Thực trạng về các tổ chuyên môn của các trường THPT huyện Cẩm Xuyên tỉnh Hà Tĩnh.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học phổ thông huyện cẩm xuyên, tỉnh hà tĩnh (Trang 46)

b) Về năng lực quản lý

2.2.5.Thực trạng về các tổ chuyên môn của các trường THPT huyện Cẩm Xuyên tỉnh Hà Tĩnh.

Cẩm Xuyên tỉnh Hà Tĩnh.

2.2.5.1. Thống kê và đánh giá chung các số liệu về các tổ chuyên môn. Bảng 2.12. Thống kê số tổ chuyên môn các trường THPT huyện Cẩm

Xuyên năm học 2013 - 2014

Đơn vị Tổ chuyên môn

Trường THPT Cẩm Xuyên Toán – Tin Vật lý - KTCN Hóa học Sinh học – KTNN Tiếng anh Ngữ văn Lịch sử Địa lý

Giáo dục Công dân Thể dục – QPAN Trường THPT Cẩm Bình Toán – Tin Vật lý – Hóa học Sinh học – KTNN Địa lý – Thể dục – QPAN Tiếng anh Lịch sử - GDCD Ngữ văn Trường THPT Hà Huy Tập Toán học Ngữ văn Hóa học – Tin học Lịch sử - Địa lý – GDCD Vật lý – Công nghệ Tiếng anh Sinh học – Thể dục - QP-AN Toán – Tin Ngữ văn

Trường THPT Nguyễn Đình Liễn

Lý – Hóa – CN Sử - Địa – GDCD

Sinh – Thể dục – QP-AN Tiếng anh

(Nguồn: Thống kê tổng hợp từ báo cáo tổng kết của các trường THPT huyện Cẩm Xuyên. Học kỳ I Năm học 2013 -2014)

Nhận xét: Các trường THPT huyện Cẩm Xuyên tỉnh Hà Tĩnh có 30 tổ chuyên môn.

- Mỗi trường có 6 - 10 tổ chuyên môn.

- Cơ cấu các tổ chuyên môn ở các trường đa số là tổ chuyên môn ghép. - Riêng chỉ có một số môn có số lượng giáo viên đông thì các tổ chuyên môn được thành lập theo bộ môn: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ,

Hầu hết các tổ trưởng chuyên môn là giáo viên lâu năm có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy, nhiệt tình trong công tác, là bộ phận nòng cốt về chuyên môn của các trường THPT trong toàn huyện.

2.2.5.2. Các loại hoạt động của các tổ chuyên môn

Qua khảo sát xem các kế hoạch của các tổ chuyên môn từ năm 2010 đến năm 2013 và qua thăm dò phỏng vấn Hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên các trường THPT huyện Cẩm Xuyên tỉnh Hà Tĩnh về việc tổ chức các hoạt động chuyên môn trong nhà trường. Chúng tôi nhận thấy tổ chuyên môn ở các trường có các loại hoạt động chủ yếu cơ bản như sau:

- Thực hiện kế hoạch giảng dạy đồng bộ theo phân phối chương trình, các hoạt động ngoại khóa nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh.

- Tổ chức các hoạt động sư phạm, dự giờ, thăm lớp, thao giảng, hội giảng, thảo luận thống nhất mục đích yêu cầu từng tiết dạy, từng chương; đổi mới phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá, sử dụng đồ dùng dạy học, hướng dẫn học sinh thực hành làm thí nghiệm...

- Tổ chức cho giáo viên học tập và thảo luận theo các chuyên đề: Những điểm mới, những điểm chưa hợp lý về nội dung sách giáo khoa mới, sử dụng

và phát huy hết hiệu quả của việc sử dụng các trang thiết bị giảng dạy, đổi mới cách kiểm tra và đánh giá học sinh, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh.

- Bồi dưỡng giáo viên thông qua các hoạt động của tổ chuyên môn. - Quản lý lao động các thành viên trong tổ, nhận xét đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ và kết quả giảng dạy của giáo viên.

- Quản lý việc kiểm tra đánh giá học sinh.

