Sự giao thiệp

Một phần của tài liệu Hương ước cải lương ở huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang ( 1921 - 1942) (Trang 56)

B. NỘI DUNG

2.2.1.8. Sự giao thiệp

Đây được coi là nét đẹp trong chốn thôn quê. Dựa trên bản mẫu mà thực dân Pháp đưa ra các làng đều ghi chép cụ thể về sự giao thiệp từ điều 62 đến 64: “Theo thói quen khi có quan trên đến làng chỉ có Lý Phó trưởng đương thứ ra tiếp, nên đi vắng thì quan khách không biết hỏi ai, như thế thì không tiện, nay định giao các việc ấy cho các người Tộc biểu. Quan đến làng làm việc không kể quan tây hay quan ta, tuần phải báo cho những người Tộc biểu đón tiếp. Các người Tộc biểu cùng Chánh Phó lý phải lấy lễ nghi chính đáng mà tiếp đãi tại sở công, nếu các quan muốn khám xét nhà nào thời phải dẫn khám, khi khám nếu có sự gì ngăn trở thời phải giữ gìn cho ổn thỏa. Khi ở trong địa giới có ai ốm đau hay bị tai nạn gì thời hương hội nghe tin báo phải đến tận nơi, liệu phương kế mà cứu cấp ngay” [84, 12].

Các hương ước của huyện không có hương ước nào trình bày riêng về vấn đề này. Rõ ràng với những quy định này tình cảm giữa những người dân trong làng ngày càng thắm thiết, gắn bó hơn. Sự với tay của thực dân Pháp đã chạm vào sợi dây tình cảm của con người chốn thôn quê.

2.2.1.9. Sự học hành và sự giáo dục

Từ xa xưa người Việt Nam đã rất coi trọng việc học hành. Ông cha ta thường nói học là để làm người, học mới biết cách đối nhân xử thế. Vì vậy mà học hành luôn là một vấn đề đặc biệt được quan tâm. Mặc dù từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, chúng thực hiện chính sách ngu dân để dễ bề cai trị, nhà tù được mở ra nhiều hơn trường học nhằm phục vụ cho công cuộc khai thác và thống trị của chúng. Nhưng trong mỗi xóm làng việc học thức và giáo dục luôn được quan tâm, chăm lo. Học không chỉ đơn thuần học kiến thức mà quan trọng hơn thế là lễ nghĩa “tiên học lễ, hậu học văn”. Đây là đạo lý đầu tiên mà mỗi người phải khắc sâu trong tâm trí “làm người phải có hiếu với cha mẹ, hiếu thuận với anh em, hòa thuận với họ hàng, tôn trưởng thì phải

kính trọng, không được lấy sự giàu nghèo mà khinh bỉ, nếu bất hiếu, bất mục, bất kính, bất hữu có ai thưa đến làng, thì Hội đồng nghị phạt người phạm ấy có thứ vị gì thì mặc, tước hẳn cho là người xấu nhất trong làng, không bao giờ được bầu cử chức sự gì ở trong làng, dù có bao nhiêu tiền cũng không chuộc được ngôi thứ ấy nữa” [41, 15].

Học là quyền lợi của trẻ em và trách nhiệm của gia đình. Trẻ em 8 tuổi đều phải đi học, riêng làng Đức Thắng quy định “trẻ con trong làng từ 7 tuổi phải đi học cả” [41, 15]. Do vậy, làng nào cũng phải có trách nhiệm xây dựng một trường ấu học. Song, tiền xây dựng trường đâu phải là khoản nhỏ đối với làng xã. Hầu hết các làng đều kê theo hương ước mẫu, khi có đủ tiền thì làm trường cho trẻ con đến học, không làng nào kê riêng về mục này. Điều đó chứng tỏ, từ chủ trương đến việc xây dựng được là một khoảng cách rất xa. Trước khi được đến trường hoặc chưa có trường để học thì tại gia đình phải giáo dục “dạy trẻ con có học thức phổ thông là nghĩa vụ làm phụ huynh không ai được từ, sau này làng có tiền công sẽ mở trường ấu học” [41, 15].

Đến trường học thì phải có thày giáo, thời kì này nhiều chỗ vẫn gọi là người gõ đầu trẻ. Hầu hết các hương ước đều có ghi rất rõ: “Tiền chi phí về việc học và cấp lương cho thầy giáo sẽ lấy tiền công của dân” [53, 9].

Mỗi làng có một hình thức riêng để khuyến khích việc học. Thường đối với những gia đình nghèo thì Hội đồng lấy tiền công ra mua bút, giấy cấp cho trẻ em. Tục lệ xã Quế Sơn ghi rõ: “Khi nhà trường đã làm xong rồi thời ở sổ chi thu phải để phòng ra một món tiền để mua sách vở, giấy bút cho những con nhà nghèo” [76, 11].

