Nội dung của hương ước cải lương

Một phần của tài liệu Hương ước cải lương ở huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang ( 1921 - 1942) (Trang 38)

B. NỘI DUNG

2.2.Nội dung của hương ước cải lương

2.2.1. Phần chính trị

2.2.1.1. Việc chính trị

Tư tưởng cuộc cải lương hương chính được thể hiện rõ nhất trong phần Chính trị và sổ chi thu với động từ “phải chiểu”. Hầu hết các bản hương ước ở trang đầu đều có ghi “Việc chính trị của làng... thì phải chiểu theo Nghị định quan Thống sứ ngày....” [36, 1]. Nếu hương ước cải lương ra đời trong đợt 1

phải chiểu theo Nghị định ngày 12/8/1921 của quan Thống sứ thì đợt 2 chiểu theo ngày 25/2/1927, đợt 3 tương tự đợt 2.

Phần lớn các hương ước đều kê khai rất chung chung về phần Chính trị là phải chiểu theo Nghị định quan Thống sứ, chỉ có hương ước làng Đức Thắng (1935) nói rất rõ về tổ chức bộ máy làng xã. Trong hơn 2 trang kê khai chia làm 2 phần: Tổ chức HĐTB và quan kỉ trong đó có 18 điều nhỏ. Hương ước nói rõ: “Các hộ hợp lại thành một làng, bởi thế một làng do các hộ cử người thay mặt để mà trông nom gọi là Tộc biểu. Tư cách người làm Tộc biểu cũng là bầu cử, người Tộc biểu tuân theo Nghị định mà thi hành. Trong ban Tộc biểu bầu một người làm Chánh hương hội, một người làm Phó hương hội, một người làm Thư kí, một người làm Thủ quỹ” [41, 1].

Hương ước làng Đức Thắng còn nói rõ tiêu chuẩn để được vào HĐTB là những người đàn ông từ 25 tuổi trở lên, có tài sản ở trong làng, xưa nay chưa bao giờ phạm vào một tội nào làm mất quyền công dân kê trong điều 29 hình luật An Nam với nhiệm kì 3 năm (từ năm 1927 là 6 năm). Trong thời gian tham gia Hội đồng, những người này được ưu đãi miễn trừ tạp dịch, tu bổ làng xã ngược lại “người nào đương tại chức mà bị cách thì làng truất vị thứ không được dự đình trung và tư văn 6 tháng” [41, 2].

Về hoạt động của HĐTB hương ước kê rõ: “Những người làm Tộc biểu, Thư kí, Thủ quỹ hết hạn 3 năm cử lại, ai được tái cử lại được làm... Trừ ra khi có việc cần mở Hội đồng bất thường còn thì mỗi tháng đến ngày 15, ngày mùng 1 mở Hội đồng một lần để bàn việc làng xã, ai say rượu thì không được dự Hội đồng. Quá nửa số người trong ban dự hội. Đồng thời có thể bàn việc làng được, bàn xong thời giải tán ngay không được bày tiệc rượu. Bàn việc gì phải làm biên bản có chữ kí của những người Hội đồng hiện tại và để vào lưu chiểu. Đương lúc Hội đồng nếu có ai theo lễ phép mà hỏi điều gì thì Hội đồng cũng lấy lễ phép mà đáp lại cho người ta biết” [41, 2].

HĐTB cũng có luật lệ riêng: “Tộc biểu mắc bận không dự Hội đồng thì phải có lời bảo để Hội đồng biết, nếu ai không có duyên cớ đích thực không đến Hội hay bận thì Hội đồng phải bảo Tộc biểu ấy cử người khác thay. Một người hay nhiều người Tộc biểu hay là Chánh - Phó trưởng không được tự quyết những việc ích lợi ở trong làng, trừ khi nào Hội đồng đã giao quyền cho người ấy. Tộc biểu làm điều gì trái với hương ước hoặc cả Hội đồng hoặc một hộ trong làng tố giác ra, thì chức sắc Kì lão trong làng họp Hội đồng mà cứu xử, Hội đồng Kì lão này có quyền quở trách hay phạt tiền từ 30 hào (0$30), 50 hào (0$50) cho đến 1đồng (1$00), không cho dự Hội đồng nữa. Nếu người nào làm tổn hại quyền lợi trong dân thì Hội đồng chức sắc Kì mục làm biên bản trình quan cứu xử” [41, 2].

