Những hiện vật còn lưu giữ

Một phần của tài liệu Một số di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu ở huyện đông sơn thanh hóa (Trang 99)

6. Bố cục của luận văn

2.6.3.Những hiện vật còn lưu giữ

- Tờ chế: Lê Triều kính tôn, niên hiệu Hoàng Định thứ 19, tháng 2 ngày 25 (tức là ngày 25/2/1619) thời Vua Lê Kính Tông (1600 - 1619) nêu công trạng của Lê Giám.

- Năm sắc phong: 5 đạo sắc này do tộc trưởng ở Trương Xá Hậu Lộc là Lê Vạn giữ lâu ngày bị rách nát, năm quý mão đời Thiệu Trị thứ 3 (1843) tú tài họ Lê Hữu Bộc đến tìm hiểu sự tích lấy được mấy tờ, chỉ còn ít chữ đã sao chép lại.

- Bản tộc phả họ Lê làng Hữu Bộc, xã Đông Ninh, do Phạm Trí (tự là Tử Nhẹn - hiệu Nga Am) người làng Trương Xá (nay là xã:… huyện Hậu Lộc) soạn lại ngày 15/10 năm Giáp Dần thời Tự Đức 7 (1854). Hiện nay Tộc phả đã được dịch sang chữ quốc ngữ gồm 26 trang đánh máy.

- Bốn câu đối:

- Trân trân công tích ức niên xuân Thực thực hầu đình thiên cổ miếu. - Đông Sơn chính khí độc anh linh Hoàng Định công thần vinh tính tự. - Phù Lê bình Mạc chân lương tướng Hộ quốc khang dân hiển phúc thần. - Như sinh đức trạch truyền gia miếu Bức tử tinh anh công ấp từ

- Bức Đại tự “Thánh cung vạn tuế” sơn son, chữ thiếp vàng.

- Một sập Hương án: Cao 1,90m, dài 1,70m, rộng 0,18m được cấu trúc gồm 3 tầng. Bố cục đăng đối, hài hòa, kỷ thuật chạm khắc tinh sảo, có giá trị nghệ thuật cao, - 2 ngai thờ - 2 kiếm thờ - Bộ bát biểu gồm có: (còn nguyên vẹn) + 4 long đao + 2 ngọn giáo + 2 phủ việt + 5 đoản

- 1 bảng văn, 2 hộ đựng sắc

- 3 mâm quả (cao 0,45cm, đường kính 0,50cm) - 6 hộp quả (cao 0,18cm, rộng 0,10cm)

- 4 đế đèn (gỗ), cao 0,60m

- 3 bát hương (2 bát hương đá - 1 gốm sứ)

- 2 lục bình gốm: Cao 0,48m, đường kính: Miệng 17 cm, đáy 14 cm, hoa văn đắp nổi, hình 3 con sư tử vờn dải lụa, một chiếc bị sứt miệng 1/3.

- Hai giá chiêng gỗ: Cao 1,20m (một chiếc bị hỏng).

2.6.4. Đặc điểm kiến trúc

Hiện nay nhà thờ Lê Giám không còn nguyên vẹn như quy mô và hình dáng ban đầu, mà nó được xây dựng, sửa chữa, thu hẹp lại.

Theo kiến trúc hiện nay, nhà thờ Lê Giám bố cục theo chữ “Nhị” (=), quay về hướng nam (chếch về tây 4º). Bao gồm nhà tiền đường (3 gian) và nhà chính tẩm (1 gian 2 chái) với diện tích xây dựng là 64,4m². Nếu tính cả 65m² sân thì tổng diện tích là 129,4m². Xung quanh nhà thờ được xây làm ranh giới với đất thổ cư, chỉ trừ một lối đi rộng 1,4m cách trục đường trong làng gần 20m [16, tr 12].

