Các hình thức tổ chức hướng dẫn trẻ lứa tuổi mẫu giáo làm quen vói MTXQ 1 Sinh hoạt hằng ngày Çfcc

Một phần của tài liệu Đề cương bài giảng thống kêc (Trang 81)

a) Trung bình cộng

4.2. Các hình thức tổ chức hướng dẫn trẻ lứa tuổi mẫu giáo làm quen vói MTXQ 1 Sinh hoạt hằng ngày Çfcc

4.2.1. Sinh hoạt hằng ngày Çfcc

Trong chê độ sinh hoạt hăng ngày ở trường mầm non, những thời điểm tốt nhất để cho trè khám phá các sự vật, hiện tượng trong MTXQ, đó là : Thời gian đón trẻ, vệ sinh trước khi ăn, ăn trưa, trước và sau khi ngủ trưa, sinh hoạt chiều, trả trẻ. Những

thời điểm này không những chi chứa đựng những tình huống rất có giá trị trong việc hình thành biểu tượng ban đầu về các sự vật, hiện tượng xung quanh, giúp cho việc giáo dục thái độ ứng xử đúng đắn và hình thành các kĩ năng, thói quen, hành vi văn hoá, văn minh, mà còn là khoảng thời gian để giáo viên chù động sử dụng các phương pháp và biện pháp nhàm tính luỹ kiến thức cho trẻ, làm việc cụ thể với từng cá nhân.

Các hoạt động có thể tổ chức để trẻ khám phá MTXQ trong sinh hoạt hằng ngày: *Đỏn trẻ

+ Chào hỏi, trò chuyện với trẻ để tạo tâm thế tốt cho trẻ. Ở các lớp nhỡ và lớn có thề tạo tình huống cho trẻ trò chuyện với nhau về các nội dung phù hợp với chủ điểm đang tiến hành. Tạo cơ hội cho trẻ quan tâm tới các bạn về cách ăn mặc, đầu tóc, họ tên, thông qua đó tích luỹ kiến thức về thời tiết, các kiểu quần áo, danh tính, giới tính của các bạn.

Trong những thời gian mờ đầu một chù điểm, giáo viên hướng cho trẻ quan sát những đồ dùng, đồ chơi, tranh ảnh mới ở các góc hoạt động, từ đó kích thích sự tìm tòi khám phá ở trẻ. Nhắc trè thể hiện sự quan tâm đến những sinh vật sống trong góc thiên nhiên của lớp, giúp cô chăm sóc chúng.

+ Trao đổi, trò chuyện với phụ huynh về tình hình của trẻ, của lớp, nhờ phụ huynh sưu tầm tranh ảnh và phối hợp với nhà trường bổ sung cho ưẻ những kiến thức về môi trường xung quanh liên quan đến chủ điểm đang tiến hành.

*Vệ sinh trước khi ăn

Trò chuyện với trẻ về tính chất của nước, nhẳc trẻ cách rửa tay, lau tay cho đúng, chi dẫn cách giữ vệ sinh cho các cháu mới đi học.

*Trước và trong giờ ăn

+ Khuyến khích trẻ giúp cô chuẩn bị bàn ăn. Trò chuyện với trẻ về tên gọi, công dụng, chất liệu, về sự đa dạng, cách sử dụng đồ dùng ăn uống.

+ Giới thiệu với trẻ tên các món ăn, chúng được chế biến từ nguyên liệu gì? do ai làm ra? Gợi cho trẻ cảm nhận về màu sắc, mùi vị của các món ăn.

+ Nhãc trẻ cách thực hiện các thói quen, hành vi văn hoá trong khi ăn. Tuyên dương những trẻ ăn ngoan, ăn hết suất và không làm rơi vãi thức ăn.

* Giờ ngủ

+ Trước khi ưẻ ngủ trưa có thể củng cố về tên gọi, công dụng, chất liệu, cách sử dụng đô dùng đê ngủ. Giải thích cho trè vì sao phải sử dụng những đồ dùng đó.

