Ta chỉ dựa vào một tiêu thức để phân tổ thống kê. Khi phân tổ thống kê cần phải chú ý khoảng cách của từng tổ, có thể khoảng cách đều nhau, có thể khoảng cách không đều nhau tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu và vào lớp số liệu thu thập được.
V í dụ: +) Khi nghiên cứu sự phát triển thể chất của trẻ mẫu giáo lớn, có các tiêu thức thống kê: chiều cao, cân nặng, khả năng vận động. Người ta có thể căn cứ vào một trong 3 tiêu thức đó để phân tổ thống kê. Chẳng hạn, căn cứ vào số đo chiều cao ta có thể chia trẻ thành 3 tổ (nhóm): nhóm có chiểu cao phát triển tốt, nhóm có chiều cao phát triển bình thường, nhóm có chiều cao phát triển chậm. Từ đó ta mới phân tích tổng thể của từng nhóm (kết hợp với cân nặng và khả năng vận dộng).
+) Khi điều tra dân số của một tỉnh (Thái Nguyên chẳng hạn) thường có các tiêu thức thống kê: Họ và tên, tuổi, giới tính, nơi thường trú, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn, nghề nghiệp, đơn vị công tác, đoàn viên (đảng viên), ...Nếu căn cứ vào tiêu thức nơi thường trú thì ta có thể chia tổng thể thành các đơn vị: Thành phố Thái nguyên, huyện Phổ Yên, huyện Phú Bình, huyện Đại từ, Huyện Võ nhai, huyện Định hóa, Huyện Đồng hỷ, huyện Phú lương, ...Với mỗi đơn vị này ta có thể chia nhỏ hơn. Thành phố chia theo các phường, các phường lại chia đến các tổ dân phố, ...Các huyện chia theo các xã, các xã lại chia đến các thôn, x ó m ,...
Hay nói cách khác, đây là cách chia tổ theo địa giới hành chính.