Mặt tích cực và tiêu cực

Một phần của tài liệu Hương ước cải lương ở huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang ( 1921 - 1942) (Trang 75)

B. NỘI DUNG

2.3.1. Mặt tích cực và tiêu cực

2.3.1.1. Mặt tích cực

Sau khi tìm hiểu hương ước cải lương, chúng ta không thể phủ nhận rằng trong nội dung của nó có nhiều điểm mới, tiến bộ hơn so với thực tại ở chốn thôn quê Việt Nam lúc bấy giờ. Điều này được thể hiện qua các nội dung sau đây:

Sổ chi thu

Trước khi tiến hành cải lương, làng xã Việt Nam vẫn có thu và chi nhưng không có văn bản ghi lại, người dân chỉ biết đóng góp theo quy định làng xã. Nếu việc này còn diễn ra, thực dân Pháp sẽ rất khó quản lý. Sổ chi thu được ra đời trước tiên phục vụ cho chính quyền bảo hộ để quản lý tài chính làng xã, song vô hình dung mang lại tác dụng cho việc chi tiêu ngân sách của làng minh bạch hơn.

Sổ chi thu ghi lại toàn bộ những khoản thu và chi của làng. Ai nộp tiền phải có “Thủ quỹ biên lai, nếu không coi như chưa nộp’’. Phần này đã được các hương ước thể hiện rõ. Trên khía cạnh nào đó thì tài chính minh bạch, người dân có thể biết được về công quĩ làng xã. Tình trạng tham nhũng, hà lạm dần được ngăn chặn, bước đầu chấm dứt cảnh tù mù trong chi tiêu. Tính dân chủ được thể hiện.

Vệ sinh môi trường

Môi trường sống ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người. Trong hương ước cổ cũng đã quy định về điều này, nhưng được qui định cụ thể hơn trong hương ước cải lương. Bảo vệ môi trường trong hương ước cải lương huyện Hiệp Hòa được thể hiện:

- Qui định về bảo vệ nguồn nước.

Hầu hết các hương ước đều nghiêm cấm và có hình phạt cụ thể đối với mọi hành vi xâm phạm nguồn nước như: vứt xác súc vật, đồ dùng của người ốm hoặc chết xuống ao, hồ.... Trước cách mạng tháng Tám các gia đình thường chưa có giếng nước riêng, ở mỗi thôn, thậm chí vài thôn hoặc cả làng dùng chung một giếng. Vì vậy, giữ giếng nước luôn sạch sẽ là trách nhiệm của tất cả mọi người. Nguồn nước không chỉ có vai trò quan trọng trong sinh hoạt mà cả trong sản xuất. Các hương ước đều hướng tới bảo vệ cho sự trong lành, ngăn chặn các hành vi làm bẩn nguồn nước.

- Bảo vệ đường làng, vệ sinh công cộng.

Các quy định này để giữ gìn cho sự bền vững môi trường tổng thể ở làng, đảm bảo cuộc sống cho người dân. Vệ sinh công cộng là ý thức tự giác của mọi người dân. Nhưng Lý, Phó trưởng và Trương tuần phải có trách nhiệm “khuyên bảo các nhà trong làng không được để dơ bẩn ngoài cống rãnh, các ngõ không được để đọng nước bẩn, chuồng trâu phải sạch sẽ quét vôi luôn ai không tuân phạt 1 hào...”. Bảo vệ môi trường đồng nghĩa với việc bảo vệ cuộc sống. Đây là những hành động thiết thực, ai không tuân sẽ bị phạt theo lệ làng xã.

- Qui định về vệ sinh và phòng trừ bệnh truyền nhiễm.

Hạnh phúc lớn nhất của đời người là có sức khỏe, vì có nó ta sẽ làm được mọi việc. Các làng đều thống nhất thực hiện “muốn cho làng được khỏe mạnh cần phải theo phép vệ sinh, 1 là phòng bệnh, 2 là chữa bệnh”. Khi trong làng phát ra bệnh truyền nhiễm gì Lý trưởng phải lập tức trình quan trên để xin thuốc về chữa. Người nào không may mắc bệnh hủi, tả... phải được đưa đi nhà thương điều trị. Gia đình có người chết về bệnh truyền nhiễm thì không được để trong nhà quá 24 giờ mà phải chôn ngay, cách xa khu dân cư để phòng sự lây nhiễm cho người khác. Tất cả giường chiếu của người ốm tuyệt

đối không được vứt xuống ao hồ, sông ngòi... Ai vi phạm những điều trên sẽ bị phạt theo quy định của làng. Với những quy định trên hướng tới mục đích đem lại lợi ích cho cộng đồng. Góp phần bảo vệ sức khỏe, hạn chế sự lây lan thành bệnh dịch. Qua đó, người dân có ý thức hơn về bảo vệ môi trường sống của chính mình và những người xung quanh.

