Phân loại di tích

Một phần của tài liệu Một số di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu ở huyện đông sơn thanh hóa (Trang 31)

6. Bố cục của luận văn

1.2.1. Phân loại di tích

Theo số liệu thống kê của Phòng văn hóa thông tin huyện Đông Sơn, “Hiện nay trên đất Đông Sơn có 125 di tích lịch sử, văn hóa nghệ thuật…,

trong đó có 10 di tích được xếp hạng cấp Quốc gia, 25 di tích xếp hạng cấp tỉnh” [27, tr 2]. Căn cứ Điều 4 Luật di sản văn hoá, Điều 14 Nghị định số 92/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hoá. Di tích lịch sử văn hóa được phân chia làm 05 loại hình: Loại hình di tích văn hóa khảo cổ, loại hình di tích lịch sử văn hóa, loại hình di tích kiến trúc nghệ thuật, loại hình di tích danh lam thắng cảnh, loại hình di tích lịch sử cách mạng. Đối chiếu với quy định phân loại trong Luật di sản văn hóa trong 35 di tích của huyện Đông Sơn có các loại hình di tích như: Di tích lịch sử - văn hóa, di tích kiến trúc nghệ thuật, di tích lịch sử cách mạng, di tích khảo cổ.

Di tích lịch sử - văn hóa: là những công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học hoặc có liên quan đến những sự kiện lịch sử, quá trình phát triển văn hóa, xã hội. Di tích lịch sử - văn hóa phải có một trong các tiêu chí sau như:

Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu trong quá trình dựng nước và giữ nước. Với loại hình di tích này, Đông Sơn có các di tích tiêu biểu sau: “Đền thờ Nguyễn Chích, làng Vạn Lộc, xã Đông Ninh; Đền thờ Quốc công Nguyễn Nhữ Soạn, làng Cẩm Nga, xã Đông Yên; Đền thờ Nguyễn Văn Nghi, làng Phúc triền, xã Đông Thanh; Đền thờ Lê Hy, làng Thượng, xã Đông Khê; Đền Vân Nhưng, làng Vân Nhưng, xã Đông Lĩnh; Di tích núi An Hoạch, núi Nhồi, xã Đông Hưng; Di tích núi Nấp, làng Nấp, xã Đông Hưng; Đền thờ Phan Độc Giác, làng Cẩm Tú, xã Đông Hoàng; Đền thờ Trịnh Khắc Phục, làng Văn Đô, xã Đông Minh; Nhà thờ Lê Giám, làng Hữu Bộc, xã Đông Ninh; Khu căn cứ Hoàng Nghiêu, làng Hạnh Phúc, xã Đông Nam; Đền thờ Tô Hiến Thành, làng Sơn Viện, xã Đông Lĩnh; Đền thờ Nguyễn Đình Thuần, xóm Lê, xã Đông Tân; Đình Thượng Thọ và nhóm Bia

ký, xã Đông Hòa; Đền thờ quận công Nguyễn Đăng Khoa, làng Đại xã Đông Hòa; Từ đường dòng họ Nguyễn Đình, xóm Bái xã Đông Hòa; Đền thờ Nguyễn Trừng, làng Ngọc Tích xã Đông Thanh; Đền thờ Nguyễn Chí Hòa, thôn Phúc Triền, xã Đông Thanh; Đền thờ dòng họ La, làng Ngọc Tich, xã Đông Thanh; Đền thờ Nguyễn Trung Nghĩa, làng Yên Bằng, xã Đông Yên; Đình Ngọc Tích, làng Ngọc Tích, xã Đông Thanh; Từ Đường dòng họ Lê Văn, làng Yên Doãn, xã Đông Yên; Đền thờ Chiêu Phúc Đại Vương, làng Bản Nguyên, xã Đông Lĩnh; Đền thờ tiến sĩ Trần Bá Tân, thôn Tân Cộng, xã Đông Tân; Đền thờ bia ký tiến sĩ Cao Cử, làng Ngọc Tích, xã Đông Thanh; Đền thờ Lưu Ngạn Quang, làng Kim Bôi, xã Đông Thanh; Đền thờ bia ký 2 vị tiến sĩ họ Lê Khả, thôn Phúc Triền, xã Đông Thanh” [67, tr15]

