Quản lý việc thực hiện kế hoạch của Tổ chuyên môn

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học phổ thông huyện cẩm xuyên, tỉnh hà tĩnh (Trang 25)

1.4.2.1. Quản lý hoạt động dạy học của các GV trong Tổ

Giáo viên là chủ thể quản lý trực tiếp hoạt động dạy học, vì hoạt động bao giờ cũng diễn ra ở cấp độ cá nhân, gắn liền với chủ thể hoạt động. Nội dung quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng thông qua tổ chuyên môn bao gồm:

- Quản lý việc lập kế hoạch dạy học của giáo viên.

- Quản lý việc thực hiện kế hoạch dạy học của giáo viên.

- Quản lý lớp học và hoạt động của học sinh trong các hoạt động giáo dục ngoài môn học.

- Quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.

- Quản lý việc phát triển kế hoạch dạy học và giáo dục của giáo viên trong chu trình dạy học tiếp theo.

1.4.2.2. Quản lý hoạt động nâng cao chất lượng học tập của học sinh.

Các biện pháp thực hiện nội dung quản lý hoạt động nâng cao chất lượng học tập của học sinh.

a. Khảo sát, đánh giá thực trạng chất lượng học tập của học sinh.

Ngay từ đầu năm học Hiệu trưởng tổ chức kiểm tra các môn văn hóa để đánh giá và phân loại chất lượng học sinh của các lớp để phân loại học sinh và tiến hành bàn giao chất lượng cho các tổ, nhóm chuyên môn, cho giáo viên chủ nhiệm và cho giáo viên bộ môn.

b. Lập kế hoạch nâng cao chất lượng học tập của học sinh.

Căn cứ vào kết quả đã khảo sát về tình hình thực tế của nhà trường, Hiệu trưởng chỉ đạo Ban chuyên môn sắp xếp lớp học theo khối với các đối tượng học sinh và tiến hành phân công giáo viên có năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức tốt trực tiếp tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém. Đồng thời, phân công giáo viên tham gia ôn luyện để nâng cao chất lượng đại trà đối với các lớp học sinh có học lực trung bình và trung bình khá. Từ đó thống nhất kế hoạch nâng cao chất lượng học tập của học sinh, thông qua thời khóa biểu.

c. Thực hiện kế hoạch nâng cao chất lượng học tập của học sinh.

Căn cứ vào kế hoạch đã đề ra, Hiệu trưởng tổ chức, triển khai lịch học và quản lý hoạt động học tập để nâng cao chất lượng học tập của học sinh cả về thời gian và chất lượng học tập, tinh thần, thái độ và phương pháp học tập. Để quản lý hoạt động dạy học nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh người quản lý cần chú ý tới việc quản lý hoạt động học của học sinh. Hiệu trưởng căn cứ vào tình hình cụ thể của nhà trường mà đề ra các biện pháp

giáo dục thái độ, động cơ học tập, xây dựng nề nếp, nội quy học tập thống nhất trong toàn trường.

1.4.2.3. Quản lý việc bồi dưỡng, tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và công tác nghiên cứu khoa học cho giáo viên.

Để quản lý tốt công tác tự học, tự bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học của giáo viên, ngay từ đầu năm học, Hiệu trưởng, các Phó hiệu trưởng, TTCM phải bàn bạc thống nhất xây dựng kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng cho giáo viên.