Những quy định về học hành và giáo dục chỉ tập trung trong một vài dòng rất ngắn gọn nhưng cũng đủ để cho ta thấy sự quan tâm nhất định của thôn xóm đối với việc học tập của con em mình. Những quy định này góp phần khuyến khích lòng ham học hỏi, ham hiểu biết của người dân trong làng.

2.2.1.10. Việc ngụ cư và kí táng

Ở huyện Hiệp Hòa, ngụ cư và kí táng là một hiện tượng khá là phổ biến. Dường như ở làng nào bên cạnh bộ phận dân chính cư đều có một bộ phận nhỏ dân ngụ cư. Các hương ước cải lương đều có những quy định về vấn đề này vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới sinh hoạt của làng xã. Song các hương ước, lệ làng của huyện đều chỉ có 3 điều đơn giản về ngụ cư và kí táng.

Tục lệ xã Đồng Áng có ghi: “Làng chỉ cho những người nào có căn cước minh bạch, có nghề nghiệp chính đáng ngụ cư trong làng mà thôi” (điều 69) [58, 13]. Những người không có nghề nghiệp thì tuyệt đối không cho ngụ cư. Đây là điều bắt buộc vì nó hạn chế tới mức tối đa sự xáo trộn dân cư trong làng, để chính quyền có thể nắm được dân đinh thuận tiện cho việc quản lý nhân sự, thống trị và chi phối, cắt bổ sưu thuế.

Những người ngụ cư trong làng thường bị phân biệt đối xử như trong hương ước xã Mai Sơn có ghi: “Trừ những người ngụ cư tạm thời, còn những người đã có gia sản ở làng thời phải chịu trách nhiệm canh phòng với làng” [72, 18], nghĩa là những người ngụ cư không được canh phòng với người dân trong làng, đây là điều này được phân biệt rạch ròi.

Người nào ở ngoài làng muốn kí táng phải trình Hội đồng và nộp tiền hoặc lễ vật cho làng dù đất công hay tư. Tùy từng làng mà có số tiền nộp khác nhau nhiều nhất là 3 đồng (3$00), ít nhất là 1 đồng (1$00). Ngoài ra, có làng không chỉ nộp tiền mà phải có lễ vật để kính thần. Hương ước xã Đoan Bái có ghi: “Ai kí táng ở đồng điền của làng, dù mua đất của ai, nhưng cũng phải trình hương Hội biết và phải nộp tiền kiểm cố cho làng là 1 đồng (1$00), một cỗ xôi gà, 50 quả cau, một chai rượu để dân làm lễ kính thần” [37, 9]. Tục lệ làng Cẩm Bào quy định là 3 đồng (3$00) nhưng “sửa một cái lễ đến lễ thần trước khi mai táng còn tiền thì phải nộp ngay vào công quỹ” [34, 16].

Điều dễ nhận thấy là các hương ước đều khai theo mẫu nên việc kí táng rất chung chung không có bản hương ước nào kê khai khác cả.

2.2.2. Phần tục lệ

2.2.2.1. Sự quân điền thổ

Sự quân điền thổ chính là tình hình ruộng đất làng xã. Từ cuối thế kỉ XIX dưới tác động của những chính sách về ruộng đất của thực dân Pháp, vấn đề sở hữu ruộng đất trong các làng có những biến động sâu sắc. Ruộng đất làng xã tồn tại lúc này có thể chia thành 2 loại: công điền thổ chia cho dân đinh trong làng gọi là công điền công thổ quân phân và quân điền phục vụ cho những nhu cầu đặc biệt của làng xã gọi là công điền công thổ bản xã.

Hầu hết các hương ước đều kê khai rất rõ ràng về sự quân điền thổ, nhưng có hương ước xã Châu Lỗ, hương ước làng Mai Hạ là không khai. Ở phần này chúng ta thấy bắt đầu có sự khác biệt rõ ràng, vì có nhiều làng kê theo tục riêng của làng mình.

Công điền công thổ quân phân

Trong các hương ước thu thập được, diện tích công điền công thổ quân phân của huyện Hiệp Hòa hầu như không có. Nhiều làng xã kê khai một cách rất ngắn gọn “Trong làng không có điền thổ quân cấp...” như hương ước làng Liễu Ngạn, lệ làng Vạn Thạnh...

