Sự kiện cáo, các của công và trừ gian lậu

Một phần của tài liệu Hương ước cải lương ở huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang ( 1921 - 1942) (Trang 45)

B. NỘI DUNG

2.2.1.4. Sự kiện cáo, các của công và trừ gian lậu

Sự kiện cáo

“Bán anh em xa mua láng giềng gần”, “Tối lửa tắt đèn có nhau” được coi là phương châm sống của con người thôn quê. Vì lẽ đó mà mọi người rất quý trọng cuộc sống hòa thuận trong gia đình cũng như “trong họ ngoài làng”. Đã thành nếp, tuyệt đại đa số người dân Việt Nam đều không muốn cãi cọ, kiện cáo đặc biệt là ở chốn thôn quê ngày ngày giáp mặt nhau vì “sinh sự thì sự sinh”. Mặc dù vậy, cuộc sống hàng ngày không thể tránh được những va chạm, xích mích nhau, từ đó dẫn đến tâm lý “tức nước vỡ bờ” rồi kéo nhau đi kiện cáo. Song, khi có việc kiện thì “người trong nhà đóng cửa bảo nhau” bất luận như thế nào trước hết phải trình Hội đồng trong làng để hòa giải. Nguyên tắc bắt buộc này đã có ở hương ước cổ.

“Trong làng có ai kiện cáo về dân sự hay thương sự trước hết phải trình hương hội hòa giải. Khi Chánh hương hội tiếp ai trình thời phải mở Hội

đồng lấy lẽ chính đáng và lòng thành thực hòa giải cho hai lần, nếu hòa giải xong thời Lý trưởng phải lập biên bản trình quan sở tại vào sổ hòa giải. Nếu việc hòa giải không xong, hương hội vị nguyên bị mà phải đi làm chứng trước tòa án, thời người thưa kiện phải chịu tiền phí tổn” [51, 4].

Nội dung này trong các hương ước đều giống nhau gồm 5 điều từ điều 14 đến điều 18. Có hương ước làng Mai Hạ vì thiếu nguyên phần Chính trị nên phần này không được nói đến.

Nhờ có các quy định này mà cuộc sống của người dân không gặp nhiều xáo trộn, tình làng nghĩa xóm ngày càng thắm thiết, nhiều gia đình từ rắc rối đến hòa thuận, êm ấm. Đây chính là một nét đẹp về cuộc sống nơi thôn quê.

Các của công

Hương ước nào kê khai về vấn đề này đều mở đầu bằng điều 56: “Đã gọi là của chung của làng, thời người trong làng ai cũng phải có nghĩa vụ phải giữ, nếu ai làm tổn hại thời phải bồi thường”. Nguyên tắc với tài sản làng xã là ai cũng phải có nghĩa vụ giữ gìn, bảo vệ. Do vậy mà việc của công được quy định rất cụ thể, làng nào trong hương ước cũng ghi chép vấn đề này rất rõ ràng:

Chiểu theo Nghị định ngày mồng 8 tháng 3 tây năm 1906, cấm những người Tộc biểu không ai được vay mượn hoặc cầm cố, bán chác của công làng xã, nghĩa là không được phép quan trên cho, thì không được làm tờ giao kết gì để làng phải chịu trách nhiệm về việc tiền nong. Những tờ giao kết nếu không có chữ quan trên y cho, thì dẫu có Lý trưởng áp triện cũng không can thiệp chi đến làng cả, chỉ có những người Tộc biểu có tên kí ở đấy là phải chịu trách nhiệm riêng mà thôi. Thể lệ ấy mang thi hành về việc phiếu quốc trái của công dân. Khi có việc phải đi kiện cáo thì dẫu làng là bên nguyên hay bên bị cũng phải có lệnh quan trên cho phép rồi mới được đi.

Việc cầm bán công điền, công thổ đáng lẽ cứ chiếu theo chỉ dụ năm thứ hai niên hiệu Gia Long và Nghị định quan kinh lược ngày 20 tháng 4 tây năm 1894 cùng điều thứ 2 Nghị định ngày mồng 8 tháng 3 tây năm 1906 thì cấm hẳn. Nhưng quan trên cũng có thể đặc cách mà cho phép cầm bán được.

Như vậy, cốt là khi làng có động sản hay bất động sản thời hương hội phải đấu giá kín, nhưng yết thị cho mọi người đều biết trước khi đấu giá 10 ngày” (điều 57) [53, 15].

Ngoài ra, các hương ước đều qui định: Ai đấu giá cao thì được, nhưng hương hội phải làm biên bản và đính theo giấy tình nguyện để lưu trữ.

Điều đó chứng tỏ đối với các của công của làng các quy định có vẻ nghiêm ngặt hơn. Nó không chỉ cấm người dân vi pham, ai làm tổn hại phải bồi thường mà nó còn viết thành biên bản để lưu trữ cho dân làng biết. Vì là của chung nên không ai dám vi phạm.

Xét gian lậu

Để góp phần bảo vệ an ninh xóm làng, các làng điều có các điều cấm nhất định. Trong tất cả các điều cấm, xét gian lậu được các làng đặc biệt chú trọng bởi đó là những điều Chính phủ đã có lệnh cấm như: việc buôn bán rượu lậu, thuốc lậu và mở sòng gá bạc lấy hồ, do đó thời hương hội phải khám xét luôn trong làng để trừ gian lậu. “Ai hương hội đã bảo trước mà còn cố ý vi phạm cấm thời hương hội bảo Lý trưởng bắt tang vật làm biên bản để giải quan trừng trị” (Điều 60) [83, 16]. Ai vi phạm dù là quan hay dân đều phải chịu phạt nhưng mức phạt ở các làng là khác nhau, có làng phạt tiền, có làng không phạt tiền mà phạt cái khác. “Người nào phạm gian phạt 1 đồng (1$00) và ngoài hương ẩm 5 năm, giải lên Tòa án xét nghị” [45, 14]. Hương ước làng Liễu Ngạn, Lương Phong, Cẩm Xuyên chỉ ghi: “Những nguời phạm ấy dù quan chiếu luật trị tội, nhưng mất phong thể của làng, thời hương hội phạt không được dự đình trung tế tự trong... ngày” (không ghi số ngày cụ thể) duy

có tục lệ làng Cẩm Bào, lệ làng Vạn Thạch có ghi là trong 1 ngày, nhưng có hương ước làng Đức Thắng phạt rất nặng là 5 năm.

Ta thấy rằng các hình phạt này đều có điểm chung là “tẩy chay” người vi phạm ra khỏi đình trung trong một thời gian nhất định. Đây chính là hình phạt về danh dự đối với người mắc lỗi.Thời hạn phạt của các làng là khác nhau, bên cạnh đó còn phạt về kinh tế.

Một phần của tài liệu Hương ước cải lương ở huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang ( 1921 - 1942) (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)