+ Cho trẻ nghe những làn điệu hát ru hoặc kể cho trẻ nghe câu chuyện có nội dung nhẹ nhàng, lôi cuốn.

*Ăn quà chiều

Cô giới thiệu với trè các món ăn mà trẻ được ăn, chúng do ai làm ra? ãn như thê nào?...

*Sinh hoạt chiều

+ Cho trẻ xem tranh ảnh, mô hình, băna hình về các sụ vật, hiện tượng có liên quan đến chủ điểm.

+ Cô kè chuyện, đọc sách, báo, đọc thơ, câu đố, cho trè nghe và dạy trẻ học những bài hát nội dung liên quan đến MTXQ mà trè sáp và đang được làm quen. Vào cuối các chù đề, chủ điểm, cô khuyến khích ữẻ thể hiện những bài thơ, câu chuyện mà trẻ đã nhớ, đã thuộc. Trẻ mẫu giáo lớn có thể cho trè "sáng tác" truyện, thơ, câu đố bài hát về các đối tượng mà trẻ yêu thích.

+ Làm lịch thời tiêt. lịch theo dõi sự phát triển cùa cây cối và các con vật trong góc thiên nhiên.

+ Tổ chức cho trẻ chơi theo nhóm nhỏ các trò chơi học tập, dạy trò chơi mới. + Tổ chức cho trẻ vẽ, nặn. xé, dán theo ý thích.

+ Khuyến khích trè lao động giúp cô dọn dẹp đồ dùng trong các phòng. - Nêu gươne các bạn ngoan trong ngày và kích thích trẻ.

*Trà trẻ

Cô trao đồi tình hình của trẻ với phụ huynh, nhấc nhở trẻ chào bố mẹ. chào cô, chào các bạn.

4.2.2. Hoạt động ngoài trời (Dạo choi)

4.2.2.1. Ý nahĩa của hoạt độna naoài trời

+ Trong khi dạo chơi ngoài trời, trẻ có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với môi trường thiên nhiên và môi trường xã hội, góp phần hình thành cho trẻ những biểu tượng ban đầu chân thực về thế giới khách quan, giúp trẻ tích luỹ kiến thức và ứn° dụng chúng trong thực tiễn, phát triển và rèn luyện cho ưẻ các kĩ năng nhận thức như quan sát, so sánh, phán đoán, đo lường...

+ Tô chức hoạt động ngoài trời còn giúp tăng cường sức khoẻ và thể lục cho trẻ thông qua việc tiếp xúc với phong cảnh đẹp ừong thiên nhiên, hít thờ bầu không khí trong lành và những vận động tích cực của ứè trone một không gian rộng và thoáng đãng.

+ Thông qua hoạt động ngoài trời, ờ trẻ hình thành những ấn tượng và cảm xúc tích cực, tạo điều kiện cho việc giáo dục tình cảm gần gũi, gắn bó với thiên nhiên và cuộc sống xung quanh.

4.2.2.2. Nội dung khám phá MTXQ trong hoạt động ngoài trời *Khám phá môi trường thiên nhiên:

+ Thực vật. + Động vật.

+ Thiên nhiên vô sinh. + Các hiện tượng thiên nhiên. *Khám phá môi trường xã hội:

+ Công việc của những người lớn ứong và xung quanh trường mầm non. + Các khu vực trong trường mầm non, các đồ dùng, phương tiện chơi của trường. + Các kiểu nhà ờ, các công trình công cộng, các di tích lịch sử và văn hoá ở gần trường.

+ Các phương tiện giao thông trong và ngoài trường mầm non...

Những nội dung trên được giáo viên chuẩn bị trong kế hoạch tổ chức các hoạt động có chủ đích cho trẻ. Ngoài ra rất cần phải tận dụng khai thác các tình huống xảy ra trong khi dạo choi để cho trẻ khám phá như: gió thổi mạnh làm lá rụng, bầu trời có nhiều mây đen, xuất hiện nòng nọc bơi trong bể nước, đàn bướm bay ừong vườn trường, bác làm vườn cắt tia cây cành, bắt sâu...

