Chú trọng quản lý công tác sử dụng trang thiết bị dạy học của tổ chuyên môn

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học phổ thông huyện cẩm xuyên, tỉnh hà tĩnh (Trang 96 - 98)

c. Nguyên nhân hạn chế

3.2.6. Chú trọng quản lý công tác sử dụng trang thiết bị dạy học của tổ chuyên môn

chuyên môn

3.2.6.1. Mục đích

Quản lý công tác sử dụng trang thiết bị dạy học là quản lý vấn đề đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên, hạn chế được tình trạng phổ biến trong các nhà trường phổ thông hiện nay là: "dạy chay". Giáo viên chủ yếu sử dụng phương pháp thuyết trình gây nhàm chán, căng thẳng cho học sinh. Do vậy, cần có nhiều hình thức phù hợp giúp giáo viên tiếp cận với xu thế dạy học hiện đại; đồng thời nhà trường cần tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị cho dạy và học; làm cho người dạy, người học phải đổi mới tư duy trong dạy học, làm khơi dậy cho học sinh tính tò mò, thích khám phá, tìm hiểu thực tế để phát huy tính độc lập, sáng tạo của người học, góp phần hiện thực hóa quan điểm của Đảng và Nhà nước về “Đổi mới nội dung chương trình sách giáo khoa, phương pháp dạy học phải thực hiện đồng bộ với công việc nâng cấp và đổi mới trang thiết bị dạy học”. Từ đó, nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường.

3.2.6.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp

Thực tế thời gian qua cho thấy, vấn đề quản lý sử dụng đồ dùng trang thiết bị dạy học ở các trường THPT huyện Cẩm Xuyên còn chưa được quan tâm đúng mức; nhận thức về việc sử dụng trang thiết bị dạy học của giáo viên còn chưa sâu sắc, chưa thấy được tầm quan trọng của việc sử dụng trang thiết bị dạy học trong việc đổi mới chất lượng dạy học. Mặt khác, đa số giáo viên đã quen với phương pháp dạy học thuyết trình, nên kỹ năng sử dụng trang thiết bị dạy học gặp nhiều khó khăn. Vì vậy họ ngại đưa thí nghiệm vào bài giảng; nếu có cũng chỉ đưa thí nghiệm mô hình, minh họa mà ít dùng thí nghiệm để giảng dạy. Hơn nữa, trang thiết bị dạy học ở trường THPT hiện nay còn nhiều bất cấp. Tuy có được bổ sung hàng năm nhưng việc sử dụng phức tạp, mất nhiều thời gian, không phù hợp với điều kiện thực tế của nhà

trường, nên giáo viên ngại sử dụng. Đội ngũ nhân viên phụ trách thiết bị thí nghiệm vừa thiếu, vừa yếu; chưa đáp ứng được yêu cầu trong việc phụ tá cho giáo viên trong các tiết thí nghiệm, thực hành. Do vậy, nhiều trường hợp có trang thiết bị thí nghiệm, nhưng không sử dụng.

Để quản lý được việc sử dụng trang thiết bị thí nghiệm trong các nhà trường THPT chúng tôi thấy Hiệu trưởng nhà trường cần tiến hành như sau:

+ Hiệu trưởng tổ chức quán triệt để nâng cao nhận thức của giáo viên trong tập thể sư phạm về việc sử dụng đồ dùng dạy học; coi việc sử dụng thiết bị dạy học là việc thực hiện quy chế chuyên môn bắt buộc đối với tất cả các giáo viên.

+ Ngay từ đầu năm học, Hiệu trưởng chỉ đạo tất cả các tổ chuyên môn rà soát toàn bộ chương trình giảng dạy của tổ xem tiết giảng nào có sử dụng thiết bị dạy học, đối chiếu với phòng thí nghiệm, xem tiết nào đã có, tiết nào cần phải làm mới, bổ sung và lập thành văn bản báo cáo cụ thể để theo dõi.

+ Hiệu trưởng ủy quyền cho các tổ chuyên môn đề xuất, lập kế hoạch mua sắm trang thiết bị dạy học theo bộ môn của tổ phụ trách, để các thiết bị mua sắm phù hợp; đồng thời, sửa chữa khắc phục, làm mới những đồ dùng thí nghiệm có thể làm được.

+ Các giáo viên trong tổ phải lập kế hoạch cụ thể về sử dụng đồ dùng dạy học của mình với nhân viên phụ trách thí nghiệm. Thống nhất sử dụng đồ dùng thí nghiệm phải đăng ký ngay từ đầu tuần bằng phiếu để nhân viên Thiết bị thí nghiệm chuẩn bị. Các thí nghiệm thực hành được đưa ra giảng dạy phải được ký sổ với người phụ trách, để tiện cho việc theo dõi, quản lý.

+ Hiệu trưởng tăng cường mua sắm trang thiết bị dạy học theo đúng yêu cầu của chuyên môn, đồng thời có kế hoạch chỉ đạo tổ chuyên môn làm mới hoặc khắc phục đồ dùng thí nghiệm hiện có trong các phòng thí nghiệm. Quy định cụ thể mỗi giáo viên làm tối thiểu 2 đồ dùng thí nghiệm phục vụ tốt cho dạy học trong 1 năm học.

+ Hiệu trưởng kết hợp với chuyên môn, tổ chức hội thi làm đồ dùng dạy học, tổ chức các buổi thao giảng dự giờ dạy bằng thí nghiệm, để các giáo viên trong nhà trường được học tập và phát huy.

Đối với các bộ môn có giờ thực hành thí nghiệm như (Vật lý, Hóa học, Sinh học, Công nghệ và Tin học) thì phải có kế hoạch chỉ đạo, theo dõi chặt chẽ, tránh những thiết dạy thí nghiệm biến thành giờ ôn tập, phụ đạo... Hiệu

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học phổ thông huyện cẩm xuyên, tỉnh hà tĩnh (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w