6. Bố cục của luận văn
2.7. Di tích Đình Thượng Thọ và nhóm bia ký
2.7.1. Địa điểm
Cụm bia ký - Đình Thượng Thọ là nơi quy tụ, tạo khắc, thờ cúng những người có công với làng, với nước. Di tích ngoài tên gọi chính ra còn nhiều tên
gọi khác nhau như: Đình thờ Thành Hoàng, bia ký Đông Phố, hay Đình thờ các quan thánh… Đó là những tên gọi khác nhau mà nhân dân đặt cho và quen gọi như vậy. Sở dĩ di tích có tên gọi chính Cụm bia ký - Đình Thượng Thọ là do trước đây đình là nơi sinh hoạt văn hóa truyền thống của làng, của xã, nơi thờ cúng những vị thần có công giúp làng, giúp xã. Từ xưa được các bậc quan tước, thiện nam tiến nữ đóng góp tiền của xây dựng tu bổ lại khu đình, khắc bia ghi truyền hậu thế. Ngày nay do tiến trình lịch sử, nhân dân đã quy tụ chuyển 2 bia đá 3 về khu đình Thượng Thọ cùng với các bia khác làm nơi phối thờ chung gọi là Cụm bia ký Đinh Thượng Thọ. Dù tên gọi khác nhau như thế nào thì tên gọi Cụm bia ký - Đình Thượng Thọ vẫn là tên gọi phản ánh chung cho các tên khác.
Di tích nằm trên địa bàn xã Đông Hòa, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa ngay cạnh trước UBND xã. Đây là một vùng đất tối cổ, từ xưa tới nay các nhà khảo cổ học đã phát hiện được nhiều trống đồng loại một và các hiện vật bằng gốm thời Hán, các công cụ bằng đá, bằng đồng ngay trên mảnh đất này. Đó là những hiện vật, những phức hệ phản ánh về giai đoạn lịch sử xa xưa của vùng đất, tương ứng thời kì văn hóa Đông Sơn.
Đông Hòa xưa kia là một vùng đất có vị trí địa lý đặc biệt, sơn thủy hữu tình, long quần hổ phục (văn bia đình). Hệ thống các khe rọc, sông hồ, đồng áng rất nhiều như: rọc miễu, rọc nghè, cồn Sồng, cồn Mỏn, đồng Vua, đồng sung… Tất cả các hệ thống khe dọc đó uốn lượn cùng với dòng sông tạo thành nhiều xóm nhỏ trông giống hình long quần, bắt đầu từ thượng nguồn đổ về dọc Đồng Bia, Đồng Vua rồi chia làm hai nhánh dọc (sông cũ) đổ qua xã xuống Đông Bắc theo cống Mã Ngánh (thuộc xóm Đại) chạy theo xóm Phú, xóm Minh rồi ra sông lớn. Một nhánh khác theo hướng Tây Nam qua xóm Cựu, xóm Tự, xóm Chùa, xóm Chính về xóm Bái (trước đình Thượng Thọ) vòng về hướng Đông Nam, rồi qua xóm Bình, xóm Hiền về xóm Phú, xóm
Minh thì gặp nhánh sông trên rồi đổ ra sông lớn về biển theo hướng Đông Nam. Từ xa xưa hệ thống khe rọc ở Đông Hòa đã được nhân dân ca ngợi, so sánh đặc trưng của vùng đất mình với các vùng khác như:
Ao Vạn Lộc, rọc Đông Pho Chùa Mau Xá, đá Núi Nhồi…
Ngày nay để phù hợp với tiến trình phát triển kinh tế, các hệ thống khe rọc ao hồ gần như bị lấp hết, nhưng trải qua quá trình tồn tại và phát triển, người dân nơi đây đã tạo ra nhiều nét đẹp văn hóa vật chất như Đình Thượng Thọ, miếu Uy Linh, Miêu Chiêu Khánh, chợ Thượng Bổn hay còn gọi là chợ Cửa Thần… Bên cạnh nét đẹp văn hóa vật chất là nét đẹp về văn hóa tinh thần như lễ hội, các hoạt động văn hóa làng xã, phong tục thờ cúng những người có công với nước.
