Đường rạch phẫu thuật

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, x-quang, giải phẫu bệnh và đánh giá kết quả điều trị u nguyên bào men xương hàm (FULL TEXT) (Trang 57)

Đối với nhóm BN được điều trị bảo tồn xương hàm

Với những BN được chỉ định điều trị bảo tồn xương hàm, chúng tôi áp dụng đường rạch viền lợi hàm dưới hay trên. Đường rạch qua các gai nướu, kéo dài ra hai bên vùng chứa u. Đối với những trường hợp mất răng, rạch ngay trên sống hàm, có thể kéo dài ra sau hay bên đối diện, cuối đường rạch có thể tạo thêm đường giảm căng (hình 2.2).

Đối với nhóm BN điều trị triệt để

Đối với nhóm BN được điều trị triệt để, các đường rạch được áp dụng sao cho có thể bộc lộ được toàn bộ khối tổn thương, đồng thời kiểm soát tốt phẫu trường. Hai đường rạch chúng tôi dùng trong nghiên cứu này bao gồm: (1) Đường rạch vùng dưới hàm; (2) Đường rạch mở XHT.

Đường rạch vùng dưới hàm

Đối với những trường hợp u NBM XHD có kích thước to, xâm lấn, có chỉ định điều trị triệt để, đường rạch vùng dưới hàm được áp dụng. Đường rạch cách bờ dưới XHD 1,5 đến 2 cm. Khi u to, có thể kéo dài đường rạch ra trước, hay ra sau nhằm mở rộng phẫu trường, kiểm soát và cắt tổn thương.

Đường rạch mở xương hàm trên kiểu Weber Ferguson

Với u XHT có kích thước to, nằm ở những vị trí không thuận lợi, cần tiến hành điều trị phẫu thuật triệt để u. Đường rạch Weber Ferguson được áp dụng nhằm mở toàn bộ khối u và XHT, nhằm tạo phẫu trường đủ rộng kiểm soát u cũng như các cấu trúc xung quanh. Đường vào phẫu thuật này được áp dụng khi có chỉ định cắt một phần, một nửa hay toàn bộ XHT.

Hình 2.3. Đường rạch dưới hàm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, x-quang, giải phẫu bệnh và đánh giá kết quả điều trị u nguyên bào men xương hàm (FULL TEXT) (Trang 57)