Trên nguyên tắc chung, diện tích công điền công thổ được chia đều cho dân đinh. Chỉ có lệ làng làng Cẩm Xuyên là nói đến vấn đề này “Dân có bãi công thổ mỗi năm là một lần Lý Phó trưởng phải đi chia cho dân đinh từ 18 tuổi trở lên, mỗi người là một khổ bãi” [33, 12] nhưng số lượng cụ thể thì không thấy kê khai. Các bản hương ước khác không thấy nói đến. Khi tìm hiểu về loại ruộng đất này ta thấy nó được sử dụng vào rất nhiều mục đích khác nhau nhưng chủ yếu dùng để bán đấu giá. Theo Cao Văn Biền: “Nhiều làng còn quá ít công điền công thổ đến nỗi không chia nhỏ cho dân đinh

được... các làng thường dùng hình thức đấu giá công điền” [18, 69]. Ở Hiệp Hòa hình thức này rất phổ biến, diện tích ruộng công các làng còn rất ít. Làng có diện tích ruộng đất công dưới 10 mẫu là chủ yếu. Mục đích của việc bán đấu giá này là các làng sung vào công quỹ để giải quyết việc làng khi cần thiết mà thường dùng nhất trong việc tế tự. Lệ làng Vạn Thạnh có kê: “Ruộng Kì điều có 7 mẫu Hội đồng đấu giá mỗi mẫu lấy mỗi mẫu 4 đồng 50 hào chỉ lễ kị hậu...” [55, 13]. Duy có hương ước làng Lương Phong có ghi: “Việc quân phân điền thổ hiện dân có 5 mẫu 4 sào ruộng ký kỵ của quan Trần Quận công cứ lần lượt từng xóm, một xóm nào cấy ruộng thời làm lễ ký kỵ chứ dân không đấu giá bao giờ” [76, 12].

Diện tích công thổ của làng chủ yếu là ao hồ, núi, các khu chợ, bến đò làm các công trình công cộng. Các làng lấy diện tích này cho thuê lấy tiền sung vào công quỹ. Tiêu biểu là Tục lệ làng Cẩm Bào “Làng có một khu đất họp chợ, các quán ngói thì của nóc kỳ anh (là nóc già lão) thì kể nóc ấy thu lấy tiền và sửa chữa những quán ấy. Còn các kỳ anh thì làng thu đông niên gian lều lớn 30 hào (0$30) gian lều nhỏ 20 hào (0$20) hoặc giao thủ quỹ thu lấy hoặc cho người lĩnh trưng thu. Nhưng thu được bao nhiêu tiền thì để sung vào công quỹ, cả phiên chợ họp vào ngày 3 và ngày 8” [34, 17]. Ngoài ra, lệ làng còn ghi: “Làng có 4 cái hồ thả cá ước hơn 4 mẫu đồng niên cho thuê thả cá, ai thu năm nào thì phải nộp tiền ngay đầu năm ấy, được bao nhiêu tiền thì để sung vào công quỹ cả” [34, 18].

Công điền công thổ bản xã

Khác với diện tích công điền công thổ quân phân không còn nhiều thì bản xã công điền công thổ vẫn tồn tại và chiếm tỉ lệ lớn. Hương ước nào cũng có ghi về loại ruộng đất này.

Bản xã công điền công thổ tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau là ruộng thần từ, ruộng chùa, ruộng hậu... Loại ruộng này là tài sản chung của cả làng

nhưng lại được giao cho từng cá nhân nhất định để quản lý. Hoa lợi từ những diện tích đó nhằm phục vụ cho nhu cầu của làng đặc biệt là việc tế tự. Tục lệ xã Mai Thượng có ghi: “Dân có ruộng hậu điền thời những người lý dịch phải làm để cúng giỗ những tên hậu ấy. Nếu lúc nào trong dân có lính thời những người lý dịch phải cất cho lính mỗi người là 1 sào. Những người lính cũng phải làm giỗ để cúng hậu. Còn thời những người lý dịch cùng làm để mà cúng những tên hậu ấy” [69, 12].

Tục lệ xã Vụ Nông cũng ghi: “Làng có 32 mẫu hậu thần thì cho cấy luân canh ai đến 50 tuổi có chân trong thôn thì được cày cấy hạn có 4 người trở lên mà cấy đồng niên phải biện lễ cho làng cúng giỗ các người làm hậu. Làng có ba cái chùa: chùa Cả, chùa Chuông và chùa Liễu thì ruộng của chùa nào hoặc sư hay tư giữ chùa ấy được cày cấy để mua dần hương cúng Phật, duy có ngôi chùa Cả có nhiều ruộng thì cứ mỗi năm đến ngày mồng 9 tháng Chạp thì tự chùa phải sửa lễ chạp để 3 nóc, nóc thứ ông, nóc lão bà, nóc chạ ra lễ Phật. Nếu khi dân lấy tiền thì tự chùa phải nộp tiền thì không phải sửa chạp nữa” [75, 13].