2.7.2. Nhân vật thờ tự
Di tích cụm bia ký - Đình Thượng Thọ là nơi thờ tự những người như: Lê Ngọc Hoàng Đế (tức Lê Cốc) cùng bốn người con của ông như Tham xung tá quốc húy là Hữu, Tam giang Trinh Liệt thần nữ, Cương chính - Cương Nghị Tôn thần, Để lộ Lê phủ Quân tôn thần, Hiển linh tôn thần, Chiểu Huệ tôn thần, Hồng Ân Đại Vương, Hồng Phúc Đại Vương, Thọ Quận Công Nguyễn Đăng Khoa… [43, tr 4]. Đó là những nhân vật có công với nước, với làng xã, khi mất được nhân dân dựng đền thờ, thờ tự khắp các nơi trong xã. Nay do trải qua biến thiên lịch sử, sự bào mòn của thiên nhiên và nhận thức sai lầm của một thời nên một số đình, đền, miếu bị phá. Để tưởng nhớ công lao của họ nhân dân đã quy tụ về khu đình, phối thờ chung trong đình Thượng Thọ.
Trước tiên là Lê Ngọc Hoàng Đế, ông là người Bắc quốc sống dưới thời nhà Tùy thế kỷ XVII. Khi nhà Tùy thống nhất thiên hạ cử ông ra làm Thái Thú quận Nhật Nam (nay là Nghệ An) một thời gian ông lại chuyển ra
làm Thái Thú Cửu Chân (Thanh Hóa). Ông đã cho xây Đạo tràng ở Trường Xuân Đông Ninh sau đó ông cho chuyển lỵ sở của Thanh Hoa từ Tư Phố (làng Ràng Thiệu Dương) về Đông Phố (Đồng Pho Đông Hòa). Ông còn kêu gọi nhân dân chống lại giặc vào những năm cuối của niên hiệu Đại Nghiệp (616 -618). Cuộc chiến của ông được nhân dân ủng hộ khắp vùng Đông Sơn, Nông Cống. Khi mất nhân dân dựng đền thờ [43, tr 5].
Tham xung Tá Quốc Tôn Thần, ông có tên là Chàng Út, tên húy là Hữu, là con của Thái Thú Lê Cốc, khoảng năm Đại Nghiệp đời nhà Tùy (618) ông vâng mệnh đi dẹp giặc bị giặc hại chết. Thần biến hóa phi thường treo đầu lên ngựa mà đi, đến bến sông xã Cổ Định (nay Tân Ninh) thì hóa. Về sau có nhiều linh ứng.
Tam Giang Trịnh Liệt Thần Nữ. Bà cũng là con gái của Lê Ngọc Hoàng đế và là chị của Tham Xung Tá Quốc. Khi bà đang ở Nghệ An nghe tin em mình bị giặc vây, cha và hai anh bị mất, bà dẫn quân ra cứu ứng đến địa phận xã Sơn Hà bị giặc vây, nghe tin em mình bị tử trận, bà tự tử, xác trôi dọc theo sông Lãng Giang xuống ngã ba Vua Bà thuộc xã Trang Liệt (nay là xã Tế Tân Huyện Nông Cống) thì nổi lên, nhân dân mai táng cho bà và xây dựng đền thờ gọi là Tam giang Trinh Liệt Thần Nữ (hay còn gọi là Vua Bà) [43, tr 5].
Cương Chính Cương Nghị: theo các cụ cao niên trong làng thì đây là hai nhân vật sống dưới triều Lê, tham gia phong trào phò Lê diệt Mạc, cả hai người đều là quan võ, chí khí rất hùng mạnh, khi mất được nhân dân lập đền thờ tự. Theo sách Thanh Hóa chư thần lục bản dịch của Viện Nghiên Cứu Hán Nôm viết năm Thành Thái thứ XV trang 48 - 49 thì “Cương Chính tôn thần, Cương Nghị tôn thần, xã Đông Pho và 6 nơi khác thờ. Hai anh em thần đều là võ tướng triều Lê, khoảng năm Quang Thiệu (1516 - 1522) giữ chức Đô Úy phù Lê diệt Mạc, đem hết lòng trung báo cả nước. Hai anh em đều tỏ
ra tiết nghĩa, sau khi mất rất linh thiêng dân xã lập đền thờ. Các đời đền có phong tặng sắc.
