Nhân vật thờ tự

Một phần của tài liệu Một số di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu ở huyện đông sơn thanh hóa (Trang 90)

6. Bố cục của luận văn

2.5.1.Nhân vật thờ tự

Lê Đình Chiêu là nhân vật lịch sử thời Trần. Ông là một danh tướng

phò tá dưới triều vua Trần Dụ Tông (1341 - 1369), có công đánh giặc Chiêm Thành giữ yên bờ cõi được phong tước Thiệu Bảo Quận Công. Là một nhân vật tài năng đức độ, Lê Đình Chiêu đã được ban Quốc tính (họ Vua) và được Vua Trần gả công chúa Trần Thị Bích và cho làm phò mã. Vì vậy nhân dân vẫn thường gọi là Phò mã tướng công Trần Đình Chiêu [12, tr 3].

Vì có nhiều công lao trong việc xây dựng và bảo vệ nhà nước Đại Việt, phò mã Lê Đình Chiêu đã được Vua Trần ban thưởng ruộng đất để lập điền trang thái ấp. Vùng đất Mục Nhuận, tổng Thụy Khê nay là xã Đông Yên đã được vua Trần Phong làm điền trang cho Lê Đình Chiêu, trong đó dấu tích còn lại đến ngày nay là 3 mẫu đất ở và 6 sào để làm nghĩa địa riêng trong họ.

Trở lại cố hương, Lê Đình Chiêu đã bắt tay xây dựng Mục Nhuận trở thành một làng quê trù phú đến nay đã hơn 700 năm với 30 đời và 5 chi họ.

Câu đối ở nhà thờ họ còn ghi rõ:

“Tứ Quốc Quận Công vinh phò mã Khai cơ Mục Nhuận, thịnh trấn liên”

Tạm dịch: Ban tặng Quận Công vinh phong phò mã

Cuộc đời chiến đấu của Lê Đình Chiêu khi còn làm việc quân cũng như khi về cố hương là một tấm gương sáng về lòng dũng cảm và đức hy sinh. Vì thế mà khi ông mất, nhân dân đã phong ông làm Thần hoàng làng. Nhà nước phong kiến thời Lê - Nguyễn đã phong ông làm Phúc Thần.

Tại nhà thờ của dòng họ Lê Văn còn lưu giữ được một bản sắc phong của Triều Nguyễn phong tặng cho Lê Đình Chiêu như sau:

“Thôn Doãn (Đài), thôn Trung, thôn Đông làng Yên Doãn ngày nay thuộc huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa phụng thờ vị Lang Thành ban tặng Quốc tính, tước Quận Công Lê Đình Chiêu triều nhà Trần, tên thụy là Thuận Bảo Tướng Công nối niềm nghiệm thấy linh ứng, tới nay nối trải mệnh sáng nỗi niềm bậc thần lớn lao lại phong tặng thêm Dực bảo trung hưng linh phù, cho phép phụng thờ theo từng năm để thần bảo hộ ngầm giúp dân ta. Khâm tai!

Ngày 15 tháng 8 năm 1942, năm Bảo Đại thứ 8 (1934)” [12, tr 05].

Trần Thị Bích là vợ của Quận Công Lê Đình Chiêu, thường được

nhân dân gọi là Quận Công Phu Nhân. Tài liệu về bà Trần Thị Bích còn lưu lại trong nhà thờ và còn có một đạo sắc của Triều Nguyễn phong thần cho Bà: “Sắc phong cho Quận Công phu nhân Trần Thị Bích phong sắc cho ba thôn là Thôn Doãn (Đoài), thôn Trung, thôn Đông (làng Yên Doãn ngày nay). Phủ huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa phụng thờ bà chúa Hách Quận phu nhân Trần Thị Bích nổi màu nghiệm thấy linh ứng tới nay nối trải mệnh sáng nhớ về công trạng của thần phong tặng thêm (Dực bảo Trung hưng linh phù) là thần cho phép phụng thờ thần như cũ để thần ngầm giúp dân ta. Khâm thử!

Ngày 18 tháng 5 năm 1942 năm Bảo Đại thứ 8” [12, tr 6].

