Quy trình khảo sát

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học phổ thông huyện cẩm xuyên, tỉnh hà tĩnh (Trang 98 - 100)

c. Nguyên nhân hạn chế

3.3.1. Quy trình khảo sát

Bước 1. Xây dựng phiếu trưng cầu ý kiến chuyên gia (mẫu 1 phần phụ lục),

Bước 2. Lựa chọn chuyên gia,

Chúng tôi lựa chọn 41 chuyên gia là các ông, bà Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng và tổ chuyên môn hiện đang trực tiếp quản lý tổ chuyên môn ở 4 trường THPT công lập trong huyện. Các chuyên gia lựa chọn đều là những nhà quản lý có thâm niên, nhiệt tình, trách nhiệm trong công tác, hàng ngũ các tổ trưởng đều đã đạt giáo viên giỏi các cấp trong trường THPT.

Sau khi xây dựng xong phiếu trưng cầu ý kiến chuyên gia và lựa chọn các chuyên gia để xin ý kiến, chúng tôi trực tiếp đến các trường THPT trong huyện gặp chuyên gia để trao đổi mục đích của việc trưng cầu ý kiến, đồng thời xin ý kiến các chuyên gia một cách độc lập bằng các phiếu trưng cầu ý kiến, trong phần trưng cầu ý kiến chúng tôi khảo sát trên 2 lĩnh vực:

- Nhận thức về mức độ cần thiết của 6 biện pháp đề ra có 3 mức độ: + Rất cần thiết + Cần thiết + Không cần thiết, - Nhận thức về mức độ khả thi có 3 mức độ + Rất khả thi + Khả thi + Không khả thi

Sau khi lấy được phiếu trưng cầu ý kiến chuyên gia tôi tiến hành mã hóa điểm ở các mức độ như sau:

Mức độ 1: Rất cần thiết và rất khả thi cho 3 điểm Mức độ 2: Cần thiết và khả thi cho 2 điểm

Mức độ 3: Không cần thiết và không khả thi cho 1 điểm

Sau đó chúng tôi lập bảng thống kê tính điểm trung bình cho tất cả các biện pháp đã được khảo sát, xếp thứ bậc để từ đó đưa ra kết luận như bảng sau:

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học phổ thông huyện cẩm xuyên, tỉnh hà tĩnh (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w