Như vậy, cả hai nhân vật đều là nhân thần mặc dù vậy lời kể của các cụ và sách Thanh Hoá chư thần lục ghi đều không nói rõ họ tên của thần? người nơi nào? Dù sao thì Cương Chính, Cương Nghị đều là những nhân thần có công với nước, với dân, trải qua các triều đại đều có phong tặng sắc văn. Hiện nay trong xã vẫn còn giữ được khá nhiều các đạo sắc gốc.
Chiểu Huệ tôn thần. Không biết ông là nhân thần hay thiên thần nhưng hiện nay trong xã còn giữ được rất nhiều sắc phong ca ngợi công lao sự ngiệp của ông cả giai đoạn thời Lê, thời Nguyễn “Sắc thần Lương Đức Chiểu Huệ, giúp nước hộ dân nổi niềm linh thiêng ứng nghiệm, vào các kỳ tết lễ đội ơn cấp tặng sắc cho phép phụng thờ. Năm Minh Mạng thứ 21 (1841) Thái tổ nhân Hoàng Đế ta chính thức ngũ tuần (50 tuổi) làm lễ đại khánh tiết vâng phụng chiếu báu ân sâu lễ rộng thăng lên một bậc.
Nay nối trải mệnh sáng đất nước nổi niềm bậc thần lớn lao đáng được gia tặng thêm cho thần mỹ tự là: Lương Đức phù hưu. Cho phép xã Đồng Pho - Huyện Đông Sơn phụng thờ thần như trước cùng giúp đỡ lẫn nhau để bảo vệ dân ta hãy sắc vâng.
Ngày 24 tháng 3 năm Thiệu trị thứ 4 (1844)” [43, tr 06].
2.7.3. Đặc điểm kiến trúc điêu khắc
Đình thượng thọ và nhóm bia ký đình là di tích lịch sử văn hóa thờ thần Thành Hoàng làng thế kỷ thứ XVII. Đình và nhóm bia ký đình là công trình kiến trúc nghệ thuật có giá trị từ thế kỷ XVII còn lưu giữ khá nguyên vẹn.
Đình Thượng Thọ là ngôi nhà gồm 5 gian hai chái. Đình tọa hướng Nam, nằm ở trung tâm xã Đông Phố (nay là xã Đông Hòa, huyện Đông Sơn). Phù hộ dân sinh thiên địa trường từ nghiêm miếu mạo. Nghĩa là: giúp đỡ cuộc
sống dân sinh, công anh vẫn mãi truyền trong trời đất một lòng tu bổ miếu mạo nghiêm trang.
Đình và nhóm bia ký đình thuộc thửa đất số 85, diện tích 2369 mét vuông.
- Phía Đông giáp thửa đất số 84/1326 (T)
- Phía Nam giáp thửa đất số 68/5898 (khu vực ao đình)
- Phía Tây giáp thửa đất số 51/1990 (hội trường UBND xã) và thửa đất số 52/2240 (khu vực tượng đài liệt sĩ)
- Phía Bắc giáp thửa đất số 57/4898 (nước mạ) (theo bản đồ địa chính xã vẽ duyệt ngày 25/6/1991 tờ số IV)
- Phía Tây - Nam trước sân đình có một bai đá cổ, niên hiệu Đức Long thứ 7(năm 1635) bia ca ngợi cảnh đẹp làng xã và ghi việc cung tiến ruộng, ao, vườn để thờ tự.
Phía trước sân ở phía Đông có một bia đá cổ niên hiệu Đức Long Long thứ 7(năm 1635). Mặt trước bia hướng Tây đề: “tú tập Uy Linh miếu bi ký”. Bia ghi tả cảnh đẹp của đình và việc góp tiền xây dựng đình thờ.
