Kiểm tra và đánh giá, rút kinh nghiệm việc thực hiện công

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học phổ thông huyện cẩm xuyên, tỉnh hà tĩnh (Trang 64)

nghiệm việc thực hiện công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn 65- 44,8 % 81- 55,2 % 145- 100% 105- 72,4 % 40- 27,6 %

Nhận xét: Có 04 biện pháp Hiệu trưởng quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên thông qua hoạt động của tổ chuyên môn.

- Về mức độ cần thiết: Đa số các ý kiến đánh giá là cần thiết. Có 43,05% ý kiến cho rằng rất cần thiết. Có 40,27% ý kiến cho rằng không cần thiết thực hiện biện pháp tổ chức cho tổ trưởng chuyên môn và giáo viên quán triệt yêu cầu về công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Có 56,25% ý kiến cho rằng, không cần thực hiện biện pháp kiểm tra đánh giá rút kinh nghiệm về việc thực hiện công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

- Về mức độ thực hiện: Có 23,61% ý kiến đánh giá Hiệu trưởng thường xuyên thực hiện biện pháp tạo điều kiện để tổ trưởng chuyên môn, giáo viên thực hiện tự bồi dưỡng, tham gia công tác bồi dưỡng. Đa số ý kiến đánh giá các biện pháp còn lại Hiệu trưởng thực hiện không thường xuyên, thậm chí không thực hiện. Có 64,58% ý kiến cho rằng Hiệu trưởng không thực hiện biện pháp xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên theo học kỳ, năm học, chu kỳ.

- Về kết quả thực hiện: Nhìn chung các biện pháp Hiệu trưởng thực hiện đạt kết quả ở mức trung bình. Có 40,97% ý kiến đánh giá Hiệu trưởng thực hiện đạt kết quả khá ở biện pháp tạo điều kiện để tổ trưởng chuyên môn, giáo viên thực hiện tự bồi dưỡng và tham gia công tác bồi dưỡng. Còn 60,41% ý kiến cho rằng kết quả thực hiện biện pháp tổ chức cho tổ trưởng chuyên môn và giáo viên quán triệt yêu cầu về công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ thực hiện đạt kết quả yếu.

+ Những biện pháp thực hiện có hiệu quả tốt: Không có + Những biện pháp thực hiện nhưng hiệu quả thấp

- Kiểm tra và đánh giá rút kinh nghiệm việc thực hiện công tác tự bồi dưỡng, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ (27,77%).

- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên theo học kỳ, năm học, chu kỳ (18,75%).

+ Những biện pháp thực hiện nhưng không có hiệu quả:

- Tổ chức cho tổ trưởng chuyên môn và giáo viên quán triệt yêu cầu về công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, (60,41% ý kiến đánh giá yếu).

+ Những biện pháp cần thiết nhưng Hiệu trưởng không thực hiện:

- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên theo học kỳ, năm học, chu kỳ (64,58% ý kiến đánh giá Hiệu trưởng không thực hiện biện pháp này).

* Nhận xét chung: Nhiều Hiệu trưởng chưa thường xuyên xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên theo định kỳ. Việc điều tra trình độ chuyên môn nghiệp vụ giáo viên để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đã được tiến hành nhưng phần lớn Hiệu trưởng chưa đánh giá đúng thực trạng đội ngũ giáo viên. Một số Hiệu trưởng chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng giáo viên, chưa thường xuyên tổ chức cho tập thể sư phạm quán triệt yêu cầu về công tác này. Không thường xuyên đánh giá, rút kinh nghiệm việc giáo viên thực hiện bồi dưỡng, tự bồi dưỡng. 27,77% ý kiến đánh giá Hiệu

trưởng thực hiện biện pháp này còn hạn chế. Dù kết quả đạt chuẩn và trên chuẩn của đội ngũ giáo viên THPT huyện Cẩm Xuyên cao (100% đạt chuẩn, 6,5% trên chuẩn) nhưng nhiều giáo viên chưa có ý thức tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Hầu hết chỉ tham gia công tác bồi dưỡng theo chỉ đạo của cấp trên, xem đó là một nhiệm vụ phải hoàn thành chứ không xuất phát từ niềm đam mê chuyên môn.

* Nguyên nhân

- Hiệu trưởng chưa chủ động xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho giáo viên tại đơn vị thông qua các hoạt động của tổ chuyên môn.

- Các giáo viên chưa nhận thức về công tác tự bồi dưỡng và bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu mới của giai đoạn toàn ngành giáo dục thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới nội dung chương trình giáo dục phổ thông, sách giáo khoa mới hiện nay.

2.3.6. Thực trạng quản lý công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động của tổchuyên môn và của giáo viên. chuyên môn và của giáo viên.

Kiểm tra, đánh giá là một trong những chức năng quan trọng của quản lý, đặc biệt trong việc quản lý hoạt động chuyên môn thì việc kiểm tra đánh giá của Hiệu trưởng có ý nghĩa quan trọng.

Những năm qua Hiệu trưởng các trường THPT Cẩm Xuyên đã tiến hành kiểm tra, đánh giá hoạt động chuyên môn của tổ, của giáo viên với nhiều nội dung để nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn trong nhà trường. Căn cứ vào các nội dung kiểm tra hoạt động sư phạm nhà giáo của Hiệu trưởng, chúng tôi thiết kế phiếu hỏi và điều tra về vấn đề này. Kết quả thu được như số liệu bảng 2.19.

Số liệu thống kế bảng 2.19 cho thấy: Hiệu trưởng quản lý việc kiểm tra đánh giá hoạt động chuyên môn qua sự tín nhiệm của tập thể được thực hiện tốt nhất, điều này cũng khẳng định Hiệu trưởng rất quan tâm, chú ý đến vấn đề khách quan, công bằng trong kiểm tra đánh giá. Ở nội dung này thì giáo

viên đánh giá Hiệu trưởng quản lý ở mức độ tốt nhất là cao nhất và mức độ chưa tốt là thấp nhất (mức độ tốt chiếm 84,4% còn mức độ chưa tốt chỉ chiếm 3,33%). Để khẳng định sự khách quan của Hiệu trưởng trong việc quản lý kiểm tra đánh giá tiếp theo là nội dung kiểm tra các loại hồ sơ, sổ sách giáo viên hàng tháng (chiếm 76,7% ý kiến ở mức độ tốt), đánh giá giáo viên thông qua kết quả học tập của học sinh (chiếm 72,9% ý kiến ở mức độ tốt)...

Nhìn chung, qua bảng 2.19 chúng ta thấy Hiệu trưởng đã quản lý việc kiểm tra, đánh giá giáo viên ở mức độ tốt. Tuy nhiên, công tác kiểm tra hoạt động sư phạm giáo viên trong giai đoạn hiện nay vẫn là điều cần thiết mà Hiệu trưởng các trường THPT phải có biện pháp tăng cường để không ngừng nâng cao nề nếp, kỷ cương trong giáo dục, đáp ứng yêu cầu của giáo dục THPT nói chung và giáo dục THPT huyện Cẩm Xuyên nói riêng.

Bảng 2.19. Thực trạng hoạt động kiểm tra, đánh giá và thực hiện kế hoạch chuyên môn

TT Nội dung kiểm tra Mức độ thực hiện (%)

Tốt Trung bình Chưa tốt 1 Kiểm tra việc xây dựng kế hoạch và thực hiện

kế hoạch hoạt động chuyên môn của tổ và của giáo viên

36,7 54,6 8,8

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học phổ thông huyện cẩm xuyên, tỉnh hà tĩnh (Trang 64)