b) Về năng lực quản lý
2.2.4. Chất lượng giáo dục cấp THPT huyện Cẩm Xuyên
Việc cải tiến phương pháp dạy và học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh ngày càng được chú trọng. Sở giáo dục
thường xuyên tổ chức các chuyên đề dạy học giúp giáo viên các trường trao đổi kinh nghiệm trong việc tổ chức các hình thức dạy học, việc phối hợp linh hoạt các phương pháp trong từng bài dạy, từng bộ môn cụ thể, hay việc khai thác hợp lý và sử dụng tối đa có hiệu quả các trang thiết bị dạy học nhằm mục đích nâng cao chất lượng giờ dạy và hiệu quả giảng dạy – giáo dục.
Tổ chức các hoạt động ngoại khóa nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh được thực hiện tốt. Kế hoạch và biện pháp thực hiện từng chủ điểm được quy định thống nhất. Phong trào thi đua “Hai tốt” được đẩy mạnh tạo ra chuyển biến tích cực trong việc nâng cao chất lượng và phát huy hiệu quả giảng dạy – giáo dục. Chất lượng giáo dục THPT, chất lượng thi chọn học sinh giỏi, tỷ lệ học sinh lên lớp, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT hàng năm đều tăng.
Chất lượng và hiệu quả giáo dục học sinh được giữ vững và phát triển, điều này được thể hiện qua kết quả kiểm tra, đánh giá hàng năm, kết quả thi tốt nghiệp và thi học sinh giỏi cấp tỉnh.
Từ các số liệu khảo sát (xem phụ lục) có thể nhận thấy, nhìn chung giáo dục THPT của huyện Cẩm Xuyên trong những năm qua đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Chất lượng giáo dục toàn diện được quan tâm, chất lượng văn hóa đại trà được giữ vững và có chuyển biến tốt, chất lượng giáo dục mũi nhọn được giữ vững và phát triển tốt. Việc triển khai thực hiện chương trình chính khóa cũng như ngoại khóa được tiến hành đồng bộ nghiêm túc đảm bảo chất lượng.
Việc thực hiện đổi mới nội dung, chương trình được thực thực hiện đúng quy định, đủ nội dung. Để có được kết quả như trên là do đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, mạnh về chất lượng. Trình độ giáo viên THPT đạt chuẩn 100% trên chuẩn là 6.5%. Đội ngũ cán bộ QLGD huyện Cẩm Xuyên đã được tăng cường cả về số lượng và chất lượng, 100% cán bộ quản lý đạt chuẩn và trên chuẩn. Năng lực, trình độ quản lý Nhà nước, quản lý chuyên môn được nâng lên.
Các điều kiện phục vụ cho dạy và học được tăng cường; đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học được tăng cường, công tác QLGD có nhiều tiến bộ. Công tác xây dựng Đảng, các đoàn thể trong nhà trường có chuyển biến tích cực.