Một số giải pháp nhăm bảo tồn và phát huy giá trị các di tích

Một phần của tài liệu Một số di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu ở huyện đông sơn thanh hóa (Trang 132)

6. Bố cục của luận văn

3.3.2. Một số giải pháp nhăm bảo tồn và phát huy giá trị các di tích

Để công tác bảo tồn, phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa đạt hiệu quả ngày càng cao, các ngành chức năng cần nghiên cứu, khảo sát, đánh giá đúng thực trạng các di sản văn hóa, trên cơ sở đó xây dựng quy hoạch tổng thể bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa một cách khoa học. Để làm tốt điều đó, sau một quá trình tìm hiểu và nghiên cứu về những di tích tiêu biểu trên vùng đất Đông Sơn, chúng tôi kiến nghị một số giải pháp sau:

Một là: Trong công tác trùng tu, tôn tạo di tích phải giữ gìn được tính nguyên mẫu vốn có của nó.

Do nhận thức được tầm quan trọng về lịch sử, văn hóa, giáo dục của nhiều địa phương, cùng với sự quan tâm của các ban ngành nên công tác trùng tu, tôn tạo di tích đã được tiến hành. Tuy vậy trong quá trình trùng tu,

thiết nghĩ cơ quan chức năng cần có kế hoạch chi tiết trong quá trình thi công để bảo đảm giữ được phong cách kiến trúc cổ kính ban đầu của di tích, tránh xu hướng hiện đại hóa kiến trúc di tích, làm mất đi giá trị vốn có ban đầu của di tích đó. Để thực hiện được điều đó phụ thuộc vào 3 yếu tố:

Thứ nhất, chất lượng chủ thể quản lý đầu tư có đủ năng lực lập hồ sơ thiết kế đến đâu, có khả năng thẩm định, giám sát thi công đến đâu.

Thứ hai, chất lượng của thợ thi công có năng lực chuyên sâu về trùng tu các công trình kiến trúc truyền thống, trong đó tay nghề về chạm khắc gỗ là hạt nhân, đồng thời tâm lí hứng khởi sáng tạo cần phải được khơi dậy trong tâm hồn sáng tạo của người thợ. Yếu tố động lực tâm linh trong sáng tạo của người nghệ nhân xưa cũng rất cần được xem trọng. Ngày nay, nếu chỉ vì lợi nhuận không thôi thì khác xa tâm lí sáng tạo của chủ nhân thời trước, vì họ chỉ sáng tạo trong trạng thái tâm lý tín ngưỡng thuần khiết.

Thứ ba, chất lượng dân trí của cộng đồng đến đâu để đảm bảo dân chủ trong bình phẩm, tạo dư luận tốt đến cả hai chủ thể trên, buộc họ có trách nhiệm trước cộng đồng về việc trùng tu, tôn tạo di tích loại hình này được tốt hơn.

Hai là: Đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong bảo tồn, phát huy giá trị của di tích lịch sử văn hóa. Bên cạnh chương trình mục tiêu Quốc gia, phải huy động tốt các nguồn lực nhất là nguồn lực xã hội hóa để bảo tồn di tích.

Trong những năm gần đây nhận thức về công tác bảo tồn, trùng tu di lích lịch sử của các tầng lớp nhân dân ngày càng được nâng cao. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân có nhiều thay đổi tích cực. Nhiều người có mong muốn và sẵn sàng góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào việc bảo tồn và phát huy nét đẹp truyền thống của quê hương. Thiết nghĩ trong tình hình đó chính quyền mỗi địa phương nên thành lập ban vận động đóng góp và hỗ trợ vào việc trùng tu tôn tạo di tích lịch sử ở địa phương mình. Và để đón

nhận được tấm lòng thơm thảo nhằm giữ gìn những di sản đã có từ bao đời nay, phát huy giá trị của các di sản đó, những người có chức trách nhiệm vụ phải làm rõ được kế hoạch tôn tạo, thể hiện công khai tài chính trước những người đóng góp để họ yên tâm với những gì mình bỏ ra sẽ được đầu tư sử dụng đúng mục đích.

