

Ung thư NBM (Ameloblastic carcinoma) 1 (1,8) Bảng cho thấy có 64,9% trường hợp là u NBM thể đặc/nhiều buồng, 26,3% là thể một buồng, thể dây chằng xơ chiếm 7%, chỉ có 1 trường hợp (1,8%) là ung thư NBM xương hàm (Ameloblastic carcinoma). Trong đó, u NBM dạng ống nang và đám rối cao (35% và 36,8%), các dạng khác hiếm gặp.

Bảng 3.16. Thể GPB và tuổi, kích thước trên phim X quang (n=57) Yếu tố Thể giải phẫu bệnh Giá trị p (*) Đặc (n=38) Một buồng (n=15) Khác (**) (n=4) Tuổi BN p=0,001 TB (SD)(tuổi) 40,4 (14,3) 24,2 (6,1) 41,5 (16) KBT (tuổi) 22-77 16-37 27-63 Kích thước u (x quang) p=0,19 TB (SD) (mm) 57,7 (21) 53,9 (35,9) 54 (6,1) KBT (mm) 23-120 25-140 47-62

Ghi chú: (*:) Kiểm định Kruskal-Wallis; (**): Gồm thể dây chằng xơ (3 BN) và K (1 BN); TB: trung bình; SD: độ lệch chuẩn; KBT: khoảng biến thiên.

Bảng cho thấy BN với u thể đặc/nhiều buồng có tuổi trung bình (40,4± 14,3 tuổi) cao hơn so với nhóm thể một buồng (24,2±6,1 tuổi). Kích thước trên phim X quang của nhóm u đặc/nhiều buồng (57,7± 21 mm) to hơn so với một buồng (53,9±35,9mm), tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05).

Bảng 3.17. Liên quan giữa đặc điểm đại thể và thể giải phẫu bệnh (n=57)

Thể giải phẫu bệnh Đặc điểm đại thể của bệnh n (%) Giá trị p (*) U đặc Giống nang Hỗn hợp Thể một buồng 0 (0) 14 (93,3) 1 (6,7) p=0,001 Thể đặc/nhiều buồng 16 (42,1) 9 (23,7) 13 (34,2) Thể khác (**) 1 (25) 1 (25) 2 (50) Tổng 17 (29,8) 24 (42,1) 16 (28,1)

Ghi chú: (*): Kiểm định mối liên quan bằng phép kiểm Pearson Chi-Square test (2-sided); n: số bệnh nhân. (**): thể khác gồm thể dây chằng xơ và K.

Bảng 3.17 cho thấy kiểu đại thể giống nang, vi thể dạng một buồng, chiếm tỉ lệ cao nhất (93,3%), trong khi thể đặc/một buồng có hình ảnh đại thể

là dạng u đặc chiếm tỉ lệ cao nhất (42,1%), sự khác biệt có ý nghĩa (p<0,05).

3.4.3. Đặc điểm biểu hiện của Ki-67

Trong nghiên cứu này, có 39 mẫu mô được nhuộm HMMD (Ki-67). Trong đó có mẫu mô của 17 nam (43,6%) và 22 nữ (56,4%). Kết quả cho thấy phần trăm tế bào dương tính là 12,9±8,4 (%). Đa số có mức độ biểu hiện cao ở những tế bào vùng rìa mẫu mô bệnh.

Biểu đồ 3.9. Mức độ biểu hiện của Ki-67 (n=39)

Biểu đồ cho thấy tế bào âm tính khi nhuộm Ki-67 cao, 18 BN (46,5%), biểu hiện 1+ có 16 BN (41%), 2+ có 5 trường hợp (12,8%). Sự khác nhau có ý nghĩa với p=0,023 (Chi-Square test).

Hình 3.5. Kết quả nhuộm Ki-67

Mẫu bệnh phẩm (số lam E7771) của BN Ngô T. Ngọc V. có biểu hiện Ki- 67 với mức 2+(38%). Tế bào dương tính (mũi tên) thường ở vùng rìa.

Bảng 3.18. Liên quan giữa Ki-67 với giới tính, đại thể và vi thể (n=39)

Đặc điểm GPB Số BN n (%)

Biểu hiện Ki-67 (Labelling Index) (†) TB (SD) TV KBT Giá trị p Giới tính p=0,26(*) Nam 17 (43,6) 11,1 (7,5) 9 2-30 Nữ 22 (56,4) 14,3 (8,9) 12,5 4-38 Đại thể U đặc 8 (20,5) 11,7 (8,3) 12 3-27 p=0,03** Dạng giống nang 17 (43,6) 9,4 (5) 8 2-20 U hỗn hợp 14 (35,9) 17,8 (9,8) 19 5-38 Vi thể p=0,049** Một buồng 11 (28,2) 9,9 (6,5) 7 4-25 Đặc/nhiều buồng 25 (64,1) 15 (8,8) 13 2-38 Thể dây chằng xơ 3 (7,7) 6 (2,6) 5 4-9

Ghi chú: (*) Kiểm định Mann-Whitney U test; (**) Kiểm định Kruskal-Wallis test; (†) biểu hiện Ki-67 tính theo %; TB: trung bình; SD: độ lệch chuẩn; KBT: khoảng biến thiên; TV: trung vị.