Phía trước góc Đông - Nam sân đình có bia “Thần thần thần”(Đồng Pho xã bia ký) bia dựng nên hiệu Tự Đức năm thứ ba mươi tư (1882). Bia ca ngợi cảnh đẹp đình và làng quê [43, tr 15].
Về mặt bằng đình: đình năm gian dài 19,70m, rộng 9,0m. Diện tích xây dựng: 177,03m2, sân đình lát gạch 50m rộng 40m, diện tích là 200m2. Phân bổ cột ở mặt bằng: cột cái đến cột cái 2,75m, cột cái đến cột quân là 1,30m, cột quân đến hiên sau 1,2m; cột đến hết tường hậu 0,66m; cột hiên đến hết hè trước là 0,6 phân. Khoảng gian: gian thứ nhất rộng 2,83m, gian thứ hai rộng 2,90m, gian thứ ba rộng 3,64m, gian thứ tư và gian thứ 5 rộng 3m, hai hồi mỗi bên rộng 0,60 - 0,65m.Tiết diện và độ cao của cột và các cấu kiện.
Đình gồm 5 gian 6 vì, 4 vì giống nhau là vì 1, 2, 5 và 6 có đủ cột cái. Hai cột giữa là vì 3 và vì 4 trốn cột cái trước.
Hoa văn: Họa tiết chạm khắc trang trí trên vì kẻ truyền phía trước: vì 1 đối xứng với vì 6 mặt A vì 2 đối xứng với vì 1, mặt B vì 5 đối xứng với vì 6; Chạm rồng ẩn hiện trên thân kẻ, đến mặt sau cột quân có đầu rồng nhô ra. Chầu đối dựa nhau. Nách kẻ hạ có chạm đầu rồng kẻ trung trước và kẻ sau chỉ chạm gở chỉ, hoa lá các mặt B vì mặt A vì 3; mặt B vì 4; mặt A vì 5 chạm trổ ở đuôi kẻ hình Mã hóa long thế đang bay lên, thân kẻ từ đầu cột hiên đến ngoài cột quân chạm nổi hình rồng uốn lượn trong mây, đầu nhô ra như muốn chào, vờn nhau. Nạch các kẻ đều chạm đầu rồng nổi nhô ra ngoài. Mặt B kẻ vì mặt A đối diện tuyệt đối.
Đầu nóc các vì: vì 1 đối xứng với vì 6 chạm mặt hổ phù, nóc các vì 2, vì 5 có hai rồng quyện vào nhau đầu nhô về phía trước. nóc vì mặt B, nóc vì mặt A có hai rồng uốn lượn từ phía trước vòng nóc lượn xuống gần đầu cột cái nhô ra chầu nhau hướng vào giữa nhà [43, tr 16].
Bức chạm gian giữa là hai rồng chầu mặt trời, nét chạm sâu lượng trôn, chạm bong, đặc biệt có giá trị nghệ thuật thế kỉ XVII.
Toàn bộ công trình về chạm khắc là một bức hoành trông tuyệt tác về mảng đối mảng, đối xứng đặc biệt có giá trị. Hệ thống cột đá 12 cột hiên, 12 cột quân, 10 cột cái bằng gỗ lún hệ thống, xà hoành, rui mè lim, phần mái còn hiện rõ vết rồng chầu trên nóc, mái lợp ngói vầy mùi hài nhưng do mưa lũ bị hỏng nên đã thay thế một phần ngói máy.
Phần bia đá
Nhóm bia gồm 3 tấm, 2 tấm có niên đại Lê Trung Hưng đầu thế kỷ thứ XVII, 1 tấm bia có niên đại Tự Đức.