Hàng năm nguồn vốn của các nhà hảo tâm, nhân dân trong huyện cung tiến cho các di tích lên đến hàng tỷ đồng, nếu biết khai thác và quản lý tốt thì đây là nguồn lực quan trọng trong việc trùng tu, tôn tạo và phát huy giá trị của các di tích. Cùng với định hướng quy hoạch và trên cơ sở hệ thống di tích đã và sẽ được xếp hạng, tập trung xây dựng một kế hoạch dài hạn, xếp thứ tự ưu tiên các di tích cần được nâng cấp tôn tạo. Từ đó lựa chọn xây dựng một số dự án đầu tư lớn cho một số quần thể di tích trọng điểm để nhanh chóng phát huy cả về ý nghĩa lịch sử văn hóa lẫn phát triển kinh tế, du lịch dịch vụ.

Khuyến khích, tạo điều kiện các tổ chức, cá nhân tham gia nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào hoạt động phát triển tiềm năng các khu di tích. Tăng cường hợp tác với các tổ chức, cơ quan khoa học trong và ngoài nước để tranh thủ sự hỗ trợ kỹ thuật, kinh nghiệm, tiếp cận với những thành tựu mới, tiên tiến về khoa học công nghệ.

Ba là: Tăng cường hơn nữa sự kết hợp giữa các ngành và địa phương trong việc quản lý di tích

Để công tác quản lý di tích lịch sử văn hóa được tốt hơn cần có sự tham gia, phối hợp giữa các phòng, ban chức năng của huyện Đông Sơn cũng như trên toàn tỉnh như Phòng Văn Hóa - Thông Tin, Phòng Tài chính - Kế hoạch, Phòng Tài nguyên - môi trường, Đài truyền thanh, Phòng giáo dục và đào tạo, Quản lý đô thị, Ủy ban nhân dân các xã, công an… Phòng thanh tra xây dựng cần đẩy mạnh việc thanh tra các công trình xây dựng xung quanh khu vực bảo vệ di tích. Phòng Tài chính - Kế hoạch cần xây dựng và đề xuất các phương

án huy động các nguồn vốn đầu tư cho nâng cấp, tôn tạo các di tích. Có thể nói sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan sẽ tạo cho công tác quản lý di tích lịch sử ỏ huyện Đông Sơn đạt hiệu quả tốt nhất.

Bốn là: Tăng cường công tác quản lý các lễ hội truyền thống, đặc biệt là các lễ hội vùng, miền và các lễ hội mang tầm quốc gia.

Các di tích lịch sử là nơi phù hợp cho các hoạt động tín ngưỡng của người Việt, đặc biệt là ở các đền, chùa. Nhiều ngôi đền ở Đông Sơn nổi tiếng về sự linh thiêng, về những lễ hội truyền thống mà chúng ta đã biết. Để bảo tồn và phát huy hơn nữa giá trị của các ngôi đền này, trong những năm gần đây, phòng văn hóa huyện Đông Sơn đã có chủ trương khôi phục những nét đẹp văn hóa truyền thống, khôi phục và mở rộng lễ hội cổ truyền để phát triển kinh tế du lịch. Đây là hoạt chủ trương hết sức đúng đắn không chỉ nhằm góp phần nâng cao đời sống kinh tế của người dân địa phương mà còn là dịp để làm sống lại những nét đẹp văn hóa của vùng đất Đông Sơn được hun đúc từ bao đời nay, đồng thời cũng giúp mọi người hiểu hơn về giá trị của những di tích lịch sử mảnh đất giàu truyền thống này.

Trong công cuộc đổi mới của đất nước hiện nay, chúng ta đã gặt hái được nhiều thành tựu to lớn trên các mặt kinh tế xã hội, văn hóa giáo dục, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân dược nâng lên. Cùng đi liền với xu thế đó nhiều hoạt động văn hóa như du lịch lễ hội, tín ngưỡng cũng phát triển theo. Tuy nhiên trong những năm gần đây cùng với quá trình đô thị hóa, lễ hội cổ truyền nói chung và của đình làng nói riêng đều không tránh khỏi những hành vi không lành mạnh. Bởi vậy để khắc phục tình trạng này, trước tiên chính quyền địa phương, Ban quản lý di tích là những đơn vị trực tiếp tổ chức lễ hội cần có sự kết hợp chặt chẽ với nhau. Qua đó thường xuyên giáo dục ý thức cho cộng đồng về những hành vi, tệ nạn cho nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ. Mặt khác, trong quá trình tổ chức lế hội, cần có những điều chỉnh,

