Nội dung chính của cuộc cải lương hương chín hở Bắc Kì

Một phần của tài liệu Hương ước cải lương ở huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang ( 1921 - 1942) (Trang 30)

B. NỘI DUNG

1.2.2.2. Nội dung chính của cuộc cải lương hương chín hở Bắc Kì

Sau hơn nửa thế kỉ thống trị nước ta, thực dân Pháp gần như chưa bao giờ gây dựng được chính quyền của mình ở làng xã. Vì vậy, vấn đề cốt lõi của việc cải lương lần này chính là tìm cách để tăng cường hơn nữa sự kiểm soát của chính quyền Trung ương tới cấp cơ sở là làng xã. Năm 1921, sau nhiều lần trì hoãn với Nghị định ngày 12/8/1921 do Thống sứ Mongghio kí đã tạo ra sự đảo lộn lớn trong đời sống làng xã. Đây chính là mốc đánh dấu công cuộc cải lương hương chính của Pháp ở Bắc Kì. Đợt 2 là theo Nghị định ngày 25/12/1927 và ngày 19/3/1935. Đợt 3 là ngày 23/5/1941 - đây là cuộc cải lương cuối cùng mà chính quyền thực dân tiến hành.

Trọng tâm của cuộc cải lương hương chính là thay thế HĐKM – bộ máy quản lý truyền thống của làng xã mà thực dân Pháp cho là “tham nhũng”, “bất tài” bằng HĐTB là đại diện các dòng họ trong làng, đồng thời tăng cường sự giám sát trên phương diện tài chính với việc lập ra ngân sách làng xã. Thực chất đó là tổ chức lại bộ máy chính quyền làng xã nhằm biến nó trở thành công cụ đắc lực phục vụ cho mục đích thực dân.

Về nội dung hương ước cải lương theo bản mẫu gồm hai phần: Chính trị và Tục lệ. Phần Chính trị được coi là xương sống của cuộc cải lương hương chính. Phần Tục lệ, mỗi khoản có các điều và các phần hướng dẫn các làng tự kê khai hoặc in sẵn để các làng tự điền vào. Phần I bao gồm: việc Chính trị (Chánh trị), sổ chi thu, bổ sưu thuế Nhà nước, việc canh phòng, sự cấp cứu, sự vệ sinh, sự vệ nông, các của công, trừ gian lậu, sự giao thiệp, sự học hành, sự ngụ cư và kí táng. Tất cả các mục này đều được các làng in ra sẵn kèm theo những qui định cụ thể về thưởng, phạt đối với các hành vi sai trái. ở phần II, thực dân Pháp thừa nhận không thể dự thảo được vì mỗi làng mỗi khác mà chỉ nêu lên một số tiểu mục để làng tự kê khai tục lệ làng mình; đó thường là các

tiểu mục: sự quân điền thổ, hôn lễ, tang lễ, những tiền lệ khác, tế tự và một số bản kê thêm những điều riêng của làng mình mà trong bản mẫu không có.

Mỗi bản hương ước theo mẫu mà chính quyền thực dân ban hành gồm những nội dung chính sau:

Cấu trúc bản hương ước cải lương mẫu do Phủ Thống sứ Bắc Kì soạn năm 1921 (Tư liệu ở thư viện Viện sử học, kí hiệu TL - 80)

STT Nội dung hương ước Số điều

1.

Phần thứ nhất: Chính trị – tổ chức HĐTB

Hội đồng Tộc biểu:

- Lý do, nguyên tắc lập, cơ cấu tổ chức - Nhiệm kì, quyền hạn

- Nguyên tắc họp, quyết định việc làng - Chế độ lộ phí

- Việc trách phạt Tộc biểu

18

2. Việc chi thu:

- Lập sổ bảo quản chi thu

- Việc nhận tiền, bảo quản tiền của Thủ quỹ - Việc công bố tài sản hàng năm

17

3. Việc Lý trưởng, Phó lý:

- Nhiệm vụ, quyền hạn của Lý – Phó trưởng - Quyền lợi về ruộng đất

5

4. Việc sưu thuế:

- Lý trưởng nhận bài chỉ thuế - HĐTB phân bổ thuế

- Lý trưởng thu thuế

- Xử phạt người thiếu thuế, cấm ăn uống, cấm cấp tiền

cho Lý trưởng trong kì bổ thuế 5. Việc kiện cáo:

- Phạm vi, quyền hạn của HĐTB khi xử kiện - Trách nhiệm các bên tham gia kiện

5

6. Việc canh phòng:

- Nguyên tắc lấy tuần phiên - Nguyên tắc lập điếm canh

- Tổ chức canh gác, chia phiên gác - Quyền lợi của người bắt được trộm

9

7. Việc canh ngoài đồng:

- Nguyên tắc cắt cử phiên ngoài đồng

- Nhiệm vụ, quyền hạn, quyền lợi phiên tuần

10

8. Việc cấp cứu:

- Trách nhiệm của mọi người khi có lệnh cấp cứu

- Quyền lợi khi tham gia bắt trộm cướp mà bị thương hay bị chết

2

9. Giữ gìn vệ sinh tại các điểm công cộng, phòng trừ bệnh truyền nhiễm

7

10. Việc đường xá, cầu cống, đê điều:

- Trách nhiệm của Thủ lộ, của các gia đình nuôi trâu, bò trong việc bảo vệ các công trình

-Xử phạt các trường hợp tự ý tháo nước, cuốc đường, để trâu bò ăn lúa, chăn vịt ở ruộng lúa

10

11. Việc các của công:

- Trách nhiệm của mọi người với bảo vệ của công - Nguyên tắc đấu giá tài sản

3

phạm: nấu rượu, đánh bạc...