Đền thờ Trịnh Khắc Phục nằm ở thôn Vân Đô, xã Đông Minh. Trịnh Khắc Phục là cháu ngoại của Hiến Từ hoàng Thái Hậu (tức bà Trịnh Thị Ngọc Thương) thân sinh Lê Tái Tổ, là em ông Trịnh Nhữ Lương và bà Lê Thị Ngọc Biền (chị ruột Lê Lợi) quê nội ông là làng Văn Đô, Đông Minh quê ngoại là xã Xuân Thắng (Thọ Xuân) sinh ra và lớn lên trong thời loạn lạc, ông đã phải chịu đựng và chứng kiến nỗi nhục mất nước của người dân trong kiếp nô lệ, lầm than. Vì thế từ rất sớm ông đã có chí hướng diệt thù cứu nước và là 1 trong 51 vị công thần khai quốc đã tham gia cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ngay từ những ngày đầu, là một võ tướng tài giỏi của nghĩa quân Lam Sơn. Ông đã có mặt ở hầu khắp các chiến trường và có nhiều công lao trong suốt 10 năm kháng chiến cho đến ngày toàn thắng 1427. Hơn 20 năm sau đó ông tiếp tục tham gia triều chính, góp phần xây dựng và củng cố vương triều. Thời Lê dưới 3 triều vua Thái Tổ, Thái Tông và Nhân Tông. Ông được phong nhiều chức quan trọng trong triều, sau đó do mâu thuẫn nội bộ triều đình ngày 26/7/1451, Trịnh Khắc Phục bị giết cùng với con ông là Trịnh Bá Nhai [67, tr 30].

Về lịch sử xây dựng ngôi đền. Hiện tại cũng chỉ dừng lại ở nguồn tài liệu truyền tụng, bởi vì nguồn tư liệu thành văn ghi chép việc xây dựng về ngôi đền bị hủy hoại trong thời kì “Bài phong” quyết liệt. Sắc phong, thần phả bị thất lạc. Hiện tại ngôi đền là dấu ấn kiến trúc thời Nguyễn, song cũng chưa phải là sử liệu đích thực để khẳng định chính xác về thời gian xây dựng đền, hơn nữa kiến trúc cũ đền thờ trải qua thời gian đã bị biến dạng và qua các đợt trùng tu, sữa chữa nhỏ. Cổng nghênh môn bị phá bỏ, hậu cung bị mất do cấu trúc nhà ở… Hiện tại chỉ còn nhà tiền đường và sân đền.

Đền thờ Lê Ngọc xã Đông Ninh, theo bản sao thần tích, văn bia và công tích người dựng bia thì Lê Ngọc Thần vốn là người nước Bắc thời Tùy (603 - 617) làm sứ thần quân phiên chấn họ Lê tên Húy là cốc, tên chữ là Ngọc. Tổ tiên của thần Lê Hầu, từ sau thời Tân Vĩnh Gia (280 - 420) phong tước Lê Hầu, lấy vợ người xã Đô Lương, Châu Hoan, lệnh trưởng nổi tiếng ở đời. Thần tích Lê Ngọc (Lê Cốc) là chung cho 4 xã: Phù Liễn, Đông Pho, Vạn Lộc, Hữu Bộc thuộc tổng Thạch Khê huyện Đông Sơn.

Đến thời Tùy, Lê Cốc được bổ nhiệm là Tuyên úy, tướng quân Nhật Nam Thái Thú, sang đời Đại nghiệp thì đổi làm Cửu Chân Thái Thú [67, tr 20]

Tóm lại, nhân vật Lê Cốc không được chép trong chính sử chúng ta có thể biết về ông qua tấm bia do chính Lê Cốc dựng còn lại đến ngày nay là một nhân vật lịch sử ở Thanh Hóa trước thế kỉ X.