những nghi thức, nghi lễ cho phù hợp với xã hội hiện đại nhưng vẫn phải giữ được cốt yếu nét truyền thống, tránh làm biến dạng nó. Tổ chức lễ hội phải nêu được mục đích, yêu cầu, nội dung, tiến trình của lễ hội, các nghi thức truyền thống nếu có kết hợp với các cuộc thi, các trò chơi được tổ chức một cách quy củ để cho du khách có thể tham gia. Sưu tầm và nghiên cứu nét độc đáo của các lễ hội khác để vừa tạo nên tính mới mẻ mà vẫn giữ được tính truyền thống của lễ hội để thu hút khách.

Năm là, ngoài việc trùng tu tôn tạo thì hoạt động quản lý di tích phải có sự đồng bộ từ nghiên cứu lịch sử di tích, tuyên truyền, quảng bá, thuyết minh hưỡng dẫn… cũng có nhiệm vụ hết sức quan trọng. Bằng việc tổ chức các lễ hội, lập Website, phát hành các ấn phẩm văn hóa như đĩa CD, giới thiệu về danh lam thắng cảnh, con người, về các khu du lịch, điểm du lịch của địa bàn với du khách. Hình thức này tỏ ra có hiệu quả vì nó giúp cho người dân có cảm nhận trực tiếp được màu sắc, hình ảnh, âm thanh và có thể phổ biến rộng rãi, giúp khách du lịch biết tới sản phẩm du lịch của địa phương đảm bảo sự thu hút khách và tăng cường khẳ năng cạnh tranh của sản phẩm du lịch.

Sáu là: Có phương án hợp lý trong việc quản lý nguồn tiền công đức ở các di tích. Ở nhiều di tích trên địa bàn Đông Sơn có số lượng du khách lễ viếng rất lớn, nguồn tiền công đức thu được hàng năm lên đến hàng tỷ đồng, thậm chí có nhiều ngôi đền nguồn tiền đó là hàng chục tỷ. Tuy nhiên sự quản lý và phân chia tiền công đức còn chưa hợp lý, lợi ích nhiều khi tập trung cho một nhóm người. Giải pháp đặt ra cho công tác quản lý nguồn tiền công đức là phải tiến hành minh bạch, công khai có sự chứng kiến của thanh tra nhân dân địa phương và lập phương án sử dụng nguồn tiền công đức một cách hợp lý với yêu cầu là phần lớn nguồn tiền thu được phải dành cho công tác trùng tu, bảo vệ di tích. Phải phát huy được phương án khai thác và sử dụng di tích một cách bền vững, lâu dài.

Bảy là: Tuyên truyền, giáo dục rộng rãi trong các tầng lớp nhân dân nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm bảo vệ các di tích lịch sử văn hóa, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh trong cộng đồng

Di tích lịch sử của mỗi địa phương trước hết đem lại lợi ích văn hóa giáo dục, lợi ích kinh tế cho địa phương đó. Cơ quan quản lý văn hóa các cấp cần có biện pháp tuyên truyền để nhân dân địa phương hiểu được điều này và từ đó họ có ý thức bảo vệ di tích trên địa bàn mình sinh sống. Ngoài ra, các đoàn thể địa phương, như Hội người cao tuổi, Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên… ngành giáo dục làm tốt công tác liên tịch cùng các ban ngành đoàn thể khác về việc đẩy mạnh công tác tổ chức tuyên truyền, giáo dục truyền thống thông qua các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn huyện. Tiếp tục đăng ký đảm nhận việc chăm sóc bảo vệ di tích. Đặc biệt trong mỗi di tích lịch sử còn chứa đựng giá trị lưu niệm danh nhân hay sự kiện. Việc giáo dục truyền thống thông qua các di tích lịch sử có nội dung gắn với môn học lịch sử trong sách giáo khoa của nhà trường phổ thông. Vì vậy việc đưa học sinh đến tham quan, học tập tại di tích là một điều rất bổ ích. Trong những năm qua Phòng Giáo dục - Đào tạo Đông Sơn đã chỉ đạo cho các trường phổ thông đưa học sinh đến tham quan, học tập ngay tại các di tích. Từ đó các em hiểu được truyền thống đấu tranh của cha anh và bài học lịch sử ở trường đã được nâng lên và được củng cố kiến thức cho thêm phần sinh động, sâu sắc.

