Thân thế và sự nghiệp danh tướng Nguyễn Chích

Một phần của tài liệu Một số di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu ở huyện đông sơn thanh hóa (Trang 47)

6. Bố cục của luận văn

2.1.2. Thân thế và sự nghiệp danh tướng Nguyễn Chích

Nguyễn Chích người thôn Mạc, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa, sinh năm Nhâm Tuất (1382), mất năm Mậu Thìn (1448), thọ 66 tuổi. Ông sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo khổ. Mồ côi cha mẹ từ nhỏ, hai em đều

mất sớm, Nguyễn Chích sống trong cảnh bơ vơ, không nơi nương tựa cho nên phải đi ở đợ làm nghề chăn trâu. Khi chăn trâu Nguyễn Chích rủ bạn tập trận giả [33, tr 45]. Lớn lên Nguyến Chích đã suy nghĩ tìm đường cứu nước, cứu dân. Văn bia ghi lại: “Ông ít nói, ít cười, hiền lành trung thực, có chí lớn, không chăm lo công việc làm ăn cho riêng mình” [69, tr 1], cho thấy rõ tính cách chí hướng của ông.

Văn bia và gia phả họ Nguyễn không cho biết cụ thể Nguyễn Chích dấy quân năm nào, chỉ nói rằng vào lúc ách thống trị của nhà Minh đang hồi căng thẳng, có lẽ lúc đó sau cuộc khởi nghĩa của các quý tộc Trần bị thất bại, quân Minh tăng cường đàn áp. Quan lại sách nhiễu nặng nề khiến dân tình náo động. Nguyễn Chích dựng cờ khởi nghĩa vào khoảng đó và chắc chắn là trước năm 1418 - Trước khi có cuộc khởi nghĩa Lam Sơn của Lê Lợi.

Nguyễn Chích tập hợp lực lượng rồi nổi dậy khởi nghĩa. Phạm vi hoạt động là vùng Đông Sơn. Tại đây nghĩa quân đã đắp thành lũy, lập doanh trại, luyện tập quân lính. Gia phả dòng họ Nguyễn và truyền thuyết dân gian còn chỉ rõ chỗ luyện quân, nơi doanh trại của Nguyễn Chích. Đó là các khu cồn Pháo, cồn Trống, công Voi, cồn cán cờ, cồn lưỡi kiếm.

Từ căn cứ Vạn Lộc, được nhân dân ủng hộ, nghĩa quân đã phát triển lực lượng làm chủ cả một vùng huyện Đông Sơn. Bằng lối đánh du kích ông ra vào bí mật. Khiến cho quân giặc nhiều lần bị thất bại. Nhờ thế, mà một cõi Đông Sơn quân giặc không đến cướp phá.

Tên việt gian là Lương Nhữ Hốt giữ chức tham chính cai quản cả Thanh Hóa, đem quân tổ chức cướp vàng bạc, châu báu dụ dỗ ông, nhưng không được. Ông đem quân đánh bại Lương Nhữ Hốt ở đồn Cổ Vô, Lương Nhữ Hốt thất bại chạy dài cả một vùng Đông Sơn được giải phóng quân giặc không dám càn quét. Chiến thắng Cổ Vô vang dội, làm nức lòng người (Vua) ở xa phong ông chức quan lớn có Vinh Lộc là tướng vệ quân Lâm Hổ. Sau

ông lại lên yết kiến Vua, được ban thưởng chức Thượng trị tự, quần áo mặc và phong tước hầu. Nhưng ông vẫn về bản huyện (Đông Sơn) đánh giặc và lập được nhiều chiến công, được bổ nhiệm chức Đô đại Phủ, tổng đốc việc quân dân.

Bấy giờ nhà Minh còn đóng ở vùng núi Hoàng, núi Nghiêu nơi có vị trí quân sự quan trọng ở vùng nam Thanh Hóa. Muốn phát triển lực lượng, mở rộng phạm vi giải phóng nghĩa quân cần phải chiếm lấy nơi này.