Vì vậy quy mô kiến trúc hiện nay rất nhỏ hẹp và cũng khó mở rộng hơn. Về cấu trúc: Nhà tiền đường và chính tẩm kề sát mái với nhau. Tiền đường xây dựng năm Bảo Đại tứ niên (1929) muộn hơn nhà chính tẩm 78 năm. Kết cấu vì kèo hết sức đơn giản (như một kiến trúc dân dụng). Nhà chính tẩm (1 gian 2 chái) xây dựng năm Tự Đức tứ niên (1851) cách ngày nay 161 năm. Điều dễ nhận thấy ở đây là kiến trúc này bị thu hẹp tới mức tối đa, vật liệu kiến trúc chắp vá. Kiến trúc vì kèo theo hình thức chôn cột phía trước, đi đường kẻ hiên nhằm đỡ lực đè của mái, đồng thời tạo ra độ dốc cân xứng của mái sau. Ở kiến trúc này vẫn còn giữ được một số thành phần kết cấu theo phong cách kiến trúc đình chùa, đền miếu như:

Bộ khung giá chiêng: Nét dễ nhận thấy trong kết cấu vì kèo ở đây là bộ khung giá chiêng (hay còn gọi là quang đệ) đây là lối kết cấu thường sử dụng trong kiến trúc cung đình, đền miếu, đình chùa, chức năng của nó chẳng những góp phần chống đỡ mái mà nó còn tạo ra sự quang thoáng phía trong nóc nhà. Vì vậy bộ khung giá chiêng được cấu tạo bởi hai trụ chống đặc trên khâu đầu. Hai trụ được nối với nhau bằng đường có tên là bụng lợn, càng lên cao thì bộ khung giá chiêng cũng được thu ngắn lại theo độ đều của mái, tạo thành hình quang đệ (quang đèn).

Ngoài ra, chúng tôi còn thấy một số mãng gỗ nhỏ được gắn ở bộ khung giá chiêng, có tên là ván bưng được nạng chện hình hoa lá. Những ván bưng này có lẽ cũng chẳng có tác dụng gì trong việc chống đỡ hoặc kết cấu trong các thành phần kiến trúc. Chúng chỉ có những mãng trang trí tô điểm thêm cho kiến trúc được hoàn hảo mà thôi.

Trong thành phần cấu trúc ở nhà chính tẩm, ngoài bộ khung giá chiêng chúng tôi còn nhận thấy hệ thống của bức bàn, cũng là một thành phần cấu trúc trong loại hình cấu trúc đền miếu, đình chùa. Qua khảo sát kết cấu kiến trúc, trên cơ sở diện tích nhỏ hẹp này chúng tôi nhận thấy: Hình như hệ thống cửa bức màn này là một sự gán ghép (hay chắp vá) vào kiến trúc. Nói đúng hơn là nó được tận dụng để đưa vào kiến trúc mới. Điều đáng chú ý ở đây là lối cấu trúc của các cánh cửa, có thể nói rằng: Rất gần gũi (nếu không nói là một khuôn mẫu) với lối cấu trúc của cánh cửa trong kiến trúc gỗ thế kỷ XVII XVIII mà chúng tôi thường gặp ở đền thờ Lê Hoàn (Thọ Xuân), nghè Nguyệt Viên (Hoằng hóa)… Điều đó có nghĩa là: Nó cũng có các ngõng lồi để làm bản lề, có chốt gỗ to để giữ trên và dưới mép cửa. Khi đóng phải phối hợp 2 cánh một. Cánh cửa được tạo bởi bộ khung to, mập gồm hai cánh đứng, hai cánh ngang. Ngoài ra còn có ba cánh ngang khác chia cánh cửa thành bốn khoảng ngang đăng đối. Ở đây khoảng trên cùng gắn hệ thống ván nong được

giải quyết theo kiểu kẻ chỉ luồn. Điều này chứng tỏ trong lịch sử kiến trúc, những kỹ thuật xây dựng nào tỏ ra ưu việt thì vẫn được tiếp thu và lưu truyền mãi mãi.

Tóm lại tìm hiểu, nghiên cứu một số thành phần cấu trúc trong kiến trúc nhà thờ Lê Giám, chẳng những góp phần xác định nghệ thuật kiến trúc gỗ ở thế kỷ XVII, mà nó còn có ý nghĩa trong việc xác định: Nhà thờ Lê Giám không chỉ là một nơi thờ cúng thuần túy mà còn là một công trình kiến trúc nghệ thuật ở Thanh Hóa trong thế kỷ XVII.