Như vậy, nhà thờ họ Lê Văn là nơi thờ chính Quận Công Lê Đình Chiêu và thờ bà Chúa Hách (Hiếc) Trần Thị Bích. Ngoài ra nhà thờ còn là nơi thờ tổ của các chi họ Lê Văn từ 700 năm nay.

Di tích nhà thờ họ Lê Văn quay mặt về hướng Nam - nằm ở trung tâm làng Yên Doãn thuộc xã Đông Yên, huyện Đông Sơn ngày nay, cách “Quốc Công Từ và dòng họ Nguyễn Nhữ khoảng 700m về phía Tây Nam, cách Núi Nhồi 5km về phía Đông, cách huyện lỵ 5km về phía Đông Bắc. Đây là một vùng đất cổ có con người sinh sống từ lâu đời trong đó có dòng họ Lê Văn.

Trước kia, diện tích của nhà thờ nằm trên khu đất rộng khoảng 3000m2, giờ đây diện tích đã bị thu hẹp lại. Theo bản đồ địa chính xã Đông Yên thửa đất số 285 với diện tích 288m2 là đất hiện tại của nhà thờ ngày nay. Xung quanh nhà thờ được xây tường bao. Đây là khu vực bất khả xâm phạm của di tích.

Ngoài diện tích nhà thờ, còn có ao với diện tích 885m2 nằm liền kề ở phía trước.

2.5.2. Đặc điểm kiến trúc

Kiến trúc của di tích là là một ngôi nhà gỗ cổ được xây dựng từ thế kỷ XVII với nhà Tiền đường và Hậu cung. Nhà Tiền đường là một ngôi nhà 3 gian và 2 chái hẹp. Có chiều dài 7,45m, rộng 6,52m, với diện tích xây dựng 48,7m2. Kiến trúc của vì kèo gồm 4 vì với 6 cột cái, 8 cột quân, 4 cột hiên, 4 cột đá đỡ toàn bộ hệ thống vì ở phía trên.

Về kết cấu kiến trúc: 2 vì kèo hồi giống nhau về kiểu liên kết “chồng rường kẻ bẩy”, với hệ thống hàng chân cột được cấu trúc: hai cột hiên trước sau, hai cột cái trước sau.

Hai vì giữa trốn 2 cột trước, với hệ thống hàng chân cột hiên bằng đá vuông, cột hiên sau, hai cột quân và cột cái sau kết cấu vì kèo “theo kiểu kẻ chuyền giá chiêng” [12, tr 4].

Ngoài hệ thồng vì kèo, ở phía trước - nơi ngăn cách giữa hiên về phía trong là bức xuân hao đố khung ở trên và hệ thống cửa bức bàn ở dưới gồm 4 chuồng cánh cửa chạm khắc đẹp.

Trước đây ở hai vì hồi dùng vách đố lụa, nhưng do quá trình tu sửa, nên vách đố lụa được thay thế bằng tường hiên và 2 gian tường hậu gắn với hậu cung.

Hậu cung: là một gian nhà nằm ngang có chiều dài 2,7, rộng 2,3m với diện tích xây dựng 6,21m2 tiếp giáp với Tiền đường tạo nên thể liên hoàn có kiến trúc chuôi vồ cho toàn bộ công trình.

Bên cạnh hệ thống kiến trúc nhà thờ là sân có diện tích 99m2(dài 15,20m x rộng 6,5m). Trong nội thất của công trình còn có nhà quản từ có diện tích 24m2 (dài 6m x rộng 4m) có kiến trúc đơn giản [12, tr 5].

Nhìn chung kết cấu kiến trúc công trình của nhà thờ hài hòa đẹp mắt. Nhà Tiền đường là một công trình kiến trúc gỗ với một số nét hoa văn được chạm trổ tinh vi đẹp mắt trên các con rường và kẻ bẩy. Hệ thống hoành tải, rui mè bằng gỗ lim vuông vắn chắc khỏe. Mái lợp ngói mũi, nền lát gạch bát màu đỏ, bờ hè trước được bó bằng đá xanh lăn giai.

Một phần của tài liệu Một số di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu ở huyện đông sơn thanh hóa (Trang 90)