Kết quả nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng cho thấy, để nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường thì quản lý hoạt động tổ chuyên

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học phổ thông huyện cẩm xuyên, tỉnh hà tĩnh (Trang 104 - 105)

6 Chú trọng quản lý công tác sử dụng trang thiết bị dạy học của tổ chuyên

1.2. Kết quả nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng cho thấy, để nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường thì quản lý hoạt động tổ chuyên

cao chất lượng dạy và học trong nhà trường thì quản lý hoạt động tổ chuyên môn là vấn đề then chốt, vì hoạt động của tổ chuyên môn là hoạt động nền tảng và là hoạt động trọng tâm trong các nhà trường. Để quản lý hoạt động chuyên môn có hiệu quả, Hiệu trưởng các nhà trường cần phải nắm vững lý luận quản lý, kết hợp hài hoà với khoa học, lý luận giáo dục, tâm lý để tìm ra các biện pháp linh hoạt, phù hợp với tình hình cụ thể của từng nhà trường, làm cho hoạt động tổ chuyên môn trong các nhà trường hướng tới đạt mục tiêu giáo dục. Đề tài đã đề xuất 6 biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn là:

- Biện pháp 1: Làm tốt công tác lập kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn.

- Biện pháp 2: Quản lý việc đổi mới nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn. - Biện pháp 3: Tăng cường quản lý thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học của GV.

- Biện pháp 4: Quản lý sát sao công tác kiểm tra đánh giá học sinh của tổ chuyên môn.

- Biện pháp 5: Tăng cường quản lý công tác tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên.

- Biện pháp 6: Chú trọng quản lý công tác sử dụng trang thiết bị dạy học của tổ chuyên môn.

Kết quả thăm dò ý kiến đánh giá cho thấy: Các biện pháp này luôn có mối quan hệ hữu cơ với nhau, có tác dụng hỗ trợ lẫn nhau. Trong đó biện pháp 1 là quan trọng, nền tảng chi phối tất cả các biện pháp khác, các biện pháp 2, 4, 6 cần phải tiến hành thường xuyên, liên tục, còn các biện pháp khác cần phải tiến hành đúng lúc, đúng thời điểm khi cần thiết. Mỗi biện pháp có tác dụng đối với hoạt động tổ chuyên môn ở một khía cạnh nhất định và chúng đều hướng tới mục đích chung là thực hiện kỷ cương - nề nếp trong nhà trường và nâng cao chất lượng dạy học. Bởi vậy, trong quá trình quản lý, Hiệu trưởng không nên xem nhẹ, hoặc tuyệt đối hoá biện pháp nào.

Như vậy, mục đích và các nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra đã được thực hiện, Đề tài đã hoàn thành.

2. Kiến nghị

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học phổ thông huyện cẩm xuyên, tỉnh hà tĩnh (Trang 104 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w