4.2.2.3. Cách tổ chức hoạt động ngoài trời * Chuẩn bị

+ Trước khi lập kế hoạch tổ chức hoạt động ngoài trời, giáo viên cần tìm hiểu để biết quang cảnh vườn trường, sân trường và xung quanh trường có gì thay đổi, có gì mới so với buổi tổ chức hoạt động ngoài trời những hôm trước đó. Trên cơ sở hiện trạng ở trong trường và trên cơ sờ kinh nghiệm, hiểu biết đã có của trẻ, giáo viên định hướng, khơi gợi, khuyến khích trẻ tìm kiếm, phát hiện ra những cái mới khi quan sát, tìm kiếm.

+ Sau khi tìm hiểu thực tế, giáo viên lên kế hoạch cụ thể cho việc tổ chức hoạt động ngoài trời. Trong kế hoạch cần xác định rõ mục tiêu, nội dung, các hoạt động cụ thê sẽ được tổ chức, đối tuợng cần tác động và cách thức tác động. Ke hoạch được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, giúp cho giáo viên dễ nhớ, dễ thực hiện.

+ Chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi cho trẻ chơi khi ra ngoài trời.

+ Chuẩn bị cho trẻ về tâm thế, trang phục gọn gàng trước khi ra hoạt động ngoài ữời.

*Tiển hành

Tuỳ theo mục tiêu, nội dung đã xác định và tuỳ theo các sự kiện đang diễn ra trong lúc trẻ ngoài trời mà giáo viên có thể tiến hành tổ chức cho phù hợp, kích thích trẻ khám phá có hiệu quả.

Để thực hiện các nội dung cho ữè khám phá môi trường xung quanh trong một buổi hoạt động ngoài trời, giáo viên có thể chọn 2-3 hoạt động sau :

+ Quan sát: Đây là một trong những hoạt động chính của hình thức hoạt động ngoài trời. Tuỳ từng nội dung giáo đục, tuỳ từng lứa tuổi mà giáo viên có thể tổ chức cho trẻ quan sát theo nhóm lớn, nhóm nhỏ hay cá nhân.

Trong quá trình trè quan sát, cần tạo điều kiện đề trẻ tích cực hoạt động, tích cực sử dụng các giác quan, tích cực khám phá, tìm tòi và giải quyết các tình huống đa dạng xảy ra trone thực tiễn.

Giáo viên sử dụng lời giảng giải, giải thích, chi dẫn ngắn gọn, dễ hiểu giúp trẻ hiểu sâu hơn về đối tượng trẻ đang tri giác. Với trè iớp mẫu giáo nhỡ và mẫu giáo lớn, giáo viên cần tăng cường sử dụng từ ngữ có hình ảnh và kết hợp cho trẻ phân biệt, so sánh các đối tuợne với nhau. Đối với quan sát các hiện tượng xã hội có thể cho trẻ được giao lưu, trò chuyện với những người xung quanh.

+ Trải nghiệm: Có thể tạo cơ hội cho trẻ được tiếp xúc với các sự vật. hiện tượng như: nắng, gió. nước, đất: ngừi mùi của hoa mới nở. của chồi non mới nhú; nghe các âm thanh cúa các con vật, của các phương tiện giao thông, âm thanh của cuộc sống; cho tre được tập sù dụng các dụne cụ lao động của người lớn...

+Thí nghiệm: Hoạt động ngoài trời cùng là thời điểm lí tưởng để tổ chức các thí nghiệm. Đặc biệt là các thí nghiệm với nấng, gió, nước, thí nghiệm về ảnh hường của các yếu tố môi trường đối với động vật, thực vật và đồ vật.

+ Lao động'. Đối với trẻ mầu giáo nhỡ và mẫu giáo lớn có thể tổ chức cho ưẻ lao động giúp đỡ những người lớn trong trường mầm non lao động nhẹ nhàng như vệ sinh môi trường, chăm sóc cây, con vật...