Núi Hoàng và núi Nghiêu là nơi giáp danh 3 huyện: Đông Sơn, Nông Cống và Triệu Sơn. Dân gian thường nói: Một con gà gáy 3 huyện cùng nghe. Cả một vùng núi nằm giữa đồng bằng rộng lớn nam Thanh Hóa cách Tây Đô khoảng 40km, vượt ngang qua hai sông lớn, sông Chu và sông Mã, về phía tây bắc, cách Vạn Lộc khoảng 9km, về phía Tây 7km là núi Nưa, trận địa đánh giặc của bà Triệu ngày xưa. Từ Hoàng Nghiêu có thể khống chế được một vùng đất đai rộng lớn, gồm cả vùng đồng bằng và bờ biển Nam Thanh Hóa. Giặc Minh đã dùng Hoàng Nghiêu làm căn cứ điểm thống trị và đàn áp phong trào yêu nước của vùng này [17, tr 10].

Trước yêu cầu phát triển của cuộc khởi nghĩa, căn cứ Vạn Lộc trở nên chật hẹp. Vì thế Nguyễn Chích đã lấy vùng Hoàng Nghiêu làm căn cứ lâu dài, làm trung tâm của phong trào chống Minh vùng nam Thanh Hóa. “Ông đánh trại Hoàng Sơn được vua (Lê Lợi) phong là hậu vệ tướng quân Lâm Hổ, tước quan nội hầu, được thưởng 100 mẫu ruộng công” [69, tr 2].

Từ căn cứ Hoàng Sơn, Nghiêu Sơn, nghĩa quân Nguyễn Chích hoạt động khắp cả vùng nam Thanh Hóa đến bắc Nghệ An. Sách Đại nam nhất thống trí chép: “Hiệu lệnh của ông được thi hành ở các huyện Đông Sơn, Nông Cống, Ngọc Sơn” (tức Tỉnh Gia ngày nay). Với lòng yêu nước, ý chí kiên cường và tài năng lỗi lạc, Nguyễn Chích từ một người nông dân nghèo khổ đã trở thành người khởi xướng và lãnh đạo một cuộc khởi nghĩa quan trọng, làm chủ cả một vùng Đông Sơn, Nông Cống, Tỉnh Gia.

Trước phong trào cứu nước đang dần phục hồi và Nguyễn Chích đang hoạt động mạnh ở vùng nam Thanh Hóa. Từ trước Lê Lợi cho người “lấy thư ngầm dụ”... “Sau ông (Nguyễn Chích) lại yết kiến Vua” (văn bia) nên ông đã biết tường tận lực lượng nghĩa quân, “nhưng ông vẫn về bản huyện đánh giặc và lập được nhiều công”. Khi lực lượng nghĩa quân Nguyễn Chích đã lớn mạnh phần căn cứ Hoàng Nghiêu chật hẹp, phần khác Nguyễn Chích muốn liên kết hợp nhất lực lượng cùng Lê Lợi tạo ra thắng lợi to lớn hơn. Văn bia ghi:

“Bấy giờ Vua đóng ở Mường Ninh. Ông ở động Hoàng Sơn xa xôi cách trở, giặc thường đến đánh, ông đem các tưỡng sĩ cùng vợ con theo về với Vua, được Vua khen có lòng thành thực, sai giữ chức thiết đột hữu vệ cùng tổng đốc các việc quân sự” [69, tr 2].

Sau khi Nguyễn Chích về với Lê Lợi “ông xông pha nơi lửa đạn, liều chết quên mình, được thăng chức nhập nội thiếu úy coi quân thánh dực Bắc Giang, chức chiêu thảo sứ chấn Lạng Sơn, được ban thưởng túi cá vàng, phù hiệu bạc, tước quan nội hầu.

Cuối năm 1421 (14/12/1421 tức 20 - 20 Tân sữu) quân Minh tập trung mọi lực lượng bao vây tiêu diệt lực lượng nghĩa quân Lam Sơn. “Theo chính sử của ta như Toàn thư, Lam sơn thực lục, Đại việt thông sử cương mục thì “đạo quân Trần Trí có đến 10 vạn quân” [35, tr 192].

Trước tình hình nguy cấp đó, Lê Lợi liền họp bộ tham mưu để bàn cách đối phó, Lê Lợi nhận định rằng: “Quân địch đông, quân ta ít, quân địch một mối, quân ta nhàn hạ… Quân địch tuy đông, nhưng ta đem quân nhàn hạ để đón quân mệt mỏi thì tất thế nào phá được. Với tư tưởng chủ động tấn công theo lối “dĩ dật đãi lao”, dù lực lượng nghĩa quân còn ít. Lê lợi vẫn quyết định phải bất ngờ tập kích vào doanh trại của giặc Minh nhằm tiêu hao sinh lực địch và không cho chúng nghỉ ngơi để tấn công trước” [35, tr 910].

