Những thuận lợi và khó khăn về kinh tế, văn hóa xã hội ảnh hưởng đến phát triển GD&ĐT.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học phổ thông huyện cẩm xuyên, tỉnh hà tĩnh (Trang 38 - 43)

hưởng đến phát triển GD&ĐT.

Thuận lợi:Cẩm Xuyên là huyện duy nhất trong 12 huyện thị, thành phố, thị xã của tỉnh Hà Tỉnh có đủ các bậc học từ Mầm non đến Đại học (trường ĐH Hà Tĩnh). Cẩm Xuyên có truyền thống hiếu học; giáo dục Cẩm Xuyên liên tục là đơn vị được xếp tốp đầu của giáo dục tỉnh nhà;

Với truyền thống giáo dục Cẩm Bình, phụ huynh, học sinh, cấp ủy, chính quyền các cấp đều nhận thức sâu sắc "Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, là đầu tư có lãi nhất".

Chính quyền địa phương luôn quan tâm đến giáo dục, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo dục phát triển; quan tâm đến đời sống của cán bộ quản lý, giáo viên để họ yên tâm và tập trung vào công tác quản lý, giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục địa phương.

Khó khăn: Cẩm Xuyên là một huyện phụ cận của thành phố Hà Tĩnh nên đã chịu ảnh hưởng không nhỏ của mặt trái cơ chế thị trường và các tệ nạn xã hội khác.

Một số phụ huynh học sinh mãi làm ăn, ít quan tâm đến việc học hành của con em, phó mặc con em cho nhà trường, dẫn đến tình trạng học hành sa sút, vi phạm nội quy, quy chế học đường.

2.1.2. Tình hình GD&ĐT huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh.

Năm 2013, ngành giáo dục Cẩm Xuyên đã tập trung chỉ đạo sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội đảng bộ huyện lần thứ XXX, 02 năm thực hiện Nghị quyết 05 của Tỉnh ủy, Nghị quyết 03 của Ban Thường vụ huyện ủy về phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2015, định hướng đến năm 2020.

Quy mô trường lớp ổn định và phát triển bao gồm 27 trường Mầm non, 27 trường Tiểu học, 19 trường THCS, 4 trường THPT công lập, 1 trường THPT tư thục, 1 trung tâm GDTX, 27 Trung tâm học tập cộng đồng đáp ứng

được nhu cầu học tập của nhân dân. Công tác phổ cập giáo dục Tiểu học, THCS đạt vững chắc, phổ cập giáo dục bậc Trung học được triển khai tích cực. Chất lượng giáo dục toàn diện được nâng lên, chất lượng thi học sinh giỏi được giữ vững, hàng năm được xếp trong tốp đầu của tỉnh, điểm thi vào các trường THPT luôn dẫn đầu của tỉnh, học sinh thi đỗ vào các trường Cao đẳng và Đại học hàng năm đạt tỷ lệ cao. Số lượng học sinh đạt từ 27 điểm (3 môn) trong kỳ thi Đại học luôn giữ vững tốp đầu trong toàn tỉnh. Tỷ lệ học sinh xếp loại đạo đức khá tốt tăng cao, không có học sinh vi phạm pháp luật và vi phạm các tệ nạn xã hội. Công tác xây dựng đội ngũ cán bộ giáo viên được triển khai tích cực. Trình độ đào tạo được nâng cao, 100% cán bộ quản lý đạt trình độ cao đẳng, đại học; giáo viên có trình độ trên chuẩn đạt 87,6%. Trong đó: THPT đạt 100%; Tiểu học đạt 86,8%, THCS đạt 59,1%, hiện có 3 cán bộ quản lý bậc THPT đang theo học Cao học. Việc đổi mới phương pháp dạy học được quan tâm chỉ đạo tích cực ở cả 3 ngành học, nhiều giáo viên đạt danh hiệu giáo viên giỏi cấp tỉnh. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý dạy và học triển khai mạnh mẽ ở 3 ngành học được Sở giáo dục & Đào tạo Hà Tĩnh công nhận là đơn vị dẫn đầu của tỉnh. Cơ sở vật chất trang thiết bị trường học tiếp tục được tăng cường theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa. Đến nay đã có 49 trường đạt chuẩn quốc gia, trong đó: 12 trường Mầm non, 26 trường Tiểu học (17 trường đạt mức 2), 8 trường THCS và 3 trường THPT.