+ Tổ chức trò chơi vận động: Có thể tổ chức những trò chơi vận động và trò chơi dân gian như: Mèo và chim sẻ; Mèo đuổi chuột; Cò bắt êch...

+Chơi tự do: Trẻ chơi các trò chơi theo ý thích hoặc chơi với các phương tiện chơi, đồ chơi mang theo và các nguyên vật liệu thiên nhiên (cát, sỏi, nước, lá cây khô, quà khô...)

Tóm lại, nội dung giáo dục và cách huớng dẫn tổ chức các hoạt động khám phá cần phù hợp với yêu cầu, đặc điểm nhận thức và khả năng của trẻ ở từng độ tuổi. Các hoạt động cần thực sự lôi cuốn, kích thích hứng thú nhận thức và sự tập trung chú ý của trẻ, không biến hình thức hoạt động ngoài trời thành tiết học một cách khô cứng, máy móc, áp đặt.

4.2ắ3. Hoạt động tham quan

4.2.3.1. Ý nghĩa của hoạt động tham quan

+ Thông qua việc tiếp xúc với thực tiễn thiên nhiên và xã hội, trẻ thu được những biểu tượng chân thực về thể giới khách quan, góp phần tích luỹ kiến thức, tạo nguồn cảm xúc và hứng thú cho các hoạt động khác ở trường mầm non như: thảo luận, trò chơi, tạo hình, kể chuyện sáng tạo...

+ Thông qua tham quan, giáo dục cho trẻ óc thực tiễn, sự gần gũi, gắn bó với thiên nhiên và xã hội xung quanh.

4.2.3.2. Nội dung khám phá MTXQ trong hoạt động tham quan

+ Tham quan, khám phá môi trường tự nhiên: công viên, cánh đồng, rừng, sông, hồ...

+ Tham quan, khám phá môi trường xã hội: tham quan nơi lao động sản xuất (cánh đồng, trang trại, nhà máy, xí nghiệp...) với mục đích cho trẻ làm quen với lao động của người lớn và tham quan các di tích lịch sử, công trình văn hoá... nhàm giáo dục truyền thống văn hoá, tinh yêu quê hương đất nước, niềm tự hào dân tộc cho trè. 4.2.3.3. Cách tổ chức hoạt động tham quan

Giáo viên cần chuẩn bị chu đáo về kế hoạch, phương tiện đi lại, xác định rõ mục đích, nội dung của buổi tham quan và cách thức tồ chức, hướng dẫn. Để đàm bảo an toàn và sức khoé cho trẻ cẩn chuẩn bị các đồ dùng, dụng cụ mang theo (mũ, nước uống, các loại thuốc thông dụng..

+ Trước khi đi tham quan, giáo viên cần đi tiền trạm để nắm vững tình hình ờ nơi tham quan. Đối với tham quan là môi trường xã hội, giáo viên gặp gỡ trao đổi, thoả thuận kế hoạch trước với người phụ trách đơn vị nơi tham quan.

+ Hoạt động chủ yếu của trẻ trong buổi tham quan là quan sát. Giáo v i ê n cân xác định nội dung trọng tâm để cho trẻ quan sát kĩ còn các nội dung khác để ữé được tự do quan sát, khám phá.

+ Trong khi tham quan, cần tận dụng và xử lí tốt các tình huống xảy ra. Lời nói của giáo viên phải diễn cảm, dề hiểu khi giải thích, giảng giải và nêu các câu hỏi gợi mở để kích thích tính ham hiểu biết phát triển tư duy cho trè. Ờ những địa điêm tham quan như vườn cây, công viên, khu rừne nhò... có thề cho trẻ nhật những lá, quả rụng và chơi với chúng trong lúc nghi ngơi. Với những nơi tham quan như trường học, doanh trại quân đội, xí nghiệp, các công trình công cộng khác, có thê tô chức cho trẻ gập gỡ, tiếp xúc với người đại diện nơi tham quan, tồ chức cho trẻ giao lưu văn nghệ, trò chuyện với họ.

