Yếu tố khách quan.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học phổ thông huyện cẩm xuyên, tỉnh hà tĩnh (Trang 31 - 32)

1.5.1.1. Nhu cầu nâng cao chất lượng giáo dục THPT.

Hoạt động giáo dục là hoạt động rất quan trọng, góp phần to lớn thúc đẩy xã hội loài người phát triển vì nó tác động đến mọi hoạt động khác trong xã hội. Đặc biệt sự phát triển kinh tế của xã hội, nhất là sự hội nhập vào WTO, chúng ta rất cần đội ngũ nhân lực có chất lượng cao, sáng tạo và tự chủ trong công việc. Sự trì trệ của giáo dục phổ thông trong thời gian qua đã đặt ra yêu cầu cấp thiết phải đổi mới về nội dung, chương trình và phương pháp, từ đó thúc đẩy việc đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông. Những vấn đề đó đã thúc đẩy tổ chuyên môn trong nhà trường THPT phải không ngừng đổi mới nâng cao chất lượng hoạt động, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ giáo dục THPT.

1.5.1.2. Các chủ trương chính sách của Đảng, nhà nước và Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Chiến lược phát triển giáo dục của Chính phủ đã khẳng định: “Để đi tắt đón đầu của một nước kém phát triển thì vai trò của giáo dục và khoa học công nghệ lại càng có tính chất quyết định. Giáo dục phải đi trước một bước, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Để thực hiện thành công chiến lược phát triển kinh tế - xã hội” [4].

- Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Giáo dục (2005, 2009), Báo cáo chính trị tại Đại hội XI của Đảng (2011) và chiến lược phát triển KT – XH giai đoạn 2011 – 2020, Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban chấp hành TW Đảng (khóa XI) về đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục Việt Nam đã chỉ rõ những quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục nước ta là:

+ Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển KT – XH.

+ Xây dựng nền giáo dục có tính nhân dân, dân tộc, khoa học hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa, lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng.

+ Phát triển giáo dục gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, tiến bộ khoa học công nghệ, củng cố quốc phòng an ninh.

+ Phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội và bảo vệ Tổ quốc; với tiến bộ khoa học và công nghệ; phù hợp quy luật khách quan. Chuyển phát triển giáo dục và đào tạo từ chủ yếu theo số lượng sang chú trọng chất lượng và hiệu quả, đồng thời đáp ứng yêu cầu số lượng.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học phổ thông huyện cẩm xuyên, tỉnh hà tĩnh (Trang 31 - 32)