Việc cưới xin, tang ma chốn thôn quê thường nặng về ăn uống, sính lễ rất lãng phí. Có một số gia đình tổ chức đám tang “giết trâu bò làm cỗ bàn mời làng ăn uống no say” để báo đáp cha mẹ và vinh diện với làng xóm. Có người lấy vợ phải bán cả gia sản trở thành nợ nần. Ngoài ra, họ còn phải nộp các khoản lệ phí cho làng cộng thêm sự sách nhiễu của Lý dịch. Hương ước cải lương bước đầu ngăn cấm ăn uống linh đình trong tang ma, cưới hỏi khi cho phép gia đình có việc được nộp 1 khoản tiền sung công quỹ thay cho các thủ tục rườm rà. Với đám ma tổ chức lệ nào đóng tiền lệ đó. Trong đám cưới các hủ tục như chăng dây, đóng cổng được xóa bỏ mà chỉ phải nộp cheo cho làng bằng tiền hoặc hiện vật. Do vậy, đã làm giảm bớt gánh nặng với người nông dân.

Về giáo dục

Giáo dục được các làng chú trọng từ lâu, việc cho con đi học là nghĩa vụ của cha mẹ. Trẻ em từ 8 tuổi hoặc 7 tuổi trở lên là phải đến trường. Làng trích tiền ra xây trường và trả lương thầy giáo. Một số nơi còn dành riêng ruộng đất để cày cấy lấy hoa lợi trả cho thầy mà người ta gọi đây là “ruộng khuyến học”. Các làng đều dành những khoản công quỹ để mua giấy bút cho con nhà nghèo.

Việc giữ gìn an ninh trật tự ở làng cũng được đặc biệt quan tâm. Mỗi làng chia làm 2 lớp canh, canh trong làng và canh ngoài đồng. Việc canh phòng được giao cho từng thành viên có trách nhiệm.

Việc canh trong làng thì “Tuần phiên phải chịu trách nhiệm về sự cướp hay trong làng có người mất trộm mà Tuần phiên không bắt được đứa phạm thời phải đền theo giá của hiện vật”. Việc canh ngoài đồng giao cho Trương tuần và các tuần tráng đảm đương dưới quyền của Tộc biểu, Lý trưởng. Nhiệm vụ của họ là trông coi các việc khuyến nông như giữ nước cho cây, không được để ruộng cạn, phải canh giữ lúa mạ ngoài đồng...

Hương ước nào cũng có qui định về thưởng, phạt. Đây là hình thức giáo dục rất tốt khi thưởng cho những người có công với làng hoặc hoàn thành tốt công việc được giao, ngược lại phạt những ai vi phạm những điều cấm được quy định. Trong hương ước cổ những hình phạt thường rất hà khắc như đánh đập, đuổi ra khỏi làng... Hương ước cải lương đã loại dần hình phạt trên. Hình phạt chủ yếu ở đây là bằng tiền, bồi thường, truất vị thứ, không ngồi ăn uống với người vi phạm đó.

Với những khoản trên đây, hương ước đã tạo ra cho người nông dân một ý thức trách nhiệm cao trước các công việc chung. Đối với người nông dân – dù là “bạch đinh” hay là người có chức phận, việc hoàn thành nghĩa vụ với làng là điều rất hệ trọng vì nếu không đảm bảo được sẽ mang tiếng trước dân và con cháu đời sau xấu hổ. Sức mạnh của bia miệng nơi thôn quê khiến cho người nào cũng sợ. Bởi vậy, trong các việc được phân công từng người không chỉ làm tròn bổn phận mà nhiều khi phải làm vượt trách nhiệm của mình. Ý thức, trách nhiệm trước cộng đồng hình thành từ rất sớm và ăn sâu vào tiềm thức, họ chấp nhận nó như một phản xạ tự nhiên. Tất cả đã tạo nên một mối liên hệ cộng đồng bền vững, chặt chẽ.

Hương ước cải lương ra đời với mục đích sâu xa của thực dân Pháp hòng kiểm soát đi sâu vào đời sống nhân dân. Chính quyền bảo hộ đã đưa tư tưởng cải lương hương chính vào trong hương ước “lệ làng hóa phép nước” đưa hoạt động của làng xã vào trong một khuôn mẫu đã định. Do đó, hầu hết

các mặt liên quan đến đời sống của người dân đều được đưa vào hương ước, được quy chế hóa bằng văn bản. Song cũng từ đây nhiều yếu tố tiến bộ hơn hương ước cổ đã xuất hiện, đây là điều chính phủ bảo hộ không hề mong muốn. Hương ước cải lương mang tính 2 mặt rõ nét.