Hương ước cải lương đợt 2 và đợt 3 có hình thức, bố cục, các điều kê giống nhau. Đặc điểm nổi bật của phần Chính trị các làng đều khai giống nhau và rất chung chung: “Việc Chính trị trong làng... phải chiểu theo Nghị định ngày 25/2/1927”. Theo đó, HĐKM được tái lập sau khi chính quyền bảo hộ nhận ra rằng các Kì mục đặt mình ra ngoài cuộc cải lương và ngấm ngầm chống lại HĐTB, còn HĐTB ngày càng bộc lộ là bộ máy tham nhũng, thiếu kinh nghiệm quản lý. Sự trở lại của HĐKM cũng được thực dân Pháp quy đinh rất rõ. Thành viên là những người tuổi từ 30 trở lên, đạt yêu cầu về học vị và chức bậc: những người đỗ trong các kì thi của Nhà nước phong kiến, những người có bằng cấp của nền giáo dục Pháp – Việt, những người có phẩm hàm là cựu Chánh tổng, Phó tổng... Chỉ những xã có từ 4 Kì mục trở lên mới được phép thành lập HĐKM. Nhiệm kì của những người này là vô hạn, ngoại trừ họ bị phạt hoặc khai trừ. Chức năng của nó là một tổ chức tư vấn, giám sát và thông qua các quyết định của HĐTB. Đứng đầu là Tiên chỉ, sau là Thứ chỉ.

Ta thấy rằng, đa phần các bản hương ước của huyện Hiệp Hòa viết về phần Chính trị là rất ít bởi chúng đều phải theo một khuôn mẫu nhất định. Tuy

vậy, ta cũng phải khẳng định rằng đến năm 1921 Hiệp Hòa cũng như các huyện khác trong tỉnh chính thức bước vào cuộc cải lương. Lần 1, HĐTB ra đời, HĐKM bị xóa bỏ. Lần 2 là năm 1927, khi HĐTB tỏ ra hoạt động kém hiểu quả chính quyền thực dân quyết định lập lại HĐKM bên cạnh HĐTB. Lần 3 vào năm 1941, khi hai Hội đồng trên đều bị bãi bỏ thay vào đó là HĐKH. Thực chất của HĐKH là sự củng cố lại HĐKM nhưng thay tên cho nó. Điều đó chứng tỏ thực dân Pháp đang bế tắc trên con đường chinh phục với tay đến làng xã Hiệp Hòa nói riêng và Việt Nam nói chung.

2.2.1.2. Sổ chi thu

Sổ chi thu là quyển sổ kê khai các khoản thu và chi của làng xã. Điểm tiến bộ của nó là “kê khai bao nhiêu tiền thu và bao nhiêu tiền chi đều kê rõ cả, như vậy tránh được sự gian tham và sự hà lạm” [14, 25]. Bởi trước khi có cuộc cải lương thì ở làng xã việc thu, chi đều phó mặc cho chính quyền xã, dân chỉ có nghĩa vụ đóng tiền. Thực dân Pháp tiến hành cải lương, chúng muốn kiểm tra việc chi thu của làng xã nên quyển sổ chi thu này bắt đầu thi hành từ mùng 1 tháng Giêng đến 31 tháng Chạp tây là hết.