Biểu hiện của Ki-67 (theo tỉ lệ %) trong nhóm nam và nữ với chỉ số trung bình tương ứng là 11,1±7,5% và 14,3±8,9%. Sự khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05). U dạng hỗn hợp có tỉ lệ biểu hiện Ki-67 cao nhất (17,8±9,8), thấp nhất là dạng giống nang (9,4±5). Sự khác biệt có ý nghĩa (p<0,05). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 3.19. Liên quan giữa Ki-67 với mô bệnh học (n=39)

Mô bệnh học

Số BN

n (%)

Biểu hiện Ki-67 (Labelling Index) (†)

TB (SD) TV KBT Giá trị p Dạng ống nang 13 (33,3) 14,2 (8,4) 15 2-30 p=0,36(*) Dạng đám rối 11 (28,2) 16,3 (10,8) 17 4-38 Dạng tế bào gai 6 (15,4) 8,6 (6,4) 6,5 3-20 Dạng tế bào đáy 3 (7,7) 11 (3,6) 12 7-14 Dạng tế bào hạt 2 (5,1) 12,5 (0,7) 12,5 12-13 Dạng dây chằng xơ 4 (10,3) 7,2 (3,3) 7 4-11

(*) Kiểm định Kruskal-Wallis test; (†) biểu hiện Ki-67 tính theo tỉ lệ %; TB: trung bình; SD: độ lệch chuẩn; KBT: khoảng biến thiên; TV: trung vị.

Bảng 3.19 cho thấy u dạng đám rối có chỉ số biểu hiện Ki-67 cao nhất (16,3±10,8%), thấp nhất là dạng dây chằng xơ (7,2±3,3%). Sự khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05).

Bảng 3.20. Mối liên quan giữa Ki-67 với đặc điểm cơ năng (n=39)

Dấu hiệu cơ năng

Số BN

(n=39)

Biểu hiện Ki-67 (Labelling index)(†)

TB (SD) TV KBT Giá trị p

Đau 3 (7,7) 14 (10,5) 13 4-25

p=0,65

(*)

Khó chịu mơ hồ 17 (43,6) 11,7 (7,9) 9 2-30

Dị cảm 4 (10,3) 11,5 (6,3) 10,5 5-20

Không dấu cơ năng 5 (12,8) 10,4 (8,4) 8 3-25

Ghi chú: (*) Kiểm định Kruskal-Wallis test; (†) biểu hiện Ki-67 tính theo tỉ lệ %; TB: trung bình; SD: độ lệch chuẩn; KBT: khoảng biến thiên; TV: trung vị.

Kết quả ở bảng cho thấy khi BN có dấu hiệu đau và kèm khó chịu thì có độ biểu hiện của Ki-67 cao nhất (16,4±9,8%), thấp nhất là không có dấu cơ năng (10,4±8,4%). Tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05).

Bảng 3.21. Mối liên quan giữa Ki-67 với đặc điểm thực thể (n=39)

Triệu chứng lâm sàng

Số BN

(n=39)

Biểu hiện Ki-67 (Labelling index)(†)

TB (SD) TV KBT Giá trị p Dấu hiệu thưc thể

Gồ tại chỗ 19 (48,7) 11 (8,9) 7 2-38 p=0,32 (*) Gồ, khó chịu tại chỗ 8 (20,5) 13,8 (7,9) 12,5 3-25 Gồ kèm đau tại chỗ 7 (17,9) 14,7 (8,5) 13 4-30 Gồ, đau, chảy mủ 4 (10,3) 18 (6,8) 17 11-27

Không dấu hiệu thực thể 1 (2,6) 4 (0) 0 0 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Niêm mạc tại chỗ

Bình thường 18 (46,2) 8,7 (6,4) 7 2-30

p=0,017(*) Dò mủ 2 (5,1) 12,5 (10,6) 12,5 5-20

Dò mủ, dấu răng đối diện 5 (12,8) 17,8 (7,3) 18 9-25 Bề mặt u Một thuỳ 22 (56,4) 10,8 (6,1) 9 3-25 p=0,20(*) Nhiều thuỳ 13 (33,3) 16,6 (9,9) 17 2-38 Bề mặt trơn láng 4 (10,3) 12,5 (12,2) 8 4-30

Ghi chú: (*) Kiểm định Kruskal-Wallis test; (†) biểu hiện Ki-67 tính theo tỉ lệ %; TB: trung bình; SD: độ lệch chuẩn; KBT: khoảng biến thiên; TV: trung vị.

Kết quả biểu hiện của Ki-67 theo dấu hiệu thực thể của u cho thấy số trường hợp gồ tại chỗ kèm đau, chảy mủ có chỉ số biểu hiện Ki-67 cao (18±6,8%). Đối với bề mặt u, trường hợp nhiều thuỳ có chỉ số này cao nhất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, x-quang, giải phẫu bệnh và đánh giá kết quả điều trị u nguyên bào men xương hàm (FULL TEXT) (Trang 78)