Hệ thống phòng học được đầu tư kiên cố, cao tầng. Các nhà trường đã tích cực đầu tư máy vi tính, máy chiếu đa năng, nối mạng Internet, thiết kế Website, ứng dụng các phần mềm, tích cực xây dựng phòng học chức năng, phòng học bộ môn phục vụ cho giảng dạy và học tập. Công tác quản lý được đổi mới, cán bộ quản lý được bồi dưỡng về tư duy quản lý giáo dục trong bối cảnh nền kinh tế thị trường và xu thế hòa nhập, bồi dưỡng về phẩm chất chính trị, năng lực tham mưu, xây dựng và tổ chức điều hành kế hoạch, năng lực

quản lý tự chủ về biên chế và tài chính theo tinh thần Nghị định 43/NĐ-CP của Chính phủ, Quyết định 44/20013/QĐ-UBND cuả Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh; Công tác xã hội hóa được triển khai sâu rộng. Tích cực phối hợp với Hội khuyến học trong việc xây dựng gia đình, dòng họ, cơ quan khuyến học, khuyến tài. Huy động các nguồn vốn đóng góp để tu bổ, sữa chữa xây dựng trường học, phát huy sự đóng góp của nhân dân thông qua các Hội cha mẹ học sinh, Hội khuyến học, Hội cựu giáo chức, Hội cựu chiến binh, Hội nông dân, Hội phụ nữ, các ban ngành đoàn thể... trong việc giáo dục học sinh, trong việc quản lý nhà trường.

Bên cạnh những kết quả đạt được thì vẫn còn có những tồn tại, bất cập là: Việc phát huy lợi thế các trường đạt chuẩn Quốc gia để nâng cao chất lượng dạy giáo dục toàn diện chưa tốt. Chất lượng giáo dục toàn diện ở các cấp trong huyện vẫn còn có sự chênh lệch lớn giữa các trường đạt chất lượng cao và những trường đạt chất lượng thấp, chất lượng giáo dục mầm non còn hạn chế, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học tuy đã có sự tăng tiến, song so với yêu cầu giáo dục, so với mặt bằng chung vẫn còn bất cập. Đội ngũ cán bộ giáo viên tuy đã được bồi dưỡng, đào tạo nâng chuẩn nhưng điểm xuất phát thấp, năng lực tổ chức, điều hành hạn chế, một số bộ phận trách nhiệm, nhiệt tình chưa cao. (Nguồn: Phòng GD &ĐT Cẩm Xuyên tháng 12/2013)

2.2. Tình hình giáo dục cấp THPT ở huyện Cẩm Xuyên.

2.2.1. Quy mô mạng lưới và cơ sở vật chất trường học.

Mạng lưới, quy mô trường lớp, đặc biệt là giáo dục bậc THPT của huyện Cẩm Xuyên được quy hoạch, bố trí khá hợp lý với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, phù hợp với vùng miền, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội của huyện, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh trong độ tuổi đi học. Hiện nay trên địa bàn huyện có 04 trường THPT công lập với 141 lớp và 6.063 học sinh, một trường tư thục và một Trung tâm Dạy nghề - GDHN - Giáo dục thường xuyên. Các trường THPT đều được xây dựng kiên cố, hiện đại. Hiện

nay, đã có 3 trường được công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia bậc Trung học. Các trường THPT đều có đầy đủ phòng thí nghiệm thực hành lý, hóa, sinh và các phòng chức năng riêng.

2.2.2. Chất lượng đội ngũ giáo viên THPT huyện Cẩm Xuyên.

Tính đến tháng 3/2014 các trường THPT huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh có tổng cộng 319 giáo viên THPT trên tổng số 141 lớp. Tỷ lệ giáo viên trên lớp đạt 2,26 GV/lớp – với 6.063 học sinh, trung bình 43 học sinh/lớp. Thực hiện kế hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 2, Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, Sở giáo dục đã tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên THPT tham gia học tập nâng cao trình độ. Đến nay đội ngũ giáo viên được tăng cường về số lượng và chất lượng bảo đảm tỷ lệ bố trí 2,25 giáo viên trên một lớp theo quy định. Qua thực hiện kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ, hiện nay toàn huyện có 100% giáo viên THPT có trình độ đại học trở lên trong đó có 30/319 giáo viên có trình độ Thạc sĩ đạt tỷ lệ 9,4%. Đội ngũ giáo viên THPT huyện Cẩm Xuyên tỉnh Hà Tĩnh đa số trẻ, khỏe, nhiệt tình, năng động trong công tác, đảm bảo số lượng về tỷ lệ giáo viên trên lớp nhưng đội ngũ giáo viên chưa đồng bộ về cơ cấu bộ môn (xem bảng 2.1, 2.2, 2.3 thống kê phần phụ lục).

Qua thống kê (phần phụ lục) cho thấy:

+ Có 319 giáo viên đang giảng dạy và tham gia vào các hoạt động trong 30 tổ chuyên môn ở 04 trường THPT công lập trong toàn huyện.