Nghệ thuật chạm khắc gỗ - gốm

Trong tất cả các bức chạm khắc gỗ ở nhà thờ Lê Giám đáng chú ý nhất là mảng khắc hình rồng ở kẻ bẫy nhà chính tẩm và sập hương án.

Về bức chạm hình rồng ở kẻ bẫy: Kẻ bẫy nhà chính tẩm là một thành phần cấu trúc, cóhức năng quan trọng trong kiến trúc nhà thờ Lê Giám. Song giá trị nổi bật ở đây là nghệ thuật chạm khắc gỗ, có thể nói: Nó là một tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu cho nền nghệ thuật điêu khắc thế kỷ XVII. Xin được môt tả như sau: Kẻ bẫy là một khối gỗ liền tạc đẽo công phu. Với những đường nét khắc chạm kẻ bẩy được chạm khắc hình con rồng, đầu quay ngoặt sang một bên, mặt hơi cúi xuống, mắt như đang quan sát đối tượng. Toàn thân rồng cuộn khúc trong tư thế sẵn sàng lao về phía mục tiêu. Nét độc đáo ở đây là thân rồng được thể hiện rõ hình khối, nhưng không cao hơn mặt phẳng của kẻ bẩy. Riêng đầu rồng nhô hẳn ra ngoài, mới nhìn tưởng như đầu rồng được gắn thêm vào kẻ bẩy, nhưng thức tế nó là một khối liền. Với lối bố cục tự do, đường nét phóng khoáng, đơn giản nhưng dứt khoát, bằng kỷ thuật tinh sảo người nghệ dân vô danh đã tạo tạo tác được thêt chất uy quyền, trang nghiêm, song cũng rất sống động của con vật. Cách tạo dáng, phong cách nghệ thuật và kỷ thuật ở đây hầu như trùng lặp với bức chạm gỗ ở đền thờ Nguyễn Văn Nghi (xã Đông Thanh). Chính vì sự trùng lặp đấy, nó là cơ sở để chúng tôi xác định thời gian dựng nhà thờ Lê Giám.

Về sập hương án (mặt tiền): Trong sơ đồ thờ cùng nhà Lê Giám đáng chú ý nhất là hương án này (nhân dân địa phương gọi là sập hương án). Đây là một tác phẩm nghệ thuật hoàn mỹ mà ở Thanh Hóa chưa tìm thấy nơi nào có. Vì nó được coi là một tác phẩm nghệ thuật duy nhất đối với chúng ta hiện nay. Chúng tôi xin giới thiệu: Cấu trúc của hương án gồm 3 tầng, có chiều cao 1,90m, chiều dài 1,70m, rộng 0,80m.

+ Tầng 1: (kể từ dưới lên) được chia làm năm ngăn, hai ngăn cạnh: Mỗi ngăn chia thành 4 ô đều nhau, trang trí hoa lá cúc cách điệu.

- 2 ngăn trong có chức năng trang trí nhưng che khất toàn bộ chân sập hương án, đề tài trang trí là hình rồng, phượng, sấu.

- Ngăn giữa (rộng 0,90m) chia thành 4 lớp, có chiều cao khác nhau. Lớp dưới cùng chia thành 6 ô (3 ô vuông - 3 ô chữ nhật) trang trí rồng, phượng. Lớp thứ 2: chia thành 8 ô (4 ô vuông - 4 ô chữ nhật) bố cục đăng đối - đề tài trang trí vẫn lèo rồng - phượng, mây trời. Lớp thứ 3: (Tiếp giáp với tầng 2) chia thành 6 ô (3 vuông - 3 ô chữ nhật), bố cục đăng đối, đều trang trí rồng, phượng [16, tr 14].

- Tầng 2 (Giữa): Chia thành 3 lớp hình chữ trện (lớp trên và dưới có chiều dài bằng nhau. Lớp giữa thu ngắn hơn lớp trên và dưới).

