Phổi hợp các hình thức tổ chức hoạt động hưứng dẫn trẻ làm quen với MTXQ theo đề tà

Một phần của tài liệu Đề cương bài giảng thống kêc (Trang 97)

a) Trung bình cộng

4.3. Phổi hợp các hình thức tổ chức hoạt động hưứng dẫn trẻ làm quen với MTXQ theo đề tà

Căn cứ vào quy luật nhận thức 'T ừ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và đến thực tiền' (V.l. Lênin) và nguyên tắc dạv học cho trè nhỏ "Đi từ cái cụ thể đến cái trừu tượng" việc thực hiện nội dung cua mỗi đề tài có thể theo quy trình ba bước:

*Bước 1: Cho tre tiẽp xúc với các đối tượng bàng nhiều giác quan nhằm mục đích tích lũ> kiến thức, tạo sự quan tâm. chú ý cho tré.

Tùy theo từng chù đề hoặc từng đề tài cụ thề. theo điều kiện thực tế. các hình

ỵ ih ứ c sử dụng đề thực hiện bước 1 có thể là:

+ Dạo chơi: Cho ưẻ quan sát, tiếp xúc với các đối tượng có ở Ưong sân, vườn của trường mầm non hoặc vườn truờng.

+ Tham quan: Ở lớp mẫu giáo nhỡ và mẫu giáo lớn, nếu điều kiện cho phép QÓ thể tổ chức cho trẻ đi tham quan. Ở những nơi tham quan, cho trẻ được quan sát, tiếp xúc, trò chuvện nhằm tạo ấn tuợne, tích lũy kiến thức và kinh nghiệm cho trẻ.

+ Sinh hoạt hằng ngày. Giáo viên cần tận dụng thời điểm đón và trả trẻ để trao đổi, lôi cuốn phụ huynh cùng phối hợp với nhà trường tích luỹ kiến thức cho trẻ.

Trong các thời điểm thuận lợi như truớc bữa ăn, sau khi ữẻ ngủ dậy và đặc biệt là ữong giờ sinh hoạt chiều, giáo viên cần tích cực trò chuyện vói trẻ; tạo điều kiện cho trè trò chuyện với nhau; cho trè xem tranh ảnh, mô hình, băng hình; đọc sách, kể chuyện, đọc thơ, ca dao, tục ngữ cho trẻ nghe và dạy trẻ các bài hát kết hợp với đàm thoại sơ bộ về nội dung cùa đề tài đang thực hiện.

Ngoài ra, việc tổ chức các hoạt động chung cho trẻ tham gia trong sinh hoạt hằng ngày cũng rất có ý nghĩa. Các hoạt động này không những giúp trẻ tích luỹ kinh nghiệm, thực hiện các hoạt động khám phá, mà còn có tác dụng tốt đối với việc giáo dục thái độ chú ý quan tâm đến các lĩnh vực hoạt động khác nhau cùa đời sống xã hội.

+ Hoạt động trong các góc:

- Cung cấp những điều kiện vật chất: các đồ dùng, đồ chơi, các học liệu phong phú, đa dạng cho các hoạt động.

Trang trí các mảng tường, các góc theo nội dung cần tích lũy kiến thức, kinh nghiệm.

+ Hoạt động học có chủ đích về một đối tượng: Ở bước 1, ngoài việc sử dụng các hình thức ngoài hoạt động học có chủ đích như đã trình bày ở trên, giáo viên cần tổ chức loại hoạt động học có chủ đích về một đối tượng nhàm cung cấp kiến thức cho trè, hướng dẫn trẻ thực hiện các hoạt động khám phá về đối tượng bằng các giác quan, các cách thức khác nhau. Tùy theo từng đề tài, có thể tổ chức 2 - 3 hoạt động học cố chủ đích.