Trận này quân Minh thua to, nhưng chưa đầy một tháng sau, vào đầu tháng 3 năm 1423, quân Minh do chính tổng binh Trần Trí chỉ huy, lại từ Đông Quan tiến lên. Nhận thấy lực lượng còn yếu và không thể dùng miền khôi huyện, Xa Lai huyện làm căn cứ cầm cự hoạt động lâu dài với địch được, bộ tham mưu cuộc khởi nghĩa quyết định mở một cuộc hành quân dài theo đường núi về căn cứ Chí Linh lần thứ 3. Tại đây nghĩa quân nuôi dưỡng quân sĩ, củng cố lực lượng đợi cơ hội tiến lên. Nên bề ngoài là “hòa” bên trong là tăng cường tuyển mộ binh sỹ. Sau thời gian hòa hoãn cho phép, nghĩa quân buộc phải tìm ra hướng mới để đưa cuộc khởi nghĩa tiến lên.

Lê Lợi liền họp bộ tham mưu của cuộc khởi nghĩa để bàn kế hoạch tiến thủ. Trong buổi họp trọng yếu đó, vấn đề cơ bản của Lê Lợi đặt ra là “chúng ta sẽ đi về đâu để lo việc nước” [69, tr 10] tức là xác định phương hướng chiến lược cho cuộc khởi nghĩa trong giai đoạn mới.

Trong buổi họp tướng Nguyễn Chích đề ra kế hoạch có tầm quan trọng đến toàn bộ quá trình phát triển và thắng lợi của nghĩa quân Lam Sơn.

Ông nói: “Nghệ An là nơi hiểm yếu, đất rộng, người đông, nay ta trước hãy đánh lấy Trà Long, chiếm giữ cho được Nghệ An để làm chỗ đứng chân, rồi dựa vào nhân lực, tài lực đất ấy mà quay ra đánh Đông Đô thì có thể xong việc dẹp yên thiên hạ” [35, tr 207 -208].

Kế hoạch sáng suốt của ông được Lê Lợi và bộ tham mưu chấp nhận như phương hướng chiến lược mới của cuộc khởi nghĩa.

Với kế hoạch sáng suốt của Nguyễn Chích và sự lãnh đạo tài tình của bộ tham mưu, nghĩa quân đã liên tiếp giành được thắng lợi rực rỡ ở Bồ Đằng, Trà Long, Khả Lưu rồi đến Đỗ Gia, Diễn Châu, Tây Đô, Tân Bình, Thuận Hóa [32, tr 20]. Những chiến thắng đó là kết quả của tinh thần chiến đấu ngoan cường của nghĩa quân và sự ủng hộ tài tình của nhân dân. Sang giai đoạn thứ 2 này cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã thực sự trở thành trung tâm của

toàn bộ phong trào kháng chiến chống Minh trong phạm vi cả nước và đang phát triển thành một cuộc chiến tranh giải phóng có tính chất nhân dân rộng rãi có quy mô cả nước.

Ở một chừng mực nhất định nào đó, chúng ta cũng có thể nói rằng, những thắng lợi nói trên đều chứng minh từ sự đúng đắn của chiến lược Nguyễn Chích. Và, tất cả những thắng lợi sau đó của phong trào Lam Sơn đều không thể tách rời ảnh hưởng to lớn của chiến lược Nguyễn Chích. Nhiều nhà nghiên cứu đã xếp vị trí và tầm vóc của nguyễn Chích trong khởi nghĩa Lam Sơn chỉ sau Lê Lợi và Nguyễn Trãi mà thôi

Sau mười năm kháng chiến đất nước Đại Việt hoàn toàn giải phóng kẻ thù xâm lược rút hoàn toàn khởi nước ta, non sông thu về một mối. Lê Lợi lên ngôi Hoàng Đế - lấy niên hiệu Thuận Thiên. Văn bia ghi: “Mùa xuân năm Mậu Thân, niên hiệu Thuận Thiên đầu tiên 1428 phong thăng Ông (Nguyễn Chích) là bầy tôi có công giữ gìn chính nghĩa, nhập nội thiếu úy, tằm gia tham dự chính quyền triều đình” [69, tr 3].