Ta thấy rằng bản xã công điền công thổ là loại hình sở hữu ruộng đất đặc trưng của làng xã mà Nhà nước không thể can thiệp được. Những loại ruộng này gắn với nhu cầu sinh hoạt tinh thần của cư dân đó là việc tế lễ, đình đám – một nét đặc trưng chốn thôn quê. Huyện Hiệp Hòa cho đến những năm 20 của thế kỉ XX, hình thức ruộng đất công làng xã bị biến dạng đi rất nhiều. Về cơ bản các làng xã vẫn giữ lại được loại đất đặc trưng cho sinh hoạt cộng đồng. Song, một nghịch lý diễn ra là ruộng đất quân cấp còn lại không đủ cho dân đinh trong làng, nếu có mỗi người được nhận phần rất ít. Diện tích còn lại giữa công điền công thổ quân cấp và công điền công thổ bản xã giữa các làng có sự chênh lệnh lớn.

Việc hôn lễ được phản ánh trong điều thứ 73 chủ yếu là nói rõ thể lệ cưới xin và tiền cheo nộp là bao nhiêu. Ta biết rằng một trong những việc lớn của đời người là hôn nhân, việc lớn trong hôn nhân là lễ cưới. Ai cũng coi việc dựng vợ gả chồng cho con là việc trăm năm, nó không chỉ quan trọng với gia đình mà còn ảnh hưởng tới làng xã trong việc quản lý nhân đinh.

Hầu hết các hương ước đều không khai quy trình của một đám cưới mà chỉ nói lên các quy định về nộp cheo và nếu ai không nộp sẽ bị phạt. Trước khi người con gái lấy chồng phải ra trình làng có thể là Hương hội, lý dịch hay hàng giáp để xin nộp lệ cheo. Riêng tục lệ làng Cẩm Bào trước khi vào quy định nộp tiền cheo thì ghi rằng: “Người nào đương có tang mà cưới vợ cho con trai hay gả chồng cho con gái thì phải nộp lời cho làng theo lệ: Những người bố mẹ đương có trở 5 tháng thì phải nộp lời cho làng là 6 hào (0$06). Những người bố mẹ đương có trở 9 tháng hay là một năm thì phải nộp cho làng là 26 hào (0$26), phải nộp ngay trước khi làm đám cưới” [34, 19]. Đây là nét riêng của làng mà không có làng nào có.

Để xóa tình trạng lập gia đình sớm, phần lớn các hương ước đều quy định trong làng con trai từ 18 tuổi trở lên, con gái từ 16 tuổi trở lên mới được lấy nhau mà Thư kí mới được đưa vào sổ giá thú.

Trong việc cưới xin, các làng đều quy định có lệ cheo đối với đôi trai gái. Đây là một yếu tố còn lại của lễ cưới truyền thống và xuất hiện trong hầu hết các hương ước. Cheo có giá trị pháp lý như giấy kết hôn, qua lệ cheo làng xã công nhận và chứng nhận cho đôi trai gái trước dân. Nếu không nộp cheo, cuộc hôn nhân đó coi như vô nghĩa:

“Nuôi lợn thì phải vớt bèo Lấy vợ thì phải nộp cheo cho làng”.

Mỗi làng có hai lệ cheo đó là cheo nội và cheo ngoại. Cheo nội dành cho những người con gái lấy chồng trong làng, cheo ngoại quy định cho người

lấy chồng ngoài làng. Cheo ngoại bao giờ cũng nặng hơn cheo nội, bởi các làng đều khuyến khích lấy vợ, lấy chồng cùng làng. Tư tưởng “trâu ta ăn cỏ đồng ta” đã ngấm sâu vào máu của người nông dân, họ không thích gì có một người lạ đến làm xáo trộn cuộc sống của làng. Tiền cheo nội nộp ít nhất là 30 hào (0$30), nhiều là 1 đồng (1$00). Tiền cheo ngoại nhiều gấp nhiều lần các làng đều quy định là 4 đồng (4$00) hoặc 5 đồng (5$00) để nộp vào công quỹ.

Tiền là hình thức nộp cheo chủ yếu, tuy nhiên một số làng ngoài tiền còn nộp thêm lễ vật. Hương ước xã Hưng Thịnh quy định: “…Con gái lấy chồng khác làng phải nộp tiền cheo là 4 đồng (4$00), cau 30 quả, rượu 1 chai, nếu không tuân lệ phạt 10 hào (0$10)”, hay “ai có con gái mà gả chồng trong làng thì dân làng lấy 200 gạch bán phương mà gả chồng khác làng hoặc khác tỉnh thì dân làng lấy 1000 gạch bán phương để seo sửa vào trong làng” [46,

Một phần của tài liệu Hương ước cải lương ở huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang ( 1921 - 1942) (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)