2.3.1.2. Mặt tiêu cực

Hạn chế của hương ước cải lương nằm ngay trong những quy định của hương ước. Một đặc trưng nổi bật nhất của bản hương ước cải lương mang tính khuôn mẫu (trên thực tế nó được soạn thảo theo ý đồ nắm làng xã của thực dân Pháp). Hương ước cải lương tuy đa dạng nhưng đơn điệu, khô khan, cứng nhắc nhất là ở phần “Điều lệ tổng cục” hay phần “Chính trị”. Hương ước làng nào cũng mang nội dung nhất quán trên, chỉ có thể thay tên một làng nào đó có thể biến thành hương ước của làng khác. Phần Chính trị trong hương ước cải lương đều bám sát vào các Nghị định, Thông tư của chính phủ bảo hộ về cải lương hương chính. Nội dung của phần I cho thấy sự cụ thể hóa Nghị định của Nhà nước hơn là một bản hương ước của dân làng. Khác biệt giữa các bản hương ước chỉ là tiểu tiết (ở điều 20, 36, 61, 71). Vì thế, khi đọc và nghiên cứu hương ước cải lương người ta thường “bỏ qua” phần Chính trị, mà quan tâm nhiều đến phần Tục lệ. Đó là phần II, các làng đươc tự ý kê khai tục lệ của mình. Song các bản mục này đều theo gợi ý của chính quyền thực dân gồm: Sự quân điền thổ, hôn lễ, tang lễ, những việc khao vọng, mua bán danh, tế tự, các loại thuế của làng. Tất cả đều được ghi một cách chung chung, sơ lược nên dường như bản nào cũng giống bản nào. Có một điều làm người đọc rất khó khi tiếp xúc, nhanh nản vì các hương ước đều chép tay, chữ khó đọc, mực bị nhòe, trình bày không rõ ràng, ngôn từ dùng cả văn nói, văn viết, tiếng địa phương, sai lỗi chính tả là hiện tượng phổ biến. Khi nghiên cứu bức tranh làng xã, chúng ta luôn muốn tìm những nét văn hóa đặc sắc, nét riêng của từng làng song hương ước cải lương phải theo mẫu nên đã mất tính sáng tạo.

Trong 54 bản hương ước mà tôi tiếp xúc đều chưa thấy được trình tự, nghi thức đầy đủ của một đám cưới hay một đám tang, đặc biệt là một buổi tế lế, đó là những sinh hoạt thường xuyên của chốn thôn quê. Ở hương ước cải lương hội làng cũng hoàn toàn vắng bóng, thậm chí ngay cả việc tế lễ cũng chỉ nhắc tới tên, các tiền thu để tổ chức lễ hội, lễ vật mà thôi, ngoài ra lễ có bao nhiêu nghi thức và diễn ra như thế nào thì không thấy ghi lại. Diện mạo và tâm hồn làng Việt thể hiện một cách sâu sắc và trọn vẹn nhất qua hội làng đã bị lãng quên. Lễ hội không được ghi chép lại là một khoảng trống lớn của hương ước cải lương. Mặc dù qua văn bản không thể phản ánh được hết cái hồn của lễ hội làng Việt, nhưng nó chính là những mảnh ghép quý nhất giúp ta hình dung một cách rõ nét và trọn vẹn hơn về diện mạo làng quê Việt. Mặt khác, không có một hương ước nào phản ánh về các hội thi trong lễ hội, giải thưởng như thế nào... khiến người tìm hiểu không mấy hứng thú.

Ngoài ra, trong hương ước cải lương như đã trình bày ở các phần ở trên vẫn duy trì những quy định ngặt nghèo, những tập tục đã trở thành hủ tục của làng xã như việc phân biệt dân chính cư và dân ngụ cư, thậm chí còn củng cố về ngôi thứ trong làng. Cũng như hầu hết các làng quê khác, ở Hiệp Hòa vào thời kì cải lương ngoài ngôi thứ cho những người có phẩm hàm, chức tước còn ngôi thứ làng bán cho những người có tiền mua. Việc khao vọng của một số làng rất nặng, có làng kết hợp cả hình thức khao làng với nộp tiền vào công quỹ. Ngay cả các cụ cũng phải vọng lão. Những quy định này ban đầu đơn giản, vốn để cộng đồng chứng giám, chia vui với những người được chức tước, đỗ đạt, phẩm hàm hay lên lão nhưng dần dần đã bị tư tưởng ganh đua nhau, khích lệ nên đã biến phong tục trở thành hủ tục “trừ nợ miệng”. Sống trong cùng làng xã người nông dân không thể không theo tục làng và những hủ tục đó trở thành sợi dây vô hình trói buộc họ, khiến cả đời dành dụm tiền

bạc chỉ nhằm lo cho “hoàn thành” được nghĩa vụ trả nợ miệng với dân làng. Hủ tục đã góp phần đẩy người nông dân vào con đường bần cùng hóa.

