Các thuế của làng

Một phần của tài liệu Hương ước cải lương ở huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang ( 1921 - 1942) (Trang 73)

B. NỘI DUNG

2.2.2.8. Các thuế của làng

Đây là phần kê khai của các làng xã được ghi rất ngắn gọn ở điều 77. ở phần sưu thuế ở trên ta tìm hiểu cách thức và những quy định trong việc bổ

sưu thuế, còn ở phần này ta tìm hiểu về các loại thuế mà nhân dân phải đóng thường năm.

Các thuế của làng đều được thực dân Pháp bắt kê khai theo mẫu chung do đó nên không có gì khác mấy giữa các làng. Có những làng ghi rất ngắn gọn trong vài dòng, nêu tên các thuế của làng mà thôi gồm: “Thuế ngựa, thuế trâu bò, thuế nhà cửa..., thuế ngoại phụ vào ngạch thuế Nhà nước. Mỗi thứ thuế phải kê riêng từng mục” [37, 13]. Cụ thể mỗi loại thuế phải đóng bao nhiêu thì đa phần không được nhắc đến. Trong đó có hương ước xã Ngọc Thành có ghi rất chi tiết: “Thuế đầu nhà mỗi năm phải nộp là 20 hào (0$20), ngựa mỗi con là 20 hào (0$20), trâu mỗi năm thuế là 10 hào (0$10), bò là 8 hào (0$08). Ba tháng đầu năm tây và ba tháng cuối năm tây ai mới làm chủ giống vật ấy không phải nộp thuế nữa. Ai mua bán phải tường Lý trưởng nếu biểu nào ẩn lậu có lỗi và phạt tiền là 20 hào (0$20). Thuế ngoại phụ trên này thú cùng với thuế điền thổ vụ bảng kí vào công quỹ làng xã. Thuế ngoại phụ vào gạch thuế Nhà nước thì đinh điền thổ chịu” [79, 7 – 8]. Ngoài ra, hương ước làng Lương Phong có kê thêm một loại thuế mới: “Thuế xương túc mỗi mẫu 6 đấu thóc, cứ đấu 3 bát mà thu, cứ vụ gặp hai đoạn thì tuần đinh đến nhà điền chủ mà thu lấy. Thuế ngoại phụ theo thức chính ngạch thì không thu” [76, 15]. Trong đó, hương ước làng Đông Lỗ thì kê: “Thuế xương túc thì thu lúa 30 lượm cho lấy một lượm. Các thuế này cấp cho Trương tuần và tuần tráng” [38, 24].

Các thứ thuế mà đã được thực dân Pháp quy định thì dân làng nhất thiết phải đóng. Người nông dân cả năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” làm lụng vất vả nhưng thành quả của họ, họ không được hưởng trọn vẹn mà phải nộp cho tên xâm lược. Mặc dù qua tay chính quyền làng xã xong cuối cùng chính là về tay chúng. Đây chính là một trong những hình thức bóc lột của

thực dân Pháp đối với nhân dân thuộc địa. Dưới sự bóc lột của thực dân Pháp cuộc sống của người nông dân việt càng mịt mù, khó khăn.

Một phần của tài liệu Hương ước cải lương ở huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang ( 1921 - 1942) (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)