+ Đa số giáo viên trẻ, khỏe, nhiệt tình, năng nỗ trong công tác giảng dạy, giáo viên có tuổi đời thấp nhất là 23 tuổi, cao nhất là 59 tuổi. Số giáo viên có thâm niên công tác từ 5 - 10 năm chiếm số lượng cao. Đặc biệt là tỉ lệ nữ giáo viên THPT: 201/319 chiếm tỷ lệ 63%.

+ Hiện nay, số giáo viên THPT huyện Cẩm Xuyên đủ về số lượng nhưng cơ cấu giáo viên bộ môn ở các trường thiếu đồng bộ. Hầu hết các bộ môn đã

thừa số giáo viên theo quy định nhưng môn Công nghệ lớp 11, 12 (môn Kỷ thuật Công nghiệp) chưa có giáo viên đúng chuyên ngành để bố trí giảng dạy.

2.2.3. Đội ngũ Hiệu trưởng các trường THPT huyện Cẩm Xuyên.

2.2.3.1. Về số lượng và cơ cấu.

Đội ngũ Hiệu trưởng các trường THPT công lập huyện Cẩm Xuyên tỉnh Hà Tĩnh có 04 người.

Từ những kết quả thống kê cho thấy.

+ Xét về số lượng: Đội ngũ Hiệu trưởng các trường THPT của huyện được bố trí đủ: 04 Hiệu trưởng/04 trường THPT công lập.

+ Xét về cơ cấu:

- Hiệu trưởng: Nữ 1/4 chiếm tỷ lệ 25%.

- Đảng viên chiếm tỷ lệ 100% (4/4 Hiệu trưởng đều là Đảng viên). - Độ tuổi: Hiệu trưởng có tuổi đời thấp nhất 36, cao nhất là 59.

- Về thâm niên công tác quản lý: Hiệu trưởng các trường THPT huyện Cẩm Xuyên hầu hết có thâm niên trong công tác quản lý trường THPT. Cao nhất là 14 năm, ít nhất là 06 năm nên năng lực hoạt động trong thực tiễn và kinh nghiệm trong công tác quản lý trường THPT khá thành thạo.

2.2.3.2. Trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lý trường học của Hiệu trưởng các trường THPT huyện Cẩm Xuyên.

Nhận xét: Có 4/4 Hiệu trưởng các trường THPT là Đảng viên, tỷ lệ 100%. Trong đó có 4/4 Hiệu trưởng đã học xong chương trình Trung cấp chính trị đạt tỷ lệ 100%.

Số Hiệu trưởng có thâm niên công tác từ 6 năm trở lên là 01 người, 4/4 Hiệu trưởng đã được qua đào tạo bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý trường học, quản lý giáo dục do Học viện quản lý giáo dục tổ chức. Nội dung chủ yếu là bồi dưỡng cho Hiệu trưởng về công tác quản lý trường THPT. Có 03 Hiệu trưởng đã qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý nhà nước. Về trình độ tin học và ngoại ngữ của đội ngũ Hiệu trưởng các trường THPT huyện Cẩm

Xuyên tỉnh Hà Tĩnh khá tốt. Một đồng chí có trình độ Cử nhân Tin học, chứng chỉ ngoại ngữ B1.

Có 4/4 Hiệu trưởng có trình độ đào tạo Đại học sư phạm. Trong đó, có 01 Hiệu trưởng đang học Cao học quản lý giáo dục.

Như vậy, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của Hiệu trưởng các trường THPT huyện Cẩm Xuyên tỉnh Hà Tĩnh khá cao, đáp ứng được yêu cầu trên cương vị công tác hiện nay.

2.2.3.3. Thực trạng về năng lực của Hiệu trưởng các trường THPT huyện Cẩm Xuyên tỉnh Hà Tĩnh.

Để khảo sát các năng lực của Hiệu trưởng các trường THPT trên địa bàn huyện chúng tôi đã tiến hành.

- Thu thập số liệu và những đánh giá kết luận của lãnh đạo Sở giáo dục Hà Tĩnh qua các đợt thanh tra, kiểm tra đánh giá cán bộ từ năm 2010 đến năm 2013.

- Lập phiếu hỏi, xin ý kiến của các đối tượng về việc đánh giá năng lực của Hiệu trưởng các trường THPT huyện Cẩm Xuyên tỉnh Hà Tĩnh. Gồm: 160 người, trong đó: Lãnh đạo, chuyên viên Sở giáo dục 05, Hiệu trưởng THPT 04, Phó hiệu trưởng 09, giáo viên đại diện ở 03 trường THPT, 142 người (bao gồm cả tổ trưởng chuyên môn).

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học phổ thông huyện cẩm xuyên, tỉnh hà tĩnh (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w