Về sổ thu có hai khoản chính là thu bắt buộc (thu thường) và thu bất thường (thu tùy ý). Thu thường có: tiền cheo, việc hiếu, những khoản lợi tức về tài sản của làng, những khoản thu về giấy khai sinh, hộ tịch, khi có việc hiếu hay một số việc khác mà gia đình nào thịt súc vật cũng phải nộp tiền tùy từng làng. Có sự hoán đổi giữa 2 khoản này giữa 2 cuộc cải lương. Nếu lần 1 thu thường có thuế trâu bò, tiền ngoại phụ và các thuế chính ngạch, tiền lúa xương, tiền bán ngôi thứ thì cải lương lần 2 chuyển hết sang làm khoản thu tùy ý. Vì thế, nguồn công quỹ làng xã lại được bổ sung thêm.

Về hình thức sổ chi cũng giống sổ thu bao gồm hai khoản là chi thường và chi bất thường. Tiền chi thường thuộc các khoản về công vụ làng xã, việc

công ích, việc tế tự. Tiền chi bất thường như làm lại đình chùa, cầu cống, trợ cấp cho kẻ nghèo, người khó.

Cứ ngày mùng 1 tháng 11 hàng năm, HĐTB của các làng xã đều họp để tính các khoản chi thu trong năm sau. Sau đó, những điều bàn bạc này được ghi lại trong sổ dự chi, tiêu của làng xã có chữ kí của tất cả các Tộc biểu và nộp lên cho quan sở tại. Bắt đầu từ mùng 1 tháng 1 năm sau làng xã bắt đầu thực hiện những điều ghi trong sổ. Ở cấp làng người có quyền tối cao với việc chi thu là Chánh hương hội. Chánh hương hội là người duy nhất có quyền duyệt các khoản chi thu đã dự tính của làng.

Hầu hết làng nào cũng ghi lại các khoản chi thu như trong hương ước mẫu, thường là rất sơ sài, chỉ “chiểu theo Nghị định ngày... của quan Thống sứ mà thi hành, cấm không ai được bắt dân làm cỗ mời công dân khi có việc tang, thi đỗ... Dân đóng tiền và cứ đến cuối tháng Hương hội phải kiểm quỹ một lần và làm biên bản để lưu truyền, hết năm Hương hội sẽ tính thu bao nhiêu và chi bao nhiêu rồi dán yết thị tại đình để dân cùng biết” [50, 3]. Riêng hương ước làng Đức Thắng trình bày rất chi tiết “Dựng sổ chi thu là để trong làng chi thu có chừng mực biên chép cho minh bạch dễ đường cứu xét. Thường năm đến tháng 11 ngày 1 tây là Hội đồng dự toán sang năm thu những tiền gì? Tiêu việc gì rồi làm thành sổ cả Hội đồng kí kết trình quan sở tại kiểm soát bẩm tỉnh duyệt đệ tòa sứ đến ngày 1 tháng Janvier mới được thi hành” [41, 4]. Đặc biệt ở khoản tiền chi hương ước có quy định nghiêm ngặt:

“Làng chi tiêu bất thường Hội trưởng phải mở Hội đồng làm biên bản nói rõ vì cớ gì mà tiêu và tiêu là bao nhiêu? Biên bản ấy phải đính ngay vào sổ chi – thu, những khoản chi tiêu bất thường quá 20 đồng (20$00) những tờ biên bản ấy phải trình quan có duyệt y trước đã rồi mới thi hành. Những món tiền ấy Thủ quỹ chi ra mà không có chữ kí Hội trưởng thì không kể ai đến lĩnh tiền thì Thủ quỹ bắt người lĩnh tiền ấy giao cho một phái lai ở sổ răng cưa ra và chữ