Hàng năm, cùng với TTCM, Hiệu trưởng tiến hành đánh giá, phân loại năng lực của từng giáo viên trong tổ để có kế hoạch bồi dưỡng giáo viên. Việc đánh giá, phân loại giáo viên phải đảm bảo nguyên tắc: Công khai, công tâm, chính xác. Để phân loại giáo viên một cách khách quan, Hiệu trưởng phải thu thập và phân tích thông tin từ nhiều kênh, như: Dự giờ thăm lớp, dùng phiếu thăm dò học sinh, thông qua tổ, nhóm chuyên môn, tham khảo ý kiến từ phía cha mẹ học sinh... Đây là việc làm rất cần thiết đối với Hiệu trưởng các trường trong việc quản lý giáo viên. Việc phân loại đúng giáo viên, giúp Hiệu trưởng phân công giảng dạy phù hợp, tổ chức bồi dưỡng giáo viên đúng năng lực làm cho công tác giảng dạy của giáo viên đáp ứng được yêu cầu của người học, từ đó nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường. Cùng với tổ trưởng, Hiệu trưởng cân nhắc xem trong tổ chuyên môn, ai có khả năng đi đào tạo trên chuẩn, đào tạo ngắn hạn, dài hạn và có chế độ động viên khuyến khích giáo viên tham gia các học tập trên chuẩn, như đào tạo Thạc sĩ và các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn ngắn hạn theo chương trình bồi dưỡng thường xuyên của Bộ, Sở. Phải coi vấn đề bồi dưỡng thường xuyên để nâng cao nghiệp vụ và quyền lợi và nghĩa vụ đối với mọi giáo viên.

Hiệu trưởng chỉ đạo các tổ chuyên môn bàn bạc để lên kế hoạch cụ thể về vấn đề tự học, tự bồi dưỡng của tổ mình qua việc phân công cụ thể cho

từng giáo viên nghiên cứu những vấn đề cần thiết để thảo luận trước tổ trong buổi họp chuyên môn như: Những nội dung dạy học khó, phương pháp dạy học mới, những chuyên đề về đổi mới phương pháp giảng day... Từ đó, các giáo viên được phân công chịu trách nhiệm giảng dạy nêu vấn đề để cả tổ cùng bàn bạc, thảo luận đi đến thống nhất chung.

Hiệu trưởng có kế hoạch phân công giáo viên kèm cặp giúp đỡ lẫn nhau trong chuyên môn: Người có năng lực giúp đỡ người yếu hơn, đặc biệt là đối với những giáo viên trẻ mới ra trường đang có thời gian tập sự phải phân công người kèm cặp hướng dẫn chu đáo. Hiệu trưởng cần phải giảm số giờ tối đa theo quy định để giáo viên đang tập sự có điều kiện dự giờ thăm lớp, học hỏi đồng nghiệp. Trong bản kế hoạch của mình, mỗi cá nhân đều phải đăng ký vấn đề tự học, tự bồi dưỡng. Tất cả các giáo viên trong nhà trường đều phải có sổ tự học, tự bồi dưỡng. Đây là một loại hồ sơ bắt buộc đối với giáo viên.

Ngay từ đầu năm học, Hiệu trưởng chỉ đạo các tổ chuyên môn bàn bạc cho các cá nhân trong tổ chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm trong năm và xây dựng kế hoạch bảo vệ đề cương, bảo vệ chính thức. Phải coi việc viết sáng kiến kinh nghiệm là việc làm thường trực, bắt buộc đối với tất cả các giáo viên và là tiêu chí quan trọng trong việc xếp loại thi đua đối với tổ trưởng, cá nhân.

Để có điều kiện tốt cho giáo viên trong công tác tự học, tự bồi dưỡng Hiệu trưởng bàn bạc với BGH ủy quyền cho phó Hiệu trưởng chuyên môn có kế hoạch thường xuyên tổ chức các chuyên đề, hội thi trong nhà trường như: Chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học, dạy học bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng, dạy học hướng đối tượng, chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu – kém, chuyên đề trao đổi kinh nghiệm luyện thi đại học, hội thi chọn giáo viên dạy giỏi cấp trường, phong trào dự giờ thăm lớp do công đoàn tổ chức, hội thi làm đồ dùng dạy học, thi sáng tạo khoa học kỷ thuật, các chuyên đề ngoại khóa... Tất cả các hoạt động đó đều có tác dụng

nâng cao năng lực dạy học của giáo viên. Vì vậy, nhà trường phải có kế hoạch cụ thể để tất cả giáo viên tham gia. Sau mỗi lần tổ chức các hội thi đều phải rút kinh nghiệm, tổng hợp khen – chê đúng lúc, đúng chỗ để động viên khuyến khích mọi người.