Đền thờ Nguyễn Chí Hòa, thôn Phúc Triền, xã Đông Thanh.Nguyễn Chí Hòa làm quan dưới hai triều vua Lê Trung Hưng và Nguyễn giữ chức hiệp trấn các xứ Hải Dương, Tuyên Quang, Sơn Nam, đặc biệt là có công khai thác mỏ ở Đông Triều và Thái Nguyên…

Tuy sự nghiệp tiến thân không cao, ông chỉ đỗ sinh đồ, nhưng công lao chức tước của ông rất lớn. Khi ông mất được triều đình phong tặng Doan Nhã Công Thần, Thông Chương Đại Phu, giữ chức hiệp trấn các xứ…

Hiện nay trong nhà thờ còn một tấm bia từ đường ghi phát tích dòng họ Nguyễn và còn giữ được một bài chiếu của vua Gia Long viết từ khi ông còn sống, câu đối, án thờ, giá thờ,các đồ thờ….

Khu căn cứ Hoàng Nghiêu, làng Hạnh Phúc, xã Đông Nam. “Vào đầu

thế kỉ XV, Nguyễn Chích quê ở làng Vạn Lộc, tổng Thạch Khê nay là xã Đông Ninh, huyện Đông Sơn, đã quyết định chọn khu vực núi Hoàng, núi Nghiêu làm căn cứ của nghĩa quân. Đây là nơi có núi cao, sông sâu, có nhiều hang động và thung lũng. Nguyễn Chích đã huy động lực lượngđào hào, đắp lũy, xây dựng Hoàng Ngiêu thành một căn cứ quân sự lợi hại. Dựa vào địa thế hiểm trở, xây dựng được hệ thống thành lũy vững chắc, từ căn cứ Hoàng Nghiêu, nghĩa quân Nguyễn Chích đã gây cho quân Minh nhiều tổn thất nặng nề. Thanh thế của nghĩa quân Nguyễn Chích lan rộng khắp vùng Nam Thanh Bắc - Nghệ.

Thung chùa hay còn gọi là Thung đình gồm bia ký, đền Thành Hoàng Nghiêu - căn cứ Nguyễn Chích là một di tích có giá trị trong phong trào nông dân khởi nghĩa chống lại ách đô hộ của nhà Minh thế kỉ XV. Nguyễn Chích về sau trở thành một trong những tướng sĩ lỗi lạc của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi khởi xướng và lãnh đạo” [27, tr 431]

Đền thờ Đặng Quân Công Nguyễn Khải. Người làng Kim Bôi thuộc tứ

Bôn Xưa (Nay là làng Kim Bôi - xã Đông Thanh - Đông Sơn).

Ông là con thứ của Phúc Khê tướng công Nguyễn Văn Nghi làm quan dưới triều Lê và được triều đình tin cậy cho giữ nhiều chức tước, trọng trách của triều đình, được sử sách nhắc nhiều đến ông.

Nguyễn Khải là người có công với nước có đức với dân, được triều đình phong tặng là: Kiệt Tiết Tuyên Lực Công Thần, Xa Kị Thần Tín, Binh Bộ Thượng Thư… [27, tr 563].

Đền thờ Nguyễn Khải hiện còn 3 gian theo chiều dọc, hiện nay vẫn còn 2 bia có kích thước lớn, một bia dựng ở bên trái phía trước đền thờ Nguyễn

Văn Nghi ca ngợi công lao của ông Nguyễn Khải, do tiến sỹ Lê Khả Trù người cùng xã soạn văn bia. Một bia ở phía trước đền thờ - Sinh từ do ông dựng khi đang còn sống, ngoài ra còn có ao, giếng đá và hơn 10 đạo sắc hương án các đồ thờ…

Di tích kiến trúc nghệ thuật: là công trình kiến trúc nghệ thuật, tổng thể kiến trúc đô thị và đô thị có giá trị tiêu biểu trong các giai đoạn phát triển nghệ thuật kiến trúc của dân tộc. Quần thể các công trình kiến trúc hoặc công trình kiến trúc đơn lẻ có giá trị tiêu biểu về kiến trúc, nghệ thuật của một hoặc nhiều giai đoạn lịch sử. Các di tích tiêu biểu loại này như: Cụm di tích lịch sử văn hóa và kiến trúc nghệ thuật Đền Bạch Vân Sơn Thần và phủ Mẫu, làng Quỳnh Bôi, xã Đông Thanh; Đền thờ Nguyễn Khải, xã Đông Thanh; Đền thờ Đế Thích, làng Ngọc Tích, xã Đông Thanh