Hội trưởng, Thư kí và người lĩnh tiền cũng phải kí hay là điểm chỉ. Đến cuối tháng Hội đồng kiểm quỹ một lần và phải làm tờ biên bản... Chi tiêu không được quá số dự định và phải rất là tiết kiệm để cho tiền công còn thừa làm tiền lưu trữ. Món tiền lưu trữ ấy làng dùng vào việc sinh lợi, nếu đem cái tiền ấy cho vay thời lấy lợi mà thôi, những người vay phải cầm điền sản làm tin, nếu không cầm thời làng không cho vay. Hội đồng định cho ai vay phải làm biên bản và bảo người vay phải viết văn tự, văn tự ấy phải trước bạ biên bản mà phát tiền cho nguời vay, ai vay tiền công hễ đến thời hạn thời phải giả cả gốc lẫn lãi trước, không được viết lãi làm gốc mà tăng thêm nữa, hạn cho vay tiền không được quá 1 năm. Cấm cho những người có chân Hội đồng và vợ con những nguời ấy không được vay tiền của làng. Làng sẽ tùy tiền chi thu trong làng mà phụ cấp cho Hội trưởng, Thư kí, Thủ quỹ mỗi người đồng niên là 6 đồng (6$00)...” [41, 5 - 6].

Rõ ràng chi, thu đều nằm trong sổ dự trù của làng đã được tính trước. Sổ này là cách thức để tăng cường sự kiểm soát của chính quyền cấp trên đối với làng xã. Có thể nói, bất kì một khoản chi thu nào muốn thực hiện thì trước hết phải có “thỏa hiệp” giữa chính quyền làng xã với chính quyền cấp trên. Thực dân Pháp đã khéo léo đưa cái gọi là “văn minh” vào làng xã để thỏa mãn tham vọng của mình nắm lấy làng xã trong lòng bàn tay.

2.2.1.3. Sưu thuế

Sưu thuế là nghĩa vụ của làng xã đối với chính quyền Trung ương. Người có nhiệm vụ thu sưu thuế là Lý trưởng. Khi Lý trưởng tiếp quan phát chỉ bài thuế về thời phải tường Chánh hương hội họp các Tộc biểu tính thuế. Sưu thuế đã có ngạnh của Nhà nước nên cứ theo trong chỉ bài mà bổ không được chia ruộng nội canh, phụ canh hay ruộng đàn anh, đàn em. Biên bản của việc sưu thuế được sao thành hai bản có đầy đủ chữ kí của Tộc biểu, một bản giao cho Lý trưởng nộp quan sở tại. Sau đó việc thu thuế được phân về các họ.

Sổ bổ thuế phải ghi rõ số người của từng họ, diện tích đất đai, số đinh là bao nhiêu tương ứng với số tiền. Người giáp nào thu giáp ấy rồi giao cho Lý trưởng, lấy biên lai để Lý trưởng nộp vào kho. Cuối cùng Lý trưởng phải mang phiếu đó về trình Hội đồng. Phần đa các hương ước đều ghi chung chung các nội dung trên từ điều thứ 8 đến điều 13. Riêng lệ làng lành Lạc Khổng có ghi rõ: “sau khi Hội đồng chiếu bổ xong, lập thành biên bản kí kết niêm yết ở đình, Lý trưởng cho thông báo cho dân trong làng cùng biết hạn trong 10 ngày phải đem nộp cho Lý trưởng. Ai nộp thuế cho Lý trưởng, Lý trưởng phải chiếu biên lai mà biên nó ra từng khoản, không được biên hàm hồ, nếu ai không có giấy biên lai thì cũng như chưa nộp thuế” [73, 6].

Hương ước xã Ân Cập còn nói rõ cách thức thu thuế: “Nếu trong làng có nhiều thôn theo tục Lý trưởng thu thuế một thôn, Phó lý thu thuế một thôn, mấy người Thần thu mỗi người một thôn. Những Phó lý, Thần thu ấy phải lĩnh sổ biên lai mà biên phát cho những người nộp thuế thuế. Khi giao tiền thuế cho Lý trưởng, thì Lý trưởng giao tổng số cho người Phó lý, Thần thu ấy. Bổ thuế làng không bổ tiền ngoài cho Lý trưởng, Phó lý nữa, vì làng đã cấp tiền đồng niên cho Lý Phó trưởng còn như Thần thu thì ai thu thuế thì làng sẽ cấp cho mỗi vụ thuế một người 3 đồng (3$00)” [56, 7].

