Phương pháp điều trị

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, x-quang, giải phẫu bệnh và đánh giá kết quả điều trị u nguyên bào men xương hàm (FULL TEXT) (Trang 47)

Do quan điểm về điều trị bệnh cho đến nay vẫn chưa thống nhất nhau nên đã có nhiều phương pháp điều trị được nêu. Tuy nhiên nhìn chung, phẫu thuật là phương pháp chủ yếu, các phương pháp khác chỉ có tính bổ trợ [36], [54], [40], [154].

Phẫu thuật u được quyết định tuỳ vào tình trạng BN, mức độ xâm lấn, thể bệnh, phẫu thuật viên. Theo y văn, các phương pháp phẫu thuật được thực hiện từ mở cửa sổ xương, bóc u đơn thuần, nạo vét hay cắt u (có hay không chừa bờ xương). Kết quả điều trị được báo cáo khác nhau tuỳ tác giả. Nhìn chung bệnh hiếm di căn [126]. Tái phát tuỳ vào phương pháp phẫu thuật, chiếm từ 15-25% trong tổng số các trường hợp bệnh sau can thiệp tận gốc và 75%- 90% khi bảo tồn xương hàm [34], [100], [126].

các tế bào u hướng thành (mural type), điều trị thêm nửa cần được cân nhắc. Điều này phụ thuộc độ lấn vào của lớp biểu mô trên thành nang. Nếu sự xâm lấn này có giới hạn thì chỉ cần theo dõi BN là đủ. Tuy nhiên, xâm lấn lớp biểu mô vào thành nang không giới hạn, cần có điều trị thêm cho BN như cắt thêm xương quanh u hay cắt đoạn xương hàm. Theo dõi là điều cần thiết [62].

Carlson & Marx (2006) [36] đề nghị chụp phim trong lúc phẫu thuật để xác định bờ của thương tổn, từ đó có những quyết định điều trị hợp lý. Ngoài ra, sinh thiết lạnh (frozen sections) là yếu tố quan trọng trong quá trình điều trị, nó giúp xác định giới hạn của u ở mức vi thể, định hướng cho phẫu thuật viên tiếp tục cắt u hay không.

Phẫu thuật kết hợp với áp nhiệt liệu pháp (cryotherapy) hay bơm dung dịch Carnoy’s solution được các tác giả Lau SL và Samman N (2006) [90], Chapelle KA và Stoelinga PJ. (2004)[38] đề nghị sau khi mở cửa sổ xương (marsupialization). Tuy nhiên, ít được áp dụng trên lâm sàng, kết quả vẫn chưa báo cáo rõ ràng .

Xạ trị (radiotherapy)

Phương pháp xạ trị ít được nhắc đến trong một số báo cáo trên y văn. Thường được áp dụng đối với những BN tái phát hay không thể phẫu thuật triệt để. Kết quả điều trị tuỳ vào thể bệnh, tình trạng tổn thương và tuỳ tác giả. Liều xạ tương đương với điều trị một carcinoma, từ 66 Gy 33 lần với mỗi ngày một lần. Khi tồn tại tế bào u trên những lát cắt vi thể ở bờ tổn thương thì liều xạ là 70 Gy trong 35 lần, mỗi ngày một lần. Nếu u còn thấy được trên đại thể, tuy nhiên không thể cắt bỏ u thì liều xạ là 74,4 Gy trong 62 lần, mỗi ngày 2 lần [116]. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy chỉ số ít BN được điều trị, thời gian theo dõi ngắn nên kết quả vẫn còn chưa rõ [47], [51], [81].

phẫu thuật được áp dụng cho các khối u có kích thước lớn hoặc tình trạng vỏ xương còn lại quá mỏng và thủng. Nếu u xâm lấn phần mềm thì cần phải cắt rộng để ngăn ngừa sự phát triển u ở phần mềm, xâm lấn vào các cấu trúc lân cận [112], [154], [162]. Một số trường hợp BN lớn tuổi, không chịu được cuộc mổ kéo dài, cần đặt nẹp tái tạo giữ khoảng và tạo hình giống xương hàm [10]. Khi BN có đủ điều kiện cần thiết, có thể tiến hành ghép xương, tạo hình lại phần xương hàm thiếu hổng.

Xương sử dụng làm vật liệu ghép thường là xương mào chậu, xương sườn, sụn sườn. Cắt đoạn xương và tái tạo tức thì bằng ghép xương có mạch nuôi vi phẫu đang ngày càng được áp dụng phổ biến, trong đó vạt xương mác được sử dụng để tái tạo thiếu hổng [40], [90], [136], [154], [162].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, x-quang, giải phẫu bệnh và đánh giá kết quả điều trị u nguyên bào men xương hàm (FULL TEXT) (Trang 47)