Đền thờ Đế Thích nằm ở thôn Ngọc Tích, xã Đông Thanh. Cho đến ngày nay chưa có một ai khẳng định Đế Thích là thiên thần hay nhân thần. Theo sách “Chư Thần lục” thì Đế Thích là bậc thần thượng đẳng có nơi thờ, không ghi tiểu sử và địa danh cụ thể

Theo sách “Khảo sát văn hóa truyền thống Đông Sơn” ghi nhân vật “Đế Thích có liên quan đến truyện cổ tích Trương Ba đánh cờ ở dười gốc cây Bồ Đề. Ông là thiên thần là thần tiên xuống sống ở trần gian chơi với Trương Ba vào ngày 18/8 âm lịch, vì vậy nhân dân làng Kẻ Bôn đã cho dựng nên đền thờ Đế Thích ở dưới gốc cây bồ đề nơi Đế Thích đánh cờ năm xưa” [67, tr 30].

Đền thờ Đế Thích hiện nay vẫn còn tương đối nguyên vẹn. Với một khu hậu đường, hậu cung, lối kiến trúc nghệ thuật độc đáo. Đây là một khu đền giữ được những nét riêng cho xứ Thanh.

Cụm di tích lịch sử văn hóa và kiến trúc nghệ thuật Đền Bạch Vân Sơn Thần và phủ Mẫu, làng Quỳnh Bôi, xã Đông Thanh gắn liền với một vị thần

là Đặng Quận Công Nguyễn Khải danh tiếng thời Lê Trung Hưng (thế kỷ 17). “Dân gian lưu truyền trong một lần Nguyễn Khải dẫn quân đi chặn đánh giặc quân nhà Mạc ở địa phận Sông Mã (Thiệu Khánh) bỗng nhiên trời nổi gió mây sấm chớp, bấy giờ một con cáo trắng từ chân núi chạy vụt qua trước ngựa của ông. Sau đó ông xuống ngựa khấn vái và trong trận giao chiến với quân giặc ông đã thắng trận, ông đã trở lại và xuống miếu làm lễ tạ” [67,tr 15]. Khi ông mất dân làng Quỳnh Bôi nhớ ơn đức của ông đã tạc tượng phụng thờ và tôn ông làm Thành Hoàng làng.

Di tích khảo cổ: Di tích khảo cổ là những địa điểm khảo cổ có giá trị nổi bật đánh dấu các giai đoạn phát triển của các văn hoá khảo cổ. Các di tích tiêu biểu thuộc loại này như: Khu lò gốm Tam Thọ, xã Đông Vinh; Di chỉ khảo cổ học Đồng Ngầm, Đồng Vựng, thôn Nhuận Thạch, xã Đông Tiến.

Di chỉ khảo cổ học Đồng Ngầm, Đồng Vựng, thôn Nhuận Thạch, xã

Đông Tiến. “Năm 1975, di chỉ khảo cổ học Đồng Ngầm - Đồng vựng quanh

chân núi Bạch Thạch và núi Đào Sơn thuộc thôn Nhuận Thạch - xã Đông Tiến được phát hiện và đào. Đến tháng 3/1979, Viện khảo cổ kết hợp với ty Văn hóa Thanh Hóa tiến hành khai quật đợt 1vào cuối tháng 12/1979, đầu tháng 1/1980, Viện Khảo cổ học tiếp tục khai quật đợt 2với diện tích 137m2. Từ đó đến nay nhiều đoàn cán bộ viện Khảo cổ học và các chuyên gia Khảo cổ hoạc Liên Xô, BunGaRi, Nhật Bản và Mỹ đã đến nghiên cứu khu di tích Khảo cổ học này

Với kết quả thu nhận được qua các đợt khai quật các nhà nghiên cứu Khảo cổ học đã khẳng định di chỉ Khảo cổ học Đông Tiến có 5 giai đoạn phát triển Văn hóa liên tục tương đương với các giai đoạn Văn hóa Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun (sông Hồng), Đông Sơn điển hình và sau Đông Sơn có niên đại bắt đầu của Đông Tiến vào khoảng 3.500 - 3.200 TCN. Niên đại kết thúc của nó vào khoảng thế kỉ III SCN” [67, tr 03].

