6. Bố cục của luận văn
3.2.2. Giá trị giáo dục
Gắn với những chiến công của các thế hệ đi trước, mỗi di tích lịch sử đều góp phần giáo dục cho thế hệ trẻ nhận thức được một giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc. Những di tích không chỉ giúp thế hệ trẻ ngày nay có nhận thức đúng đắn về lịch sử mà còn góp phần làm tăng thêm lòng yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, từ đó tiếp tục phát huy truyền thống, đạo lý tốt đẹp “uống nước nhớ nguồn” “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Đến với những di tích lịch sử, mỗi người đều mang lòng biết ơn sâu sắc đối với các thế hệ đi trước - những người đã anh dũng, kiên cường chiến đấu, hi sinh để giữ gìn độc lập của đất nước. Chính điều đó tạo nên tính chất lâu bền cho mỗi di tích và lan truyền rộng rãi cho nhiều thế hệ sau.
Hàng ngày giáo viên và học sinh trường Trung học cơ sở Đông Ninh cũng như thầy và trò trường THCS Đông Yên, Đông Thanh… đến thăm quan chăm sóc, bảo vệ khu di tích và thầy trò đến đây được nghe các trưởng tộc ôn lại truyền thống lịch sử quê hương, những chiến công của các thế hệ đi trước. Thông qua chương trình này giá trị, ý nghĩa của di tích thấm sâu vào lòng thế hệ trẻ một cách sinh động, thiết thực hơn. Vì vậy, ngoài việc chăm sóc với hình thức làm cỏ dọn vệ sinh tuyên truyền, giáo dục truyền thống lịch sử và văn hóa không chỉ tạo ý thức bảo vệ, chăm sóc dọn vệ sinh đơn thuần mà còn phải có sự hiểu biết sâu sắc để có thể tự giới thiệu về khu di tích của địa phương. Hàng năm nhà trường có tổ chức nhiều cuộc thi liên quan đến di tích. Vì vậy, khi cuộc thi phát động được các em học sinh hào hứng tham gia tích cực. Chính vì vậy, khi ta đến khu di tích này các em học sinh có thể nói tường tận các chi tiết lịch sử nơi đây. Từ đó cho ta thấy các di tích có một giá trị
giáo dục rất cao. Và các học sinh biết bảo vệ di tích di sản không chỉ tại địa phương mà ở tất cả các nơi mà các em có dịp tham quan. Từ đó, có khả năng nhận diện được các giá trị di sản văn hóa mang tính nền tảng, được ông cha tạo dựng và truyền lại cho cháu con giữ gìn phát huy, có khả năng ứng dụng trong cuộc sống đời thường và trong học tập, rèn luyện, góp phần làm phong phú đời sống tinh thần trong nhà trường. Tích cực rèn luyện bản thân trở thành người hữu dụng trong xã hội Việt Nam văn minh - hiện đại.
Thông qua các di tích thế hệ trẻ nhận thức sâu sắc được các giá trị văn hóa truyền thống. Từ đó có thái độ trân trọng, ra sức giữ gìn và phát huy các giá trị di sản văn hóa, giữ gìn môi trường tự nhiên, môi trường văn hóa, nguyện nối nghiệp tổ tiên góp phần làm dạng danh quê hương, đất nước. Ngoài ra, còn góp phần quan trọng trong việc hình thành bản sắc văn hóa dân tộc, hình thành nhân cách, phẩm chất, truyền thống văn hóa con người