b) Về năng lực quản lý
2.3.1. Thực trạng quản lý công tác kế hoạch của tổ chuyên môn và tổ viên.
- Quản lý việc thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên.
- Quản lý việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học của các tổ chuyên môn và giáo viên.
- Quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên thông qua các hoạt động của tổ chuyên môn.
Để có những giải pháp đề xuất phù hợp nhằm tăng cường công tác quản lý hoạt động tổ chuyên môn của Hiệu trưởng các trường THPT huyện Cẩm Xuyên tỉnh Hà Tĩnh chúng tôi đã tiến hành khảo sát các biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn của 04 Hiệu trưởng các trường THPT theo phương pháp phỏng vấn bằng phiếu, quan sát, phân tích, tổng hợp các biên bản thanh tra về công tác quản lý hoạt động tổ chuyên môn của các cấp quản lý giáo dục.
Đối tượng khảo sát tổng cộng: 145 người. Gồm có: Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng: 10 người; giáo viên của 04 trường THPT, 135 GV (bao gồm 30 tổ trưởng tổ chuyên môn). Phiếu phỏng vấn hỏi ý kiến về mức độ cần thiết, mức độ thực hiện, kết quả thực hiện các biện pháp quản lý của Hiệu trưởng.
2.3.1. Thực trạng quản lý công tác kế hoạch của tổ chuyên môn và tổviên. viên.
2.3.1.1. Các biện pháp đang sử dụng để quản lý kế hoạch của tổ chuyên môn và của giáo viên ở các trường THPT huyện Cẩm Xuyên tỉnh Hà Tĩnh.
a. Biện pháp kiểm tra việc xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn.
Hoạt động này được thực hiện ngay từ đầu năm học, có thể Hiệu trưởng trực tiếp kiểm tra hoặc ủy quyền cho Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn kiểm tra. Việc xây dựng các kế hoạch hoạt động của tổ phải căn cứ vào kế hoạch hoạt động của Nhà trường và phải được cán bộ giáo viên bàn bạc thống nhất trong Hội nghị cán bộ công chức đầu năm học. Để tìm hiểu công tác này, chúng tôi đã sử dụng phiếu khảo sát các đối tượng ở 4 trường THPT huyện Cẩm Xuyên và thu được kết quả như bảng 2.13.
Bảng 2.13. Kết quả khảo sát việc xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn ở các trường THPT huyện Cẩm Xuyên tỉnh Hà Tĩnh
Đánh giá
Đối tượng khảo sát (143) HT+PHT (11) TT+TP.CM (23) GV (100) SL % SL % SL % Rất đầy đủ, đáp ứng tốt công tác 9 81,8 18 78,3 79 79,0 Bình thường, chỉ làm cho có 2 18,2 5 21,7 21 21,0
Không xây dựng vì không biết 0 0 0 0 0 0
Vào đầu năm học các TTCM đều xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ. Qua khảo sát ở bảng 2.13 cho thấy việc xây dựng kế hoạch hoạt động của các tổ chuyên môn đầy đủ, đáp ứng tốt công tác, được đội ngũ BGH, TT+TP.CM và giáo viên đánh giá cao (BGH: 81,8%, TT+TP.CM: 78,3%, GV: 79,0%). Tuy tỷ lệ không cao nhưng một số ý kiến đánh giá việc xây dựng kế hoạch là bình thường, chỉ làm cho có chứng tỏ một số tổ trưởng chuyên môn chưa coi trọng việc xây dựng kế hoạch hoạt động chuyên môn của tổ. Qua đó cho chúng ta thấy một số Hiệu trưởng chưa quan tâm và kiểm tra việc lập kế hoạch đầu năm của các TTCM, thực tế theo đánh giá của một số Hiệu trưởng + phó Hiệu trưởng có tới 18,2% TTCM không làm tốt công tác này.
b. Kiểm tra việc xây dựng kế hoạch giảng dạy của giáo viên
Ngay từ đầu năm học, mỗi giáo viên bộ môn phải xây dựng kế hoạch giảng dạy cho cá nhân, đó là cẩm nang cho giáo viên trong quá trình dạy học.
Nếu việc xây dựng kế hoạch của giáo viên đảm bảo chi tiết, rõ ràng, chính xác, khoa học và phù hợp sẽ tạo điều kiện cho giáo viên hoàn thành nhiệm vụ năm học một cách xuất sắc và đạt hiệu quả cao. Để tìm hiểu công tác này, chúng tôi đã sử dụng phiếu điều tra khảo sát các đối tượng ở 3 trường THPT huyện Cẩm Xuyên và được kết quả như bảng 2.14.
Bảng 2.14. Kết quả khảo sát việc xây dựng kế hoạch giảng dạy của giáo viên ở các trường THPT huyện Cẩm Xuyên tỉnh Hà Tĩnh.
Đánh giá
Đối tượng khảo sát HT+PHT (11) TT+TPCM (23) GV (200) SL % SL % SL %
Được TTCM hướng dẫn và ký duyệt 8 72,7 17 73,9 148 74 Được TTCM hướng dẫn và không ký
duyệt 0 0 0 0 0 0 GV thực hiện, TTCM góp ý và không ký duyệt 0 0 3 13 32 16 GV thực hiện, TTCM ký duyệt và không góp ý 3 27,3 3 13,1 20 10 GV thực hiện, TTCM không cần ký duyệt 0 0 0 0 0 0
Qua khảo sát ở bảng 2.14 cho ta thấy phần lớn kế hoạch giảng dạy của giáo viên được TTCM hướng dẫn và ký duyệt trước khi thực hiện. Một số ý kiến cho rằng GV thực hiện được TTCM ký duyệt có góp ý hoặc không góp ý. Thực tế cho thấy việc xây dựng kế hoạch chuyên môn của giáo viên chưa được sự quan tâm đầy đủ của CBQL mà trực tiếp là TTCM.