Tóm lại: Di chỉ khảo cổ học Đông Tiến thuộc nền văn hóa Đông Sơn có vị trí xứng đáng trong việc nghiên cứu thời đại Hùng Vương dựng nước trong lịch sử dân tộc Việt Nam.

Khu lò gốm cổ Tam Thọ hiện nay thuộc địa phận làng Tam Thọ và Văn Vật xã Đông Vinh, nằm trong giai đoạn 10 thế kỷ đầu Công Nguyên. Đây là giai đoạn mà khảo cổ học Việt Nam gọi là giai đoạn khảo cổ học 1000 năm chống Bắc thuộc. Căn cứ vào những kết quả nghiên cứu của các nhà khảo cổ học Việt Nam và của O.Janse trước đây thì khu lò gốm Tam Thọ có niên đại từ thế kỷ 2 đến thế kỷ 3,4 sau Công nguyên.

Chủ nhân của các lò gốm Tam Thọ có thể là những khu lò vùng Giang Nam sang lập nghiệp ở Cửu Chân thời Hán hoặc cũng có thể những người thợ gốm Đông Sơn qua giao lưu tiếp xúc đã học được kĩ thuật đốt lò mới. Tuy nhiên điều có thể dứt khoát khẳng định là vai trò to lớn của người thợ thủ công Đông Sơn trong việc phát sinh và phát triển khu lò gốm Tam Thọ.

Di tích lịch sử cách mạng: Di tích cách mạng - kháng chiến là một bộ phận cấu thành hệ thống các di tích lịch sử - văn hoá, tuy nhiên, nó có những điểm khác với các di tích tôn giáo tín ngưỡng như đình, đền, chùa, miếu… ở chỗ: đó là những địa điểm cụ thể, công trình kiến trúc có sẵn (nhà ở, đường phố…), là những công trình được con người tạo nên phù hợp với mục đích sử dụng (địa đạo, hầm bí mật…) gắn liền với những sự kiện cụ thể, nhân vật lịch sử cụ thể mà trở thành di tích. Loại hình di tích này rất đa dạng, phong phú, có mặt ở khắp mọi nơi, khó nhận biết, đồng thời cũng rất dễ bị lãng quên, dễ biến dạng theo mục đích sử dụng, theo thời tiết và theo thời gian. Bởi vậy các di tích này vừa khó bảo tồn vừa khó phát huy tác dụng nếu không được quan tâm đặc biệt. Loại hình di tích này Đông Sơn có các di tích tiêu biểu như: cụm di tích cách mạng Hàm Hạ thuộc xã Đông Tiến gồm: Nhà ông Lê Oanh Kiều nơi thành lập Chi bộ Cộng sản đầu tiên ở tỉnh Thanh Hóa (25/6/1930), đình

làng Hàm Hạ và nhà ông Phạm Văn Huống - nơi in báo Tiến lên của Đảng bộ Thanh Hóa năm 1930; Khu di tích Rừng Thông, thị trấn Rừng Thông.

Khu di tích Rừng Thông, thị trấn Rừng Thông. Trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Để củng cố lực lượng, củng cố hậu phương, đảm bảo sự tất thắng cho cuộc kháng chiến. Ngày 20/02/1947, Hồ Chủ Tịch lần đầu tiên vào thăm Thanh Hóa. Rừng Thông vinh dự được Bác chọn là nơi làm việc với cán bộ và nhân dân Thanh Hóa. Tại đây Bác đã dạy cán bộ Thanh Hóa về đạo đức của người cán bộ cách mạng, về quan điểm của Đảng trong thời kì mới [67, tr15].

Để ghi nhớ công lao to lớn của Bác đối với Đảng bộ và nhân dân Thanh Hóa, giáo dục cho thế hệ mai sau về truyền thống bất khuất của dân tộc ta

Một phần của tài liệu Một số di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu ở huyện đông sơn thanh hóa (Trang 31)