Như vậy, bước 1 của quy trinh hướng dẫn trẻ làm quen với MTXQ được tiến hành thông qua nhiều hình thức và phương pháp khác nhau. Căn cứ và nội dung kiến thúc cần tích lũy, hứng thú, khả năng cùa trẻ và điều kiện hoàn cảnh cụ thể của tùng trường, từng lớp mà giáo viên lựa chọn các hình thức và phương pháp cho phù hợp.

*Bước 2: Trẻ mô tả, nói lên hiểu biết của mình về các đối tượng làm quen nhằm mục đích cùng cố, hệ thống hóa, khái quát hóa và mờ rộng hiểu biết.

Thông thường, ở bước 2, giáo viên sử dụng hình thức hoạt động học có chủ đích khám phá về nhiều đối tượng khi trẻ đã tích lũy được một số hiểu biết nhất định vê nội dung của đê tài ở bước 1, nhằm củng cô, hệ thông hóa, làm sâu sắc, chính xác

và mờ rộng kiến thức. Đồng thời, phát triển, rèn luyện các kĩ năng nhận thức như: so sanh, giao tiếp, suy luận...

Với lứa tuổi mẫu giáo lớn, khi trẻ đã tích lũy được vốn kiến thức và kinh nghiẹm phong phú, khi ở trẻ đã hình thành các biểu tượng cụ thể về các sự vật, hiện tượng xung quanh thì giáo viên có thể tổ chức hoạt động có chủ đích để hình thành khái mẹm sơ đăng và phân nhóm đối tượng. Các kĩ năng nhận thức như so sánh, phân nhóm, giao tieP được rèn luyện một cách tích cực ở trên các hoạt động học có chủ đích này.

Như vậy, bước 2 là bước mà giáo viên tổ chức các hoạt động học có chủ đích nhàm hình thành, củng cố, ỉàm sâu sắc các biểu tượng cụ thể và khái quát, đông thời rèn luyện các kĩ năng nhận thức, các kĩ năng xã hội cho trẻ. Lựa chọn tô chức loại hoạt động học nào trong hai loại hoạt động học là phụ thuộc vào mức độ tích lũy kiên thức ở bước 1 và khả năng của trẻ ở lóp.

*Bước 3: Hướng dẫn ữé vận dụng hiểu biết về đề tài vào các hoạt động trong cuộc sống hằng ngày nhăm mục đích củng cố, bô sung và mở rộng tri thức.

Tùy thuộc vào nội dung mà giáo viên lựa chọn và kết quà thực hiện nội dung ờ 2 bước trước đó. Các hình thức có thể sử dụng ờ bước 3 là:

+ Hoạt động trong các góc: Tạo điều kiện cho trẻ được hoạt động tích cực ờ các góc như: góc thiên nhiên, góc chơi xây dựng, chơi trò chơi đóng vai theo chủ đề, góc tạo hình và góc học tập.

+ Sình hoạt hằng ngày: Nhằm củng cố và làm chính xác hoá các biểu tượng, mờ rộng hiểu biết của trẻ. tạo cơ hội cho trẻ thể hiện vốn hiểu biết của mình trong các hoạt độn2 khác nhau.

+ Dạo chơi: Tiếp tục cho tre quan sát các sự vật, hiện tượng ờ sân và \ ườn trường khi chúng có sự thay đôi rõ nét hoặc có các đối tượng mới xuất hiện; tồ chức các trò chơi vặn động có liên quan đến nội dung mà trẻ đã được làm quen ờ bước 1 và bước 2.

Các hình thức và phương pháp tiến hành ở bước 3 cần được lựa chọn và vận dụng phù hợp với điều kiện, hoàn cành của từng trường, lớp mầm non.

N hư vậy, phối hợp các hình thức hướng dẫn trẻ làm quen với MTXQ cũng chính là việc phối kết hợp các phương pháp đa dạng của giáo viên và các hoạt động phong phú của trẻ.

Một phần của tài liệu Đề cương bài giảng thống kêc (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)