“Than ôi! Công lao sự nghiệp lớn như thế bởi Ông lập chí bền, thấy sự việc sớm, trù tính vẫn dụng kín đáo, ứng viến mau lẹ, cho nên mới hay: Lấy trung nghĩa cảm hóa tướng sĩ, lấy đức độ chiêu phục người biên giới xa xôi, giữ được thành bị cô lập nơi cõi tuyệt, làm rào dậu một phương. Công danh đầy quận biên giới, sự nghiệp đầy triều đình, là gương sáng cho thiên hạ soi chung, chẳng có gì lạ, chỉ có một điều thành kính mà phát lên vậy. Lấy thành kính mà thờ Vua, thì Vua thương lòng trung thành đó; Lấy thành kính mà trị dân, thì dân sẽ mang ơn huệ của mình; Lấy thành kính mà chế ngự người dưới, thì ăn uy đầy đủ, quân sẽ liều chết đánh giặc, dũng khí tăng gấp trăm lần, đạp bằng núi non hiểm trở. Ôi lòng thành! Ôi lòng thành! Đó là gốc của muôn việc. sách truyện nói: Lòng thành thì nên hình, nên hình thì rõ ràng. Rõ ràng thì sáng láng, sáng láng thì chuyển động, thẩu tử tư hóa lại dối ta chăng”? [66, tr 05]

Ngày 26 tháng 11 mùa đông năm Mậu Thìn (1448), Ông đau ốm và mất tại nhà riêng, thọ 66 tuổi. Ngày mồng 2/3 mùa xuân năm Kỷ Tỵ (1449) chôn cất ở xứ Mã Trạch thuộc quê làng.

2.1.3. Quá trình xây dựng và bố cục kiến trúc

2.1.3.1. Mộ

Nguyễn Chích mất ngày 26 tháng 11 năm âm lịch (1448). Đến ngày 2/3 năm âm lịch (1449) chôn cất tại xứ Mã Trạch quê nhà. Trong gia phả chữ hán

trang 71 - 72 có ghi:

“Nhất sở Mã Trạch

Nhất trừ mộ địa bất thành điền 3 mẫu”.

Cho biết mộ của cụ chia thành 1 khu vực cồn bãi, không chia thành ruộng.

Theo các Cụ: Nguyễn Trung, Nguyễn Dặt, Nguyễn Kỳ, Nguyễn Lan, Nguyễn Nạy kể lại rằng: Ngày xưa (trước cách mạng tháng 8 - 1945) ở khu Mã Trạch cây cối um tùm, giữa khu mộ, bia, từ đường là liền mạch. Đến khoảng năm 1935 thực dân Pháp cho đào con sông nông giang chạy kéo qua khu vực - Chạy tây bắc xuống đông nam - cắt xẻ khu vực ra làm hai: Bia ở bờ bắc, mộ ở bờ nam làm xáo trộn địa hình.

Khoảng năm 1958 con cháu họ Nguyễn tổ chức xây bao phong mộ làm nơi tưởng niệm cụ. Hiện tại mộ đặt tại thửa dất 294 mặt trước là đông nam, hướng về dãy Hoàng Nghiêu, tay phải là Ngàn Nưa. Phía tay trái là bia thần đạo. Phía sau là đường đi vào làng Thanh Huy. Mộ cấu trúc đơn giản, xây vuông bốn cạnh dài 6m, cao 1m (phần trên mặt đất) [ 17, tr 12].

2.1.3.2. Đền thờ

Hiện nay đền thờ Nguyễn Chích được đặt tại thôn Vạn Lộc, xã Đông Ninh. Đây là xã nằm ở phía nam huyện Đông Sơn cách thành phố 13 km. Từ thành phố Thanh Hóa qua huyện lỵ Đông Sơn đến km 13 thì rẽ vào phía tay

trái, đi bộ 200m là vào thôn Hữu Bộc, qua thôn Hữu Bộc vào khu trung tâm ủy ban xã, đi tiếp qua thôn Hạc Thành đến thôn Vạn Lộc. Tức là vào đến khu di tích. Từ đường 47 vào đến di tích độ 2km. Đi bằng ô tô, xe máy thuận tiện ho việc thăm quan du lịch.

