Tăng cường quản lý công tác tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học phổ thông huyện cẩm xuyên, tỉnh hà tĩnh (Trang 93)

c. Nguyên nhân hạn chế

3.2.5. Tăng cường quản lý công tác tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên

3.2.5.1. Mục đích

Nâng cao ý thức của giáo viên về công tác tự học, tự bồi dưỡng rèn luyện nâng cao kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn; nâng cao chất lượng của đội ngũ giáo viên trong nhà trường để đáp ứng được yêu cầu đổi mới của giáo dục để các giáo viên có điều kiện thường xuyên học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với nhau, có điều kiện để cập nhật kiến thức trong quá trình giảng dạy.

Quản lý công tác này, Hiệu trưởng nắm rõ hơn khả năng tự học, tự rèn luyện chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên để từ đó có biện pháp chỉ đạo tốt hơn trong hoạt động chuyên môn; giúp Hiệu trưởng nắm được năng lực của giáo viên, phân loại các giáo viên để phân công chuyên môn hợp lý, chọn đúng người, đúng việc trong sử dụng phân công chuyên môn vào đầu năm học. Đồng thời, giúp cho giáo viên có nhiều sáng kiến kinh nghiệm trong giảng dạy, có nhiều suy nghĩ hay trong quá trình đổi mới phương pháp giảng dạy, bồi dưỡng học sinh giỏi, luyện thi Đại học... từ đó nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường.

3.2.5.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp

Để quản lý tốt được công tác tự học, tự bồi dưỡng ngay từ đầu năm học Hiệu trưởng cùng với Ban Giám hiệu và các tổ trưởng chuyên môn phải bàn bạc thống nhất lên kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng cho giáo viên.

Cùng với tổ trưởng, Hiệu trưởng cần cân nhắc đối tượng cử đi đào tạo trên chuẩn. Theo đó, việc cử đi đào tạo phải gắn với việc bố trí, sử dụng sau đào tạo. Tránh trường hợp những giáo viên có năng lực tốt thì liên tục phải giảng dạy, bồi dưỡng học sinh giỏi các cấp còn các giáo viên khác thì lại được cử đi học. Điều này gây nên sự lãnh phí trong quá trình đào tạo; tạo nên hiệu ứng không tốt trong các phong trào thi đua chung của nhà trường.

Hiệu trưởng chỉ đạo các tổ chuyên môn bàn bạc, để lên kế hoạch cụ thể về vấn đề tự học, tự bồi dưỡng của mình; phải phân công cụ thể cho từng giáo

viên nghiên cứu những vấn đề cần thiết để thảo luận trước tổ trong buổi họp chuyên môn như: những bài giảng khó, phương pháp dạy học mới, những chuyên đề về đổi mới phương pháp giảng dạy... Từ đó, các giáo viên được phân công chịu trách nhiệm giảng dạy nêu ra vấn đề để cả tổ cùng bàn bạc, thảo luận đi đến thống nhất chung.

Ngay từ đầu năm học, Hiệu trưởng cùng tổ chuyên môn bàn bạc, phân công giáo viên có năng lực phụ trách đội tuyển học sinh giỏi, ôn thi đại học.

Hiệu trưởng có kế hoạch chỉ đạo tổ chuyên môn phân công kèm cặp giúp đỡ lẫn nhau trong chuyên môn. Đồng chí có năng lực kèm đồng chí hạn chế hơn; đặc biệt đối với những giáo viên trẻ mới ra trường, đang có thời gian tập sự cần phải phân công người kèm cặp hướng dẫn chu đáo. Hiệu trưởng cần phải giảm số giờ tối đa theo quy định để giáo viên đang tập sự có điều kiện dự giờ thăm lớp, học hỏi đồng nghiệp.

Ngay từ đầu năm học, Hiệu trưởng chỉ đạo các tổ chuyên môn bàn bạc để các cá nhân trong tổ chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm trong năm và xây dựng kế hoạch bảo vệ đề cương, bảo vệ chính thức. Phải coi việc viết sáng kiến kinh nghiệm là việc làm thường trực đối với tất cả các giáo viên và là tiêu chí xếp loại thi đua đối với tổ trưởng, cá nhân.

Trong bản kế hoạch của mình mỗi cá nhân đều phải đăng ký vấn đề tự học, tự bồi dưỡng, đăng ký tỉ lệ học sinh bồi dưỡng xếp loại khá giỏi và phụ đạo học sinh yếu kém, đăng ký đề tài sáng kiến kinh nghiệm cấp nào để Hiệu trưởng kiểm tra.

Trong công tác quản lý hoạt động ngoài giờ như: Luyện thi đại học, ôn tập, phụ đạo học sinh yếu kém... nhà trường cũng phải quản lý nghiêm túc. Cụ thể: Các tổ chuyên môn và các giáo viên dạy đều thống nhất chương trình giảng dạy ôn tập cho học sinh; các buổi học đều phải có sổ đầu bài theo dõi chương trình học tập nghiêm túc và có kiểm tra, lên thời khóa biểu theo quy

định. Tránh tình trạng tùy tiện, lựa chọn không đúng đối tượng học sinh mà Sở, Bộ đã quy định.

Tất cả các giáo viên trong nhà trường đều phải có sổ tự học, tự bồi dưỡng đây là một loại hồ sơ bắt buộc đối với giáo viên.

Hàng năm cùng với tổ trưởng chuyên môn, Hiệu trưởng phải phân loại đánh giá năng lực của từng giáo viên trong tổ để phân công giáo viên kèm cặp giúp đỡ lẫn nhau về chuyên môn và có kế hoạch bồi dưỡng giáo viên, Hiệu trưởng phải tổng hợp nhiều kênh thông tin như: dự giờ thăm lớp, dùng phiếu thăm dò học sinh, thông qua tổ, nhóm chuyên môn, lấy ý kiến từ phía cha mẹ học sinh... để phân tích đánh giá phân loại phải chính xác đối với mỗi giáo viên. Từ đó có cơ sở phân công giảng dạy phù hợp, tổ chức bồi dưỡng giáo viên đúng năng lực, làm cho công tác giảng dạy của giáo viên đáp ứng được yêu cầu của người học, nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường.

Để có điều kiện tốt cho giáo viên trong công tác tự học, tự bồi dưỡng, Hiệu trưởng cần bàn bạc, thống nhất và ủy quyền cho Phó Hiệu trưởng chuyên môn có kế hoạch thường xuyên liên tục tổ chức các chuyên đề, hội thi trong nhà trường như: Chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học, chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu, kém; chuyên đề trao đổi kinh nghiệm luyện thi đại học, hội thi thao giảng giáo viên giỏi cấp trường để chọn giáo viên dự thi giáo viên giỏi các cấp; phong trào dự giờ thăm lớp do Công đoàn tổ chức; hội thi làm đồ dùng dạy học, các chuyên đề ngoại khóa... Tất cả các hoạt động đó đều có tác dụng nâng cao năng lực dạy học của giáo viên. Sau mỗi lần tổ chức các hội thi, đều phải rút kinh nghiệm, tổng hợp khen, chê đúng lúc, đúng chỗ để động viên khuyến khích mọi người tham gia.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học phổ thông huyện cẩm xuyên, tỉnh hà tĩnh (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w