Tám là: Tăng cường vai trò, trách nhiệm, sự quan tâm của chính quyền địa phương các cấp cũng như các cán bộ có chuyên môn sâu về di tích.

Công tác quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di tích lịch sử thuộc thẩm quyền của các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương. Chính vì vậy vai trò của các tổ chức này cần được quán triệt chặt chẽ, rõ ràng cụ thể, tránh cơ chế quản lý không rõ ràng, giao hoán trách nhiệm. Công tác quản lý thiếu nhất quán, thiếu trách nhiệm của chính quyền địa phương có thể dẫn tới những hệ quả đáng tiếc trong việc bảo tồn và phát huy giá trị của di tích lịch sử.

Tăng cường cán bộ chuyên môn có kinh nghiệm giám sát các dự án chống xuống cấp tu bổ, tôn tạo các di tích trọng điểm, di tích kiến trúc nghệ thuật. Lựa chọn các cơ quan có đủ năng lực tư vấn, thi công đáp ứng yêu cầu chuyên môn trong công tác tu bổ, tôn tạo di tích. Đào tạo cán bộ chuyên môn sâu về di tích bằng các biện pháp: tuyển chọn mới những cán bộ có năng lực, được đào tạo chính quy có chuyên ngành về lịch sử, văn hoá; đào tạo lại, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ hiện có về công tác chuyên môn từ cấp tỉnh đến các địa phương thông qua tự đào tạo, tự học, mở các lớp bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ của các cơ quan chuyên ngành ở Trung ương và địa phương thực hiện.

Tiểu kết chương 3

Di tích lịch sử văn hóa là những di sản vô cùng quý giá mà tổ tiên ta đã để lại cho hậu thế. Đi qua rất nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử, sự tàn phá của thiên nhiên, của con người nhưng những di tích đó vẫn hiên ngang tồn tại để lại cho hậu thế chúng ta những minh chứng sống động về những bước đường đã qua trên vùng đất giàu truyền thống này. Những di tích trên địa bàn Đông Sơn không chỉ có giá trị to lớn về mặt lịch sử, văn hóa, kiến trúc, nó còn có ý nghĩa to lớn về mặt kinh tế xã hội, góp phần phát triển du lịch, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Tuy nhiên, việc khai thác nguồn tài nguyên này phục vụ cho du lịch cũng đặt ra nhiều vấn đề cần được giải quyết. Công tác trùng tu tôn tạo các di tích cũng cần có sự cân nhắc phương án và kế hoạch phù hợp nhằm bảo tồn và phát huy hiệu quả hơn nữa giá trị của các di tích.

Những di tích này cùng với những hoạt động văn hóa và lễ hội là môi trường thích hợp và lý tưởng để giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, bồi dưỡng lòng yêu nước, tình yêu lao động và sáng tạo cho thế hệ trẻ. Việc phát huy các giá trị lịch sử văn hóa của các di tích lịch sử mặc dù đã đạt được một số thành quả đáng khích lệ, nhưng bên cạnh đó cũng còn có những bất cập

cần có sự chú tâm và sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan chức năng để giải quyết thỏa đáng. Công tác trùng tu tôn tạo các di tích cũng cần có sự cân nhắc phương án và kế hoạch phù hợp nhằm bảo tồn và phát huy hiệu quả hơn nữa giá trị của các di tích.

Để công tác bảo tồn, phát huy giá trị của các di tích trên địa bàn huyện Đông Sơn đạt được kết quả tốt hơn, cần phải có sự vào cuộc một cách tích cực đồng bộ của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở, sự quan tâm đầu tư đúng mức của tỉnh và Trung ương, sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân để tạo thành nguồn lực tổng thể cho công tác bảo tồn trùng tu các di tích.

KẾT LUẬN

1. Đông Sơn là một vùng đất có điều kiện tự nhiên phong phú, đa dạng, có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp. Là một trong những vùng đất của người Việt cổ, từ rất sớm, cùng với những đóng góp đáng kể trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc, người dân Đông Sơn đã tạo dựng cho mình một cuộc sống phong phú trên nhiều lĩnh vực. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử,

Một phần của tài liệu Một số di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu ở huyện đông sơn thanh hóa (Trang 132)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)