2.3.2. Thực thi hương ước cải lương ở huyện Hiệp Hòa

Như đã trình bày ở trên, mục đích của cuộc cải lương hương chính được thực dân Pháp đặt rất nhiều kì vọng nhằm mục đích kiểm soát làng xã. Trong 20 năm chính quyền bảo hộ đã cố gắng chỉnh sửa, uốn nắn chủ trương này với việc tiến hành 3 đợt cải lương nhưng kết quả của nó có đúng như sự mong đợi của chính quyền thực dân Pháp không? Thành công hay thất bại? Chúng ta phải tìm câu trả lời từ trong thực tế của cuộc cải lương hương chính ở huyện Hiệp Hòa tỉnh Bắc Giang, trên cơ sở nghiên cứu 54 hương ước.

Trong cuộc cải lương lần thứ nhất do nhiều bản hương ước không kê khai năm viết nên rất khó tiếp cận. Nhưng chúng ta cũng thể hình dung số lượng các quyển hương ước này là không nhiều. Còn lần thứ hai, chúng ta tiếp cận với số lượng lớn các bản hương ước. Khi nghiên cứu ta thấy cuộc cải lương lần này được coi là thành công nhất của thực dân Pháp. Bởi tư tưởng cải lương đã đến từng làng “gõ cửa”, đi sâu vào làng xã làm cho những người nông dân bắt đầu “thấm” cái mà chính quyền bản hộ gọi là “văn minh” chốn hương thôn. Để thực hiện cuộc cải lương, thực dân Pháp đã đưa ra rất nhiều biện pháp về thay đổi bộ máy làng xã, sổ chi thu, luật lệ của làng. Thực dân Pháp đã lợi dụng hương ước, khéo léo lồng nội dung cuộc cải lương hương chính để phổ biến cho nhân dân. Hầu hết các bản hương ước ở phần Chính trị đều truyền tải những nội dung chủ đạo của các Nghị định và Thông tư theo nguyên tắc được chính quyền cấp trên phê duyệt. Mỗi bản hương ước được sao ra làm 4 bản, làng giữ 1 bản để thực hiện còn 3 bản gửi cho chính quyền cấp trên. Các hương ước này đều bị chính quyền thực dân giám sát chặt chẽ trên tinh thần cuộc cải lương. Bởi vậy, tất cả các bản hương ước đều có sự định dạng tương đối giống nhau về cấu trúc và nội dung. Một bản hương ước

gồm 2 phần: Phần 1 “Chính trị” với nội dung cụ thể hóa các Nghị định và Thông tư của cuộc cải lương, phần 2 là “Tục lệ”.

Thất bại của cuộc cải lương hương chính mà Pháp tiến hành thể hiện ngay trong nội dung chính của 3 cuộc cải lương. Ta thấy rằng đợt 1 thực dân Pháp thay HĐKM bằng HĐTB, đợt 2 phục hồi lại tồn tại HĐKM, song song với HĐTB, đợt 3 xóa bỏ HĐKM và HĐTB thiết lập HĐKH trên sự củng cố lại HĐKM. Nhìn toàn bộ cuộc cải lương ở Hiệp Hòa nói riêng, cả nước nói chung cho thấy sự lúng túng, luẩn quẩn của thực dân Pháp trước làng xã.

Sau khi tiến hành cuộc cải lương lần 1, các làng xã Hiệp Hòa thành lập HĐTB. Sau 6 năm tiến hành cuộc cải lương, chính phủ bảo hộ phải thừa nhận rằng: “người ta đã phạm một sai lầm trong việc lập các Nghị định năm 1921 là quên mất ảnh hưởng của các vị Kì mục cũ, bởi vì những nhân vật hiểu biết có chức tước thường có sự đảm bảo chắc chắn về tài sản tinh thần, có quyền thế thực sự đối với lớp người sau” [12, 41]. Không những thế qua thời gian HĐTB cũng hiện nguyên hình của bộ máy tham nhũng, vả lại nó cũng vấp phải sự chống đối mãnh liệt của lớp Kì mục cũ. Trước cuộc cải lương, làng xã chỉ có HĐKM, sau đó HĐTB được dựng lên lại thêm một bọn ăn trên, ngồi

Một phần của tài liệu Hương ước cải lương ở huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang ( 1921 - 1942) (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)