Theo các cụ truyền lại, ngày xưa giữa tiền đường (Đền) và đình có quy mô giống nhau, thậm chí là đền còn rộng hơn. Trong gia phả có ghi lại: “Nhất sở đường thế nghiệp thổ trì tam mẫu, tư sào” [28, tr 15]. Sau cắt một mẫu làm chùa, xung quanh khi đền có thành lũy bao bọc. Hiện nay còn thửa đất của họ quản lý là diện tích 748m².

Khu vực đường bố trí theo cột dọc, từ đường hướng đông nam, trước có đường làng, ao cá. Đầu tiên là sân đất (Hiện nay là ao cá cảnh dài 15m chiều ngang 16m = 240m²). Chính giữa có nghinh môn: cao 2,5m, rộng 2,2m, có 4 trụ cộng, trên có mái. Đến sân đất ngày xưa có các cây cổ thụ (Có cây quéo đường kính dài vài mét đã hạ năm 1958. Hiện nay chỉ còn có Dừa Mít, Quéo con, Bàng, Cau, có diện tích 16m * 10m =160m²). Đến sân tiền đường 12m * 5m = 60m².

Tiền đường là ngôi nhà ba gian xây hai hồi trước sau không có cửa. Ngôi nhà này kiến trúc đơn giản đã bị hạ khoảng năm 1956 (Nay đã khôi phục lại).

Sân rồng có chiều dài theo hai ngôi nhà: Tiền đường và chính tẩm. Dài 10m, rộng 1,6m = 16m². Hai đầu sân rồng ngày xưa trồng hai cây vạn tuế.

Tiếp đó là ngôi chính tẩm. Là ba gian cùng hướng Đông Nam, có chiều dài 8m, rộng 6m = 64m² phân làm ba gian, gian giữa rộng, hai gian bên hẹp hơn. Nhà lợp ngói cũ, hai hồi đắp am sơn. Bờ cái đắp gạch nổi (Trát kẻ chì, gờ dọc) [17, tr 14].

Rui mè liêm, hoành tải hoàn toàn là liêm. Nhà kiến trúc theo kiểu ba cột chính, hai cột quân, cột cái sau (chôn cột cái trước là trụ) cột hiên trước là gạch, cột hiên sau là tường ngăn.

Vì kèo cấu trúc bẩy trước sau, lòng quá giang, kẻ trung, dấu bát bụng lợn hòn kê đỡ thượng tròng, đó là hai vì giữa. Còn hai vì bên chốn cột cái và trụ mà xà đâm thẳng vào tường, chỏ có hai cột con.

Như vậy, thượng lương đề “Hoàng triều Khải Định tam niên khởi dựng thượng lương”. Nhưng thực tế đã làm đi sữa lại nhiều lần ví dụ như hoàn chỉnh công trình kiến trúc là hai bẩy giữa trước có bài trí tứ linh (Long, Ly, Quy, Phượng), tứ quý (Thông, Cúc, Trúc, Mai) nhưng ở đây tứ linh đan cài vào tứ quý tạo ra sự hài hòa trong dân gian và linh thiêng nơi cung đình đền miếu một vị tướng khai quốc công thần. Hai là: Tổng số 4 vì, hiện còn hai vì giữa, 6 cột, 6 tảng. Hai vì biên 8 tảng nhưng chỉ còn 4 cột, quân trước sau là gỗ còn 4 cột cái hai đầu hồi lại có đá tảng đặt dưới 4 cột gạch. Điều thứ ba là các tảng đều chạm khắc đẹp, có gương tảng và mặt tảng rộng nhưng cột lại nhỏ. Chứng tỏ công trình cũ đã bị phá hỏng chỉ còn lại tảng, mà công trình sữa lại năm 1919 tận dụng lại tảng phần thứ tư: tường xây lại hai đầu hồi và phía sau giật lùi vào mỗi chiều 20 - 40cm, mà nền móng còn lộ. Chứng tỏ công trình đã sữa lại nhiều lần [17, tr 20].

Trong thơ ca của Nguyễn Trị (1746 - 1815) con cháu đời thứ 13 viết gia phả có đề thơ Miếu thủy tổ và về gia tộc thì cho biết công trình xây dựng kiên cố, đồ thờ đầy đủ, cho đến nay công trình thu nhỏ, đồ thờ bị mất mát.

Một phần của tài liệu Một số di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu ở huyện đông sơn thanh hóa (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)