Giới thiệu tổng quát về hương ước cải lương huyện Hiệp Hòa

Một phần của tài liệu Hương ước cải lương ở huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang ( 1921 - 1942) (Trang 35)

B. NỘI DUNG

2.1.1. Giới thiệu tổng quát về hương ước cải lương huyện Hiệp Hòa

Quan hệ cộng đồng nơi làng quê Việt Nam được cố kết bằng rất nhiều yếu tố, trong đó có Tục lệ (hương ước) cổ. Tỉnh Bắc Giang có Tục lệ cổ, song do thời gian, bảo quản, chiến tranh… làm mất khá nhiều hiện nay còn lưu giữ được 24 bản ở Viện Hán Nôm với kí hiệu từ AF a13/1 đến AF a13/24. Hiệp Hòa là huyện được giữ lại nhiều nhất với 6 bản, sau đó là huyện Việt Yên. Số lượng trang không đều, bản ít nhất là 5 tờ, nhiều nhất là 42 tờ viết bằng chữ Hán hoặc chữ Nôm chủ yếu vào các năm 1814, 1850, 1887, 1909. Đây là nguồn tư liệu vô cùng quí giá để khai thác về làng xã Hiệp Hòa trước và sau khi thực dân Pháp xâm lược.

Tìm hiểu về hương ước cải lương, tôi đến thư viện tỉnh Bắc Giang và được tiếp xúc với 177 bản trong đó có 54 bản của huyện Hiệp Hòa. Tất cả các bản hương ước này đều được sao chụp tại Viện TTKHXH.

Khi đến Viện TTKHXH, tôi đã được tiếp cận với tất cả các bản hương ước. Tại đây lưu giữ được 265 bản hương ước cải lương của tỉnh Bắc Giang, trong đó Hiệp Hòa có 54 bản.

Do phải khai theo mẫu nên bố cục các bản khá giống nhau. Mở đầu là “Tôn chỉ của việc cải lương” tiếp đó được chia thành 2 phần rõ rệt là phần Chính trị và Tục lệ. Phần thứ nhất “Điều lệ tổng cục” (đến năm 1927 gọi là phần Chính trị) thường từ điều 1 đến điều 71; phần thứ hai là phần Tục lệ từ điều 72 đến điều 77; cuối cùng là phần Tổng tắc thường từ điều 78 đến điều 82. Tuy vậy, có một số bản ít hơn 82 điều: Hương ước xã Hạc Lâm, hương

ước xã Mai Phong, hương ước làng Mai Hạ... Một số hương ước ngoài 82 điều còn ghi thêm phần phụ thường ở trang cuối cùng, ghi các tục lệ của làng mà trong hương ước mẫu không có hoặc bổ sung vào sao cho phù hợp với làng như: hương ước làng Đức Thắng có 126 điều chia làm rất nhiều mục. Đây được coi là bản hương ước khác nhất trong các bản hương ước.

Dù các bản hương ước được lập trong các đợt cải lương khác nhau song nó vẫn mang những đặc điểm chung. Tất cả các hương ước đều được viết tay trên giấy vở học sinh bằng mực bút máy trừ một số bản được viết bằng bút bi đen do Viện TTKHXH chép lại vì mực nhòe và quá mờ mà chúng ta hay gọi là phụ bản (bản sao) như hương ước xã Ngọc Thành, hương ước xã Châu Lỗ. Hương ước nào cũng có chữ kí, con dấu của viên quan trong làng xã chủ yếu của Lý trưởng, Tiên chỉ. Năm lập hương ước cũng được ghi, căn cứ vào đó cho biết các bản này được lập vào đợt nào của cuộc cải lương. Cũng có nhiều bản hương ước không ghi năm viết như: Lệ làng làng Đông Lỗ, xã Ân Cập...

Số lượng trang giữa các hương ước có sự chênh lệnh. Hương ước dày nhất thuộc về xã Đồng Đạo với 31 trang, ít nhất là hương ước xã Hạc Lâm chỉ có 2 trang. Một số bản dưới 10 trang nhưng được trình bày khá đặc biệt như hương ước xã Châu Lỗ, hương ước xã Mai Phong.

Hương ước thường do một người có học trong làng chép tay để trình quan trên duyệt.

Khi mới tiếp xúc với các hương ước này dễ gây cảm giác nhàm chán vì dường như bản nào cũng giống nhau nhất là trong phần Chính trị. Nhưng đi sâu vào tìm hiểu vẫn thấy mỗi bản đều có nét đặc trưng riêng thể hiện ở điều thứ 20, 36, 61, 71 với nội dung về lập điếm canh, lương cho tuần, việc phạt, việc kí táng. Phần Tục lệ các làng được tự kê khai song vẫn phải chịu sự hướng dẫn của thực dân. Nhìn chung, các hương ước mang tính quy phạm, khuôn mẫu. Cuộc sống làng quê ít có điều kiện được bộc lộ khách quan. Tuy

vậy, những nét riêng về phong tục lưu lại khá đậm trong các bản hương ước, đặc biệt ở phần Tục lệ. Đây chính là những mảnh gép rất giá trị tái hiện nên một bức tranh sinh động ở làng quê.

Một phần của tài liệu Hương ước cải lương ở huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang ( 1921 - 1942) (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)