- Tầng 3 (tầng trên cùng) có chức năng như tầng tạo dáng cho toàn bộ cấu trúc dưới, gây cảm giác nhẹ nhàng, thanh thoát. Vì vậy chỉ trang trí hai bức điêu khắc hình rồng, mây trời theo lối triện đặt ở hai cạnh góc của hương án, ở giữa để trống. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhìn chung điểm nổi bật của nét chạm khắc này không phải ở nội dung thể hiện mà chính là trong chức năng và nhiệm vụ của nó. Đó là trang trí đồ vật thờ cúng của bậc quyền quý, ở tác phẩm này cái đẹp được nhân lên gấp bội bằng thủ pháp nghề nghiệp. Tính cách trang trí của tác phẩm được thể hiện một cách rõ rệt. Đó là việc sử dụng thành thạo và tài tình những

nguyên tắc trong nghệ thuật điêu khắc truyền thống. Sự cân đối cần có của tác phẩm được nâng lên tới mức đăng đối. Đề tài trang trí vẫn những hoa văn có tính cách truyền thống như: Rồng, phượng, hoa dây, mây trời...Tất cả dưới bút pháp điêu luyện, dưới bàn tay nghề nghiệp tinh sảo, đem lại cho tác phẩm một tính cách riêng biệt, đều đặn mà vẫn có duyên, uyển chuyển mà vẫn chắc khỏe.

Theo các cụ kể lại: Hương án này được mang xuống thị xã Thanh Hóa cho Bảo Đại xem. Nó được coi như một loại trong nghi lễ đón tiếp Bảo Đại.

Điều đáng tiếc là những nghệ nhân tạo tác nên tác phẩm vẻ dẹp hoàn mỹ này không để lại bằng cứ gì về lai lịch của họ, cũng như năm tháng làm vật phẩm.

Tuy nhiên qua phong cách nghệ thuật, chúng ta cũng có thể đoán định được tuổi của chúng cũng xấp xĩ với kiến trúc, tuổi của mãng điêu khắc nghệ thuật trên (kẻ bẩy).

Đôi lục bình bằng gốm

Theo chúng tôi: Đôi lục bình còn lại ở nhà thời Lê Giám là một hiện vật có giá trị nghiên cứu về loại gốm ở Thanh Hóa. Điều dễ chấp nhận và thông cảm là sự nhận thức của chúng tôi về loại hình này còn hạn chế. Vì vậy chỉ xin được khảo tả sơ lược như sau:

Đôi lục bình này có hình dáng, kích thước, màu sắc, hoa văn trang trí giống nhau. Nhưng một chiếc đã bị sứt ở miệng mất 1/3. Chiều cao mỗi chiếc là 0,48m, đường kính miệng 0,17m, đáy 14cm, men màu ngà, rạn chân chim. Hoa văn trang trí: Đắp mỗi bình 3 con sư tử (một con trong tư thế đang quắp chặt một vật thể hình tròn, hai con ở hai bên đang trong tư thế nhào lộn), xen kẽ là những dãi lụa mềm uốn lượn như những chân mây (dãi lụa màu xanh nhạt). Hiện nay đôi lục bình này đang được con cháu dòng họ Lê Đình bảo quản cẩn mật.

Trên đây là một số vấn đề cụ thể mà chúng tôi đã ghi nhận được ở nhà thờ Lê Giám. Mặc dù số lượng quá ít ỏi, lượng thông tin chứa đựng ở mỗi loại hiện vật chưa được khai thác một cách hoàn hảo. Song, chúng là những vật có giá trị, góp phần nhỏ bé vào kho tàng kiến trúc của tỉnh nhà.

2.6.5. Đời sống tâm linh

Dựa vào truyền thống đạo lý Việt Nam trong việc thờ cúng tổ tiên bao gồm: Tổ chức lễ rước kiệu vào ngày giỗ tổ hàng năm vào 14/11 âm lịch tại nhà thờ tổ, nơi mà con cháu họ Lê hằng năm vẫn tôn tạo, tu sửa, bảo quản để nhà thờ sống mãi với thời gian và con người. Bên cạnh ngày giỗ chính trong năm dòng họ còn tổ chức cúng tế vào ngày độc lập (mùng 2/9), tết thanh minh, tết đoan ngọ, cúng giao thừa và các ngày tết… Đồng thời viết tiếp gia phả, giữ gìn mồ mã tổ tiên và những người thân tộc