- Tấm bia thứ nhất: mặt trước đề “Tu tập uy linh miếu bí ký”, mặt sau
đề “Nhất biển cúng đền thổ địa”. Bia cao 2,20m,rộng 1,34m, dày 0,30m. Tóm tắt nội dung: mặt trước bia ca ngợi cảnh đẹp của xã Đồng Pho (xã Đông Hòa) và nói lên công lao của Thọ Quận Công Nguyễn Đăng Khoa đã có công giúp nước, giúp dân như bổ tiền của tu bổ các công trình thờ tự như
đình, chùa, nghè, miếu, chợ,…Mặt sau bia ghi lại việc cung tiến đền Thổ Địa, hai mặt bên đề câu đối:
“Phúc hộ dân sinh thiên địa đường Từ nghiêm miếu mạo thần Vũ Đình”
Trán bia trang trí lưỡng long chầu nhật, hoa văn chạm nổi nét hình tròn. Hai riềm bia chạm phượng hoa lá, cúc, sen, chim Công, chim Trỉ… đáy bia chạm hai ngựa chầu nhau xen lẫn hoa lá.
Mặt sau trán bia cũng chạm hình lưỡng long chầu nguyệt, hai riềm bia chạm phượng hoa lá, cúc, sen, chim Công, chim Trỉ… đáy bia chạm hai ngựa chầu nhau xen lẫn hoa lá.
Bia có niên đại niên hiệu Đức Long thứ 7 (1635) vào một ngày cuối mùa đông.
- Bia thứ hai: bia cao 1.95m, rộng 1,25m, dày 0,32m, mặt trước đề
“Vạn phúc tự bia ký”, mặt sau đề “Cung huệ điền thổ địa”. Hai mặt bên trang trí chạm nổi hai rồng kéo dọc suốt mặt bên bia… Trán bia trang trí lưỡng long chầu nhật cả 2 mặt, riềm bia trang trí chim, phượng, hoa sen, hoa cúc dây chen lẫn chim Công, chim Trỉ… Đáy bia cũng trang trí hai ngựa chầu chen lẫn hoa cúc, hoa sen.
Hai tấm bia niên hiệu Đức Long thứ 7 năm 1635 là một trong những tấm bia có giá trị về nội dung đồng thời có giá trị về kiến trúc nghệ thuật chạm khắc đá đầu thế kỷ XVII đã giúp ta hiểu một phần về kiến trúc nghệ thuật chạm khắc đá, mặt khác nội dung đã nói lên sự trọng vọng của Nho giáo, phối hợp với phật giáo đã xây dựng những công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo còn lưu giữ đến ngày nay.
Di tích Đình thượng thọ và nhóm bia ký đình mang nhiều giá trị văn hóa lịch sử tiêu biểu. Qua di tích chúng ta còn biết thêm được lai lịch những nhân vật được thờ trong đình như Lê Ngọc Hoàng Đế, Tham Xung tá Quốc, Tam Giang Trinh liệt Thần Nữ, Cương chính - Cương Nghị tôn Thần - Để Lộ
Phủ Quân Tôn Thần - Hiển linh Tôn Thần - Chiếu Huệ Tôn Thần - Hồng An Đại Vương - Hồng Phúc Đại vương - Thộ Quận Công Nguyễn Dăng Khoa. Họ thực sự là những người có công với nước với dân, được nhân dân tôn thờ. Hàng năm nhân dân còn tổ chức lễ hội nhằm tưởng nhớ công lao to lớn của các vị. Di tích Đình thượng thọ và nhóm bia ký đình thực sự là một pho sử sống quý giá của nhân dân Đông Hòa nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung phản ánh một thời kì đấu tranh oanh liệt, xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước. Qua đó góp phần giáo dục thế hệ con cháu về truyền thống lịch sử hào hùng của vùng đất và dân tộc.
Cho đến nay di tích Đình Thượng Thọ và nhóm bia ký đình là một công trình kiến trúc có giá trị nghệ thuật đặc sắc. Đây là công trình kiến trúc có niên đại lâu đời, còn lưu giữ được những nét cổ của nghệ thuật điêu khắc đá thế kỷ XVII. Ngoài ra những họa tiết hoa văn trên các bia đá được rất nhiều giới nghiên cứu quan tâm. Hầu như cách bố trí hoa văn mang tính truyền thống Lưỡng long chầu Nguyệt, trên các riềm bia chạm mô típ tùng, cúc, trúc, mai. Đặc biệt là cách trạm trỗ trên các vì và bức trạm ở gian giữa có giá trị nghệ thuật đặc biệt. Tất cả tạo cho di tích có một vẻ đẹp riêng biệt