1.4.2.4. Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch chuyên môn.

- Kiểm tra là chức năng cơ bản, có vai trò quan trọng trong quá trình quản lý trường học nói chung, quản lý hoạt động tổ chuyên môn nói riêng. Chúng ta có thể khẳng định rằng, quản lý mà không có kiểm tra thì coi như không có quản lý. Vì vậy, kiểm tra, đánh giá hoạt động tổ chuyên môn của Hiệu trưởng là biện pháp quan trọng không thể thiếu được trong quá trình quản lý. Mục đích kiểm tra, đánh giá hoạt động tổ chuyên môn của Hiệu trưởng.

+ Kiểm tra hoạt động tổ chuyên môn nhằm nắm bắt được tinh thần thái độ thực hiện quy chế chuyên môn, thực hiện nhiệm vụ của người giáo viên và có tác dụng uốn nắn, giáo dục những giáo viên có tư tưởng sai lệch trong hoạt động chuyên môn.

+ Kiểm tra đánh giá hoạt động tổ chuyên môn nhằm mục đích đưa nề nếp hoạt động chuyên môn trong nhà trường thành kỷ cương trách nhiệm, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.

+ Kiểm tra đánh giá hoạt động chuyên môn còn giúp cho Hiệu trưởng các nhà trường kịp thời điều chỉnh kế hoạch hoạt động chuyên môn của nhà trường cho đúng hướng, phù hợp với thực tiễn nhà trường và đảm bảo cho hoạt động chuyên môn đạt được mục tiêu đã định.

- Để tránh tình trạng phát động phong trào, nhưng không tổ chức kiểm tra, đánh giá rút kinh nghiệm mà để cả một thời gian dài mới nhìn lại, trong quá trình quản lý hoạt động tổ chuyên môn, Hiệu trưởng phải coi công việc kiểm tra, đánh giá là công việc thường xuyên, đều đặn và kiểm tra ở mọi góc

độ theo kế hoạch đã định trước, kiểm tra đột xuất, kiểm tra thông qua các hình thức nắm bắt thông tin trong tập thể giáo viên và học sinh.

+ Ngay từ đầu năm học, Hiệu trưởng nhà trường căn cứ vào kế hoạch hoạt động chuyên môn, kế hoạch hoạt động tổ để đề ra kế hoạch cụ thể trong công tác kiểm tra, đánh giá.

+ Khâu kiểm tra, đánh giá hoạt động chuyên môn là khâu rất phức tạp nhưng lại cực kỳ quan trọng, đòi hỏi Hiệu trưởng phải sử dụng nhiều kênh, nguồn thông tin trong kiểm tra, đánh giá. Đánh giá phải đúng, mang tính sư phạm để phát huy được sức mạnh của nội lực trong tập thể sư phạm. Hoạt động chuyên môn là hoạt động đặc thù nên công tác kiểm tra đánh giá của Hiệu trưởng phải kết hợp cả khoa học quản lý, khoa học sư phạm thì mới có hiệu quả.

+ Kiểm tra đánh giá hoạt động chuyên môn phải tiến hành thường xuyên mỗi buổi học, tuần học, tháng và liên tục thông báo, rút kinh nghiệm có thể là riêng đối với cá nhân giáo viên, tổ trưởng hoặc trước tập thể sư phạm nếu thấy vấn đề cần phải đưa ra rút kinh nghiệm chung.

+ Trong kiểm tra đánh giá hoạt động chuyên môn, Hiệu trưởng phải thực sự khách quan, công tâm vì mục đích phát triển chung của cả nhà trường. Tránh tình trạng thiên vị, áp đặt và chủ nghĩa cá nhân trong công tác kiểm tra đánh giá nói chung, kiểm tra hoạt động của tổ chuyên môn nói riêng. Có như vậy hoạt động của các tổ chuyên môn trong các nhà trường mới trở thành hoạt động nòng cốt, góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học phổ thông huyện cẩm xuyên, tỉnh hà tĩnh (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w