a) Trung bình cộng
3.2.2. Phương tiện hướng dẫn trẻ làm quen với MTXQ
3.2.2.1. Môi trường giáo dục trong gia đình
+ Môi trường thìcn nhiên: Mỗi gia đình trong khả năng có thể nên trồng một sô loại càv và nuôi một số con vật để tạo sự gần gũi của trè với thiên nhiên, đồng thời
kích thích trẻ tìm tòi khám phá về chúng. Môi truờng thiên nhiên trong gia đình cũng cần đảm bảo yếu cầu vệ sinh, an toàn đối với trẻ. Các thành viên trong gia đình cần quan tâm đến môi trường này, khuyến khích, lôi cuốn trẻ phát hiện ra những thay đổi, biểu hiện mới lạ, tìm hiểu về cây cối, con vật trong nhà mình, chì dẫn, giảng giải khi cần thiết, đồng thời thu hút trẻ vào việc lao động chăm sóc chúng.
+ Đồ dùng trong gia đình: Với việc sử dụng đồ dùng như một phương tiện để cho trẻ khám phá, người lớn trong gia đình cần cho trẻ được làm quen với các đồ dùng khác nhau: biết tên gọi, chức năng của đồ dùng, dạy trẻ cách sử dụng đồ dùng theo chức năng và cách sử dụng các đồ dùng thay thế... Mỗi khi ờ gia đình cỏ thêm đồ dùng mới cần cho trẻ biết đồ dùng ấy cần cho ai, sừ dụng nhu thế nào. Trong sinh hoạt hằng ngày, người lớn cần lôi cuốn trẻ vào việc lau chùi, rửa, cất dọn, sắp xếp đồ đùng nhằm tạo sự quan tâm của trẻ đối với đồ dùng và công việc bảo quản, giữ gìn chúng, tạo cho trẻ thói quen vệ sinh, ngăn nắp, gọn gàng khi sử dụng.
+ Không khí thân thiện, ấm cúng trong gia đình: Đây là điều kiện rất quan trọng nhằm giáo dục tình cảm của trẻ đối với gia đình, đối với những người thân yêu và đây là tnrờng học đầu tiên dạy cách ứng xử cho trẻ. Mỗi gia đình cần tạo ra nhũng thói quen tốt, mối quan hệ, tôn trọng lẫn nhau. Các hoạt động chung cần được tồ chức thường xuyên để tạo ấn tượng, kì niệm đẹp về gia đình như đi tham quan, cùng nhau ưang trí nhà cửa chuẩn bị đón Tết, cùng chuẩn bị quà sinh nhật, quà 8/3 cho những người thân trong gia đình.
Để phát huy tối đa tác dụng của môi trường gia đình và thắt chặt mối quan hệ giữa gia đình và trường mầm non, cần thiết phải có sự trao đồi thường xuyên giữa giáo viên mầm non và cha mẹ trẻ về cách xây dựng cũng như sử dụng môi trường gia đình nhằm tạo ra những điều kiện, cơ hội cho trẻ khám phá, tìm hiểu về MTXQ.
3.2.2.2. Môi trường giáo dục trong lóp *Môi trường vật chất
Môi trường vật chất trong lớp bao gồm các vật dụng tự nhiên và do con người sáng tạo ra. Trong lớp học, đó là: phòng học, phòng ngủ và các đồ dùng, đồ chơi chứa đựng trong đó. Môi trường vật chất trong lớp là một nguồn lực thúc đẩy hoạt động khảo sát, khám phá, tìm hiểu thế giới xung quanh của trẻ.
Nội dung của môi trường vật chất: Vật thật; Tranh ảnh, mô hình; Đồ chơi; Tuyển tập và sách; Các bộ sưu tập thực vật và động vật, phương tiện giao thông: Các phương tiện nghe nhìn; Đồ dùng và các nguyên vật liệu.
Yêu cầu đối với các đồ dùng, đồ chơi, nguyên vât liêu trong lớp:
^ Đồ dùng đồ chơi, các nguyên vật liệu cần phải an toàn, chăc chăn, dê sử dụng và bảo quản.
J Hình thức đồ dùng, đồ chơi, các nguyên vật liệu phải phong phú, đa dạng, có tính mờ. có thể sử dụng với mục đích khác nhau.
s Đồ dùng, đồ chơi, các nguyên vật liệu phải phù hợp với trình độ phát triển của trẻ.
•S Đồ dùng, đồ chơi, các nguyên vật liệu cần đảm bào tính thâm mĩ, hâp dẫn, thu hút sự chú V . kích thích trẻ hành động.
s Số lượng đồ dùng, đồ chơi, các nguyên vật liệu cần phải phong phú, đủ đê thoả mãn nhu cẩu sử dụng của tré trong lớp.