+ Những kiến thức ấn tượng mà trè thu được trong buổi tham quan phải được củng cố, hệ thống hoá ờ trên tiết học hoặc một buổi thào luận gần nhất. Ngoài ra, giáo viên có thể tạo cơ hội đế tré được thê hiện những gì mà tré thích nhất trong buổi tham quan hoạt động tạo hình, hoạt động chơi hoặc sáng tác những câu chuyện dựa trên những ấn tượng mà trẻ có được.

4ễ2.4. Thông qua hoạt động vui chơi

4.2.4.1. Ý nghĩa cùa hoạt động vui chơi

+ Tạo điều kiện cho trẻ khám phá đặc điểm, tính chất của sự vật. hiện tượng, hoạt động và mối quan hệ của con người diễn ra xung quanh.

+ Củng cố và mờ rộng tri thức của trẻ về môi trường tự nhiên vả xã hội nhám hình thành biểu tượna chính xác. phong phú và khái niệm sơ đẳna cho trẻ.

+ Tạo cơ hội cho tré vận dụng tri thức \ẻ MTXQ vào quá trình chơi, góp phần cung cò các kĩ năng nhận thức, lao độne cho trẻ.

+ Tạo cơ hội cho trẻ thể hiện tính tích cực, sáng tạo hoạt động được định hướne theo nội dung các chủ điểm giáo dục và thoả mãn nhu cầu nhận thức riêng của từng trẻ. 4.2.4.2. Nội dung khám phá MTXQ trong hoạt động vui chơi

Nội dung hướng dẫn trẻ làm quen với MTXQ thông qua hoạt động vui chơi được xác định dựa vào chủ điểm giáo dục và đặc trung cùa các khu vực diễn ra hoat động vui chơi của trẻ. Vì vậy, dựa vào đó có thể xác định khối lượng tri thức, kĩ năne thái độ có thể hình thành và rèn luyện cho trẻ.

+ Góc trò chơi đóng vai.

+ Góc trò chơi lắp ghép - xây dựng.

+ Góc hoạt động nghệ thuật (tạo hình, âm nhạc). + Góc học tập (sách - thư viện).

+ Góc thiên nhiên, khoa học... 4.2.4.3. Cách tổ chức hoạt động vui chơi

Để hoạt động vui chơi ờ các góc có hiệu quả cần có sự chuẩn bị chu đáo. Trong kế hoạch của mình, giáo viên phải xác định rõ mục đích, nội dung và những học liệu cần thiết.

Việc bố trí bao nhiêu góc hoạt động với những nội dung cụ thể nào phải dựa . trên nội dung của từng chủ điểm, chủ đề và phù hợp với yêu cầu, đặc điểm nhận thứeỉ của tré ở từng độ tuổi. Có thể bố trí một số góc hoạt động hướng dẫn ữè lkhams phá về' MTXQ như sau :

+ Góc trỏ chơi đóng vai:

Tổ chức các ưò chơi phàn ánh lao động và sinh hoạt của người lớn. Ví dụ: Gia đình, mẹ con, cô giáo, bác thợ may, cô thợ cắt tóc, đầu bếp, bác sĩ.. .Trẻ tham gia đóng vai ưong trò chơi "làm" các công việc khác nhau, giao tiếp với bạn bè, sừ dụng các đồ/ dùng, dọn dẹp sau khi chơi.

Giáo viên cần bao quát các trò chơi, gợi V các nội dung để trò chơi, phản ánh' được nhiều mặt của cuộc sống. Giáo viên nên khai thác các nội dung phù hợp với chù) đề để trẻ thực hiện.

+ Góc xây dựng - lắp ghép:

Tuỳ theo chủ đề đang thực hiện, tuỳ theo hứng thú, kinh nghiệm cùa trẻ, trè chơi các trò chơi xây dựng - lắp ghép các mô hình về rừng cây, ao cá, công viên, trường học£

Một phần của tài liệu Đề cương bài giảng thống kêc (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)