Hương ước làng nào cũng quy định “Ngày bổ thuế không được bày ra ăn uống để làng phải đóng nặng tiền thêm” [44, 7].

Ngoài ra, riêng có hương ước làng Đức Thắng có thêm một phần nhỏ là “đóng binh lính’’ nghĩa là ngoài các thứ thuế đã quy định trên thì ở làng này có thêm việc đóng binh lính cho thực dân Pháp, từ thuế tiền đến thuế người, chúng ta càng thấy rõ hơn sự thâm độc của lũ xâm lược. Hương ước ghi rõ:

“Có lệnh quan bắt lính thời Chánh hội họp Hội đồng mà đúng tuyển. Xét trong làng nhà nào có hai anh em trở lên, tuổi từ 20 đến 23 người mạnh khỏe phải ra đình cả cho Hội đồng tuyển theo giấy quan, nếu lấy một người thời

làng cắt ba người, lấy hai người thời cắt sáu người... rồi đem số người đã trúng tuyển ấy ra bắt thăm rồi lập biên bản giao cho Lý trưởng dẫn đi điền thế. Lý trưởng dẫn những người lính đi điền thế thì làng cấp cho mỗi người mỗi ngày 3 hào (0$30). Ai đi lính không can khoản gì đủ tục làng 3 năm thì được ngôi Hương ẩm, nếu người nào được phẩm hàm thì chiếu tục làng mà khao vọng. Người lính nào tại ngũ không cẩn thận khí giới phải đền hay là đào độn phải tội sự phí tổn cứ vợ con thân thuộc phải chịu. Nhà ai nhiều đinh tiết thứ lính đóng không trung mà đã quá tuổi thời phải điền thế cho làng 1 đồng (1$00)” [41, 7 – 8].

Dưới sự kiểm soát của thực dân Pháp, vấn đề sưu thuế được quy đinh rất nghiêm ngặt thể hiện rõ trong các hương ước. Điều này đảm bảo việc thu thuế diễn ra một cách công khai nhưng với tính bắt buộc để phục vụ cho lợi ích của thực dân.

2.2.1.4. Sự kiện cáo, các của công và trừ gian lậu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sự kiện cáo

“Bán anh em xa mua láng giềng gần”, “Tối lửa tắt đèn có nhau” được coi là phương châm sống của con người thôn quê. Vì lẽ đó mà mọi người rất quý trọng cuộc sống hòa thuận trong gia đình cũng như “trong họ ngoài làng”. Đã thành nếp, tuyệt đại đa số người dân Việt Nam đều không muốn cãi cọ, kiện cáo đặc biệt là ở chốn thôn quê ngày ngày giáp mặt nhau vì “sinh sự thì sự sinh”. Mặc dù vậy, cuộc sống hàng ngày không thể tránh được những va chạm, xích mích nhau, từ đó dẫn đến tâm lý “tức nước vỡ bờ” rồi kéo nhau đi kiện cáo. Song, khi có việc kiện thì “người trong nhà đóng cửa bảo nhau” bất luận như thế nào trước hết phải trình Hội đồng trong làng để hòa giải. Nguyên tắc bắt buộc này đã có ở hương ước cổ.

“Trong làng có ai kiện cáo về dân sự hay thương sự trước hết phải trình hương hội hòa giải. Khi Chánh hương hội tiếp ai trình thời phải mở Hội

đồng lấy lẽ chính đáng và lòng thành thực hòa giải cho hai lần, nếu hòa giải

Một phần của tài liệu Hương ước cải lương ở huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang ( 1921 - 1942) (Trang 38)