*Môi trường xã hội
Môi trường giao tiếp giữa các cô giáo với nhau, giữa cô với trẻ, giữa trẻ với tré
ờ trong lớp cần thân thiện, ấm cúng để tạo cơ hội cho trẻ được chia sè, giãi bày V
tường chơi củng như tâm tư nguyện vọne. mong muốn của trè với cô. với bạn, giúp trẻ hiểu nhau hơn và cô cũng hiểu ơè hơn.
Đây là môi trườna tôt đẽ giáo dục các kĩ năna xã hội cho trẻ như giao tiếp, hợp tác. thoà thuận, chia sẻ, thái độ quan tàm, nhường nhịn, tự kiềm chế, khôns quẩy rầy bạn. biẻt phối hợp hoạt động.
3.2.2.3. Mòi trường giáo dục trong trường mầm non *Môi trường vặt chất
Môi trường vặt chất bao gồm toàn bộ khuôn viên của trường mầm non: cône, sân. vườn, khu nhà học, nhà làm việc, nhà bếp và toàn bộ đồ dùng, dụng cụ trong đó.
+ Tường bao ngoài cồng trường mầm non cần trang trí các hình ảnh thể hiện hoạt động chủ đạo của trường đê thu hút được sự quan tâm chú ý cùa ừẻ mầm non.
+ Công trường cần có biển đề tên trưõng, màu sấc cánh cửa cần tạo sự hấp dẫn, mời chào các bé.
+ Mặt trong cùa tường bao quanh trường mầm non có thể dùng để thể hiện những bức tranh sinh động về luật lệ giao thông, về tháp dinh dưỡng hay nội dung cùa các câu chuyện cổ tích.
+ Sân trường cần có các phương tiện để trẻ chơi như cầu trượt, đu quay... và các loại cây ỉấy bóng mát như phượng, hoa sữa, bàng lăng hoặc các giàn cây leo.
+ Bẻ cát, bể nước cần có mái che để trẻ có thể thực hiện các hoạt động khám phá thuận tiện trong mọi điều kiện thời tiết.
+ Vườn trường cần có các loại cây: cây ăn quả (hồng xiêm, chuối, na, mít, khế, bưởi); cày cảnh và hoa các loại; rau ăn củ, ăn lá, ăn quả theo mùa. Động vật ờ vườn trường có thể là bể cá cảnh to; chuồng nuôi chim bồ câu; chuồng nuôi thỏ hoặc sóc...
+ Các phòng làm việc, phòng bếp cần có biển treo đề tên phòng. Đồ dùng dụng cụ trong các phòng làm việc và nhà bếp cần phải sạch sẽ và sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp. *Môi truờng xã hội
Tất cả người lớn trong trường mầm non cũng cần tham gia tích cực vào việc giáo dục trẻ thông qua giao tiếp ân cần, thái độ quan tâm; sự giúp đỡ, nhắc nhở đúng lúc. Hằng năm nhà trường nên tổ chức những hoạt động có sự tham gia của các cô, các bác và ưẻ ở các độ tuổi để tạo ấn tuợng tốt của trẻ với trường mầm non, thông qua đó hình thành ở trẻ các kĩ năng xã hội, góp phần giáo dục tình cảm tích cực đối với trường - lớp mầm non.
Môi trường giáo dục ở truờng - lớp mầm non cần được giáo viên khai thác, tận dụng đề trè khám phá MTXQ và thực hiện các nội dung giáo dục khác. Trong môi trường vật chất cần cho trẻ được tích cực quan sát, trải nghiệm phát hiện những đặc điểm, tính chất, các mối liên hệ và quan hệ, sự thay đổi và phát triển cùa các sự vật, hiện tượng xung quanh. Tổ chức cho trẻ các hoạt động đa dạng như vẽ, nặn, xé - dán; chơi các trò chơi; sáng tác truyện, thơ, câu đố, bài hát; lao động chăm sóc thiên nhiên, dọn dẹp sắp xếp đồ dùng, đồ chơi cùng với người lớn.
Trong môi trường giao tiếp tạo điều kiện để trẻ được tiếp xúc, trao đồi, chia sẻ với những người lớn và bạn bè trong trường mầm non thông qua đó giáo dục thái độ quan tâm, tình cảm yêu mến gắn bó với trường mầm non. Các phương tiện cần được khai thác, tận dụng tối đa, được phối hợp linh hoạt trong khi tổ chức các hoạt động làm quen với MTXQ một cách sinh động, hấp dẫn ờ trường mầm non, góp phần tích cực vào việc giáo dục toàn diện cho trẻ.
*Tài liêu hoc tâp-
1. Hoàng Thị Oanh, Nguyễn Thị Xuân (2008), Giáo trình phương pháp cho trẻ mám non khám phá khoa học về môi trường xung quanh, NXB Giáo dục.
2. Hoàng Thi Phương (2008), Giáo trình lí luận và phương pháp hướng dẫn trẻ làm quen với môi trường xung quanh, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
3. Nguyễn Thị Thu Hiền (2008), Trò chơi, thí nghiệm tìm hiếu môi trường thiên nhiên (Trẻ 5 - 6 tuổi), NXB Giáo dục.