13. Việc giao thiệp: Thể thức tiếp quan về làng của HĐTB và Lý Phó trưởng

3

14. Việc giáo dục: Làng mở trường, trích công quỹ mua giấy bút cho trẻ từ 8 tuổi trở lên đi học và phụ cấp cho thầy

4

15. Việc ngụ cư, kí táng:

- Chỉ cho phép người có căn cước minh bạch - Nguyên tắc kí táng

16.

Phần thứ hai: Tục lệ (tùy thuộc từng làng)

Việc điền thổ: Không thể dự thảo vì mỗi làng mỗi khác 17. Việc hôn lễ: Không dự thảo được, trừ việc nộp cheo cho

HĐTB, bỏ tục chăng dây, đóng cổng 18. Việc tang:

- Tang chủ không làm cỗ mời mọi người - Khi phúng chỉ có hương hoa

- Người trong giáp phải đi đưa tang, không được sách nhiễu tang chủ

19. Việc tế tự: Không dự thảo được

20. Việc khao vọng: Dùng tiền chiết can thay cỗ bàn ăn uống

21. Việc ngôi thứ: Duy trì hệ thống ngôi thứ theo quan chế và theo tục làng

22. Họ và tên, chữ kí, điểm chỉ của người lập ra hương ước. Họ và tên, chữ kí của chức dịch (Chánh tổng, Lý trưởng, Tiên chỉ, quan huyện, phủ), dấu triện

Về hình thức: trong 3 đợt cải lương hương chính, các bản mẫu tuy khác nhau ở chi tiết và các trình bày, song cơ bản đều thống nhất với nhau về hình thức và nội dung. Các làng ghi tên của mình vào phần trống, cũng như ghi các khoản trả tiền công như thuê người đi tuần, ai kí táng ở làng phải nộp cho làng bao nhiêu tiền, bao nhiêu ruộng đất… Cấu trúc văn bản gồm hai phần: phần Chính trị, phần Tục lệ. Ngoài ra, một số bản còn mang thêm phần phụ (ghi các điều quy định của làng đã có từ trước mà hương ước mẫu không có). Bản hương ước nào cũng phải có con dấu hoặc chữ kí duyệt y của Công sứ và một số viên chức khác như: Tri phủ, Tuần phủ, Lý trưởng… Các bản thường viết tay, bằng mực bút máy.

Tiểu kết

Mỗi làng của Hiệp Hòa xưa là một xã hội thu nhỏ, có đầy đủ bộ máy quản lý với HĐKM, Hội đồng lí dịch. Hương ước – với tư cách bộ “luật làng” có vai trò quan trong trong quá trình vận động của các làng xã ở Hiệp Hòa nói riêng và làng xã cả nước nói chung. Qua những biến cố của lịch sử, làng xã cũng như hương ước luôn gắn “số phận” của mình vào trong đó. Mỗi một thời kì, hương ước lại mang thông điệp khác nhau, phản ánh những thay đổi cơ bản của làng xã đương thời. Hương ước cải lương là giai đoạn thứ hai – rất đặc biệt trong lịch sử phát triển của hương ước Việt Nam, bởi nó gắn liền với cuộc cải lương hương chính mà thực dân Pháp tiến hành. Ngoài tính chất chung của hương ước là phản ánh mọi mặt đời sống xã hội, nó còn giữ vai trò làm công cụ đắc lực để chính phủ bảo hộ thực hiện ý đồ kiểm soát chốn hương thôn.

Hương ước cải lương ẩn chứa những giá trị lịch sử - văn hóa nhất định cần được khai thác. Đây vừa là một căn cứ để đánh giá kết quả của cuộc cải lương của thực dân Pháp (mức độ thành công, thất bại), vừa thể hiện thái độ ứng xử của mỗi làng Việt trước sự can thiệp của chính quyền thực dân. Nghiên cứu hương ước cải lương huyện Hiệp Hòa, chúng ta sẽ tìm dẫn chứng sinh động để chứng tỏ những vấn đề trên.

Chương 2

HƯƠNG ƯỚC CẢI LƯƠNG Ở HUYỆN HIỆP HÒA, TỈNH BẮC GIANG ( 1921 – 1942)

Một phần của tài liệu Hương ước cải lương ở huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang ( 1921 - 1942) (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)