*Nhận xét về chất lượng hoạt động của các tổ chuyên môn

Qua tham khảo ý kiến của các đoàn Thanh kiểm tra chuyên môn của Sở, các kết luận thanh tra, qua các đợt thanh tra, kiểm tra chuyên đề, toàn diện hoạt động của các tổ chuyên môn từ năm 2010 đến năm 2013, qua xem xét hồ sơ quản lý của Hiệu trưởng, qua khảo sát kế hoạch của các tổ chuyên môn, biên bản sinh hoạt tổ chuyên môn, kế hoạch năm học và báo cáo tổng kết của các trường THPT chúng tôi nhận thấy:

- Hoạt động của các tổ chuyên môn ở các trường được thanh tra, kiểm tra của Sở giáo dục, Hiệu trưởng các trường đánh giá ở mức độ trung bình khá trở lên.

- Tổ trưởng chuyên môn hàng tháng có lên kế hoạch hoạt động chung cho tổ, tổ chức sinh hoạt chuyên đề, thao giảng, dự giờ, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch giảng dạy, soạn giảng của giáo viên và có chú trọng việc bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho giáo viên qua dự giờ rút kinh nghiệm.

- Tổ chuyên môn hoạt động căn cứ vào kế hoạch hoạt động chuyên môn, kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của nhà trường và các tiêu chí theo chỉ đạo của Hiệu trưởng và kế hoạch của cấp trên.

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học của các trường THPT huyện Cẩm Xuyên tỉnh Hà Tĩnh tuy được đầu tư kiên cố, hiện đại, đặc biệt là hệ thống phòng học bộ môn nhưng chất lượng thiết bị đồ dùng thực hành thí nghiệm chưa đảm bảo; nhân viên Thiết bị thí nghiệm không đúng chuyên môn, thiếu

về số lượng (Trường hạng 1 nhưng chỉ mới có một nhân viên thiết bị thí nghiệm).

- Hầu hết các phòng thí nghiệm thực hành khá đầy đủ nhưng không đúng quy cách.

- Kế hoạch giảng dạy của các bộ môn khác nhau là khác nhau nên các trường phần lớn thành lập nhiều tổ chuyên môn ghép. Giáo viên nhiều bộ môn khác nhau hoạt động, sinh hoạt chuyên môn chung 01 tổ chuyên môn. (Tổ Lịch sử - Địa lý – Giáo dục công dân, tổ Vật lý – Hóa học – Công nghệ, Tổ Sinh học – GDTC – QPAN...) nên gặp nhiều khó khăn trong việc tổ chức các hoạt động chuyên môn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Trong tổ chức thực hiện các hoạt động, đa số giáo viên trẻ ít có kinh nghiệm trong việc nghiên cứu những điểm mới trong nội dung, chương trình SGK mới, đổi mới phương pháp giảng dạy, sử dụng trang thiết bị dạy học còn lúng túng... Vì vậy, các tổ chuyên môn thực hiện các kế hoạch của tổ và các kế hoạch của Hiệu trưởng đã triển khai đạt kết quả chưa cao.

* Nhận xét đánh giá chung

* Ưu điểm: Các tổ trưởng tổ chuyên môn có nhiều cố gắng trong việc điều hành hoạt động chung của tổ chuyên môn ở trạng thái ổn định, có kế hoạch triển khai nhiệm vụ chuyên môn đến các giáo viên, năng nỗ nhiệt tình và có nhiều đóng góp cho giáo viên trên lĩnh vực chuyên môn để thực hiện tốt kế hoạch của nhà trường đề ra.

*Hạn chế: Hoạt động của các tổ chuyên môn chưa đồng bộ về nội dung sinh hoạt chuyên môn, thời gian sinh hoạt chuyên môn còn hạn chế, hình thức tổ chức các hoạt động chuyên môn còn "nghèo" về nội dung, chưa huy động hết trí tuệ tập thể vào xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện kế hoạch của tổ.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học phổ thông huyện cẩm xuyên, tỉnh hà tĩnh (Trang 46)