Vào các ngày tết như tết thanh minh, mùng 2/9, tết Đoan Ngọ, ngày rằm… Mười ba chi của dòng họ hiện nay chuẩn bị những đồ cúng tế bắt buộc như sau: Một mâm lễ mặn (xôi, gà, thủ lợn…) và một mâm lễ ngọt (oản, hoa quả trái cây…) những phần lễ này được chuẩn bị công phu; Ngoài ra còn có đồ lễ của các dòng họ, các làng lân cận như làng Vạn Lộc, Làng Thanh Huy, làng Trường Xuân… cũng có những đồ tế lễ riêng như hoa quả, hương vàng, đồ mặn, có khi có cả đồ tiền cúng của khách phương xa như ở Hà Nội, Kim Sơn - Ninh Bình vào còn có cả đội cúng tế riêng. Lễ bắt đầu diễn ra gồm 5 bước như: Dâng nến, dâng hương, dâng rượu, dâng chúc sớ và hóa chúc sớ.

Vào ngày Kị của Lê Giám (ngày 14/11 âm lịch) hằng năm dòng họ Lê Đình luôn tổ chức lễ rước kiệu. Con cháu xa gần họp mặt tại nhà thờ ôn lại lịch sử của cha ông trước đây của dòng họ Lê ngày nay, nhắc nhở, dặn dò những người đi xa, ở gần giữ vững và phát huy truyền thống của dòng họ, đóng góp trí tuệ, tài năng và sức lực vào cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhà nước.

Trước khi nghi lễ rước kiệu được tiến hành, con cháu của dòng họ tập trung về trước nhà thờ của Quận Công Lê Giám để nhận nhiệm vụ. Công việc trong buổi rước kiệu được phân công cụ thể như sau:

2 người đội 2 cổ xôi gà 1 người bê 2 chai rượu 1 người đội mâm ngũ quả

4 người khiêng kiệu: Trên kiệu đặt bát hương, mâm ngũ quả, rượu, trầu cau, hương vàng và nước uống.

2 người đánh chiêng 1 người đánh trống cái 2 người đánh 2 trống con 1 người thổi sáo

1 người kéo đàn nhị 1 người thổi kèn

10 người cầm 10 lá cờ lễ hội (phụ nữ) 2 người cầm hai thanh gươm

2 người cầm 2 thanh long đao 2 người cầm hai lọng vàng

Trưởng họ đi ngang giữa kiệu, 2 trưởng chi đi hai bên 1 người điều khiển đoàn đi sao cho đúng

1 người ôm hòm công đức

1 người bê khay trầu mời dân làng và quan khách

Tất cả những người này đều mang quần áo, hài, mũ đặc trưng của buổi tế lễ. Lễ rước kiệu có sự tham gia của UBND xã, cùng toàn thể người dân xã Đông Ninh.

Kiệu được rước từ nhà thờ Quận Công ra lăng môn của người ở xứ Đồng Đạch gần trường THCS Đông Ninh, về đến nhà thờ lớn của dòng tộc là kết thúc.

Đoàn rước kiệu đi theo trật tự như sau: Thứ nhất là đoàn trống chiêng, kèn, sáo, đàn… đi trước. Tiếp đến là người bê hòm công đức, người bê khay trầu mời dân làng và các quan khách. Tiếp đến là 10 phụ nữ cầm 10 lá cờ đi theo hai hàng dọc. Theo sau là người bê hai chai rượu, người đội mâm ngũ quả. Kế đó là 2 người đội 2 cỗ xôi gà, sau đó là người chỉ đạo đoàn người khênh kiệu, trưởng họ đi giữa hai kiệu, hai trưởng chi đi hai bên. Tiếp đến là 4 người khiêng kiệu đằng sau kiệu là dân làng, quan khách và tất cả con cháu của họ.

Trước khi đi đoàn rước kiệu phải thực hiện nghi lễ cúng bái, xin phép Quận Công được rước kiệu. Khi đến lăng mộ, trưởng họ cùng hai trưởng chi bái lạy, xin rước ngài về nhà thờ lớn cùng tổ tiên. Về đến nhà thờ lớn trưởng họ và các trưởng chi tiếp tục phải quỳ, lạy trước nhà thờ dòng tộc. Như vậy,

Một phần của tài liệu Một số di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu ở huyện đông sơn thanh hóa (Trang 99)