6. Bố cục của luận văn
2.6. Nhà thờ Quận Công Lê Giám
2.6.1. Nhân vật thờ tự
Lê Giám người xã Hữu Bộc, tổng Thạch Khê, huyện Đông Sơn, phủ Thiệu Thiên, trấn Thanh Hoa (nay là thôn Hữu Bộc, xã Đông Ninh, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa), ông sinh năm nào không rõ, mất ngày 14 tháng 11, không rõ năm.
Ông nội là Trúc Giang, nhập tịch ở Hữu Bộc, cha là Thiện Hiền, mẹ là Lê thị Từ Ý. Lê Giám có 2 vợ: vợ cả là Lê thị Từ Lương, người làng Thọ Phật
cùng tổng. Vợ thứ là Lê Thị có 4 người con trai. Trưởng là Hùng Vĩ, làm quan đến chức thị vệ - vợ là Trịnh Thị Diệu Rành, con gái tướng công họ Trịnh - thụy là Cương Nghị, khánh lương hầu, làng Sóc Sơn, xã Biện Thượng, huyện Vĩnh Phúc (nay là Vĩnh Lộc), thứ là Lê Ninh tục gọi là Già Ninh - quan chức gì không rõ. Con thứ ba là Côn - tục gọi là Quận Côn, thứ tư là Lữ, tục gọi là Quận Lữ [16, tr 1].
Lê Giám mồ côi cha từ rất sớm. Nhà nghèo nên khi cha chết không có hòm ván, phải bó chiếu chôn ở cạnh đường đi. Thường ngày ông đi lên rừng hái củi bán để sinh sống, nuôi mẹ. Lớn lên Lê Giám theo hầu Tổng quốc Chính Bình an vương (Trịnh Tùng) làm quan đến chính nhất phẩm, chức Thượng tướng quân, đô đốc. Khi ông mất, Vua gia phong “Kiệt tiết tuyền lực, dương võ, uy dũng, công thần, đặc tiến phị quốc, thượng tướng quân, cẩm uy vệ, đô chỉ huy sứ, thự vệ sứ, lễ thành hầu, trụ quốc Trung trật” cho tên thụy là Trung Mẫn. “Ban ruộng thế nghiệp 452 mẫu thuộc tổng quảng chiếu, huyện Đông Sơn. Lại ban ruộng thờ, 6 xã thuộc vùng An Đông tính đồng niên thu thẻ 532 quan 7 tiền, 12 đồng và 1852 bát gạo để làm nhà thờ cúng. Lại ban cử một xã làm phu coi nhà thờ thuộc bản quán (tức là xã Hữu Bộc lập đền thờ tự). Mộ táng ở xứ Đồng Dịch, xã Đông Minh ngày nay” [16, tr 2].
Tộc phả còn cước chú: mãi đến năm Tân Dậu mới bỏ hết các loại thờ cúng này. Vì năm Tân Dậu tra xét để phong tước cho các vị công thần, thì thấy Lê Kính (cháu 5 đời) không xuất trình giấy tờ làm chứng nên giảm bớt việc thừa tự. Lê Kính trở lại làm dân thường.
Về công trạng của Lê Giám, tờ chế Lê Triều Kính Tôn, niên hiệu Hoàng Định thứ 19, tháng 2 ngày 25 (tức ngày 25/2/1619) ghi rõ: Xin giới thiệu nội dung tờ chế:
“Thuận trời gặp vận
Trẫm nghĩ:
Trời mở nghiệp Trung Hưng, giáp vận sinh ra trong tài tử, Vua cầm quyền chính thực, đền công khen thưởng kẻ luân tao. Mở mang bông lúa. Rạng rở là chi.
Kiệt tiết tuyên lực, dương võ uy dũng công thần, đặc tiến phụ quốc thượng tướng quân, cẩm y vệ, đô chỉ huy sứ, thư vệ sự lễ thành hầu, trụ quốc trung trật Lê Giám.
Ân huệ kỳ nam Thỉ trảo kiện trí
Văn thao võ lược đều tinh, kém gì họ Lã
Thủy chiến, bộ quân đều giỏi, hơn hẳn tướng Hàn. Dốc lòng chinh chiến gần xa.
Một dạ trung thành thờ vua, chúa.
Coi việc tả quân, nội phủ nanh vuốt ai bì
Mưu toan ngoại khốn bốn phương, tay chân đáng cậy Nhiều lần bắt được đảng ngụy
Bao thuở ghi lấy công to
Cho nên: Nay triều phong tước để rạng rỡ bầy tôi vậy.
Than ôi! Cho người ruộng, cho người vàng, ỏ lấy công tâm, mấy đời bằng mấy đời lộc, lâu bền tiếng tốt”.
Nhà người theo: Đức độ nguyên súy tổng quốc chính, thượng phụ Bình An Vương (Trịnh Tùng - Năm Quang Hưng thứ 22 (1599) tháng 4, Vua tiến phong quan tiết chế từ tước Trưởng quốc công lên làm đô nguyên soái tổng quốc chính, thượng phụ Bình An Vương) [23, tr 375].
Năm Quang Hưng thứ 22 (1599), ông đã theo giúp triều đình, dưới trướng Đức Đô Nguyên Soái, Tổng Quốc Chính, Thượng Phụ An Bình Vương Trịnh Tùng, nhiều lần đi đánh dẹp loạn trong, giặc ngoài. Ông nhiều
lần lập công to, đi đến đâu giặc tan tới đó. Ông binh thư thao lược, đánh đông dẹp bắc, bình nhà Mạc, dẹp yên giặc Ngụy, phá tan mưu đồ họ Mạc cầu viện ngoại bang.
Vua Duy Tân nguyên niên, năm 1907 tháng 9 ngày 25, sắc chỉ: Thanh Hóa tỉnh, Đông Sơn huyện, Hữu Bộc xã, tòng tiền phụng sự. Truy tặng: tước phong dực bảo, trung hưng, linh phú, đoàn túc, thái phó quận công Lê Giám, tôn thần - đặc chuẩn ý cựu, phụng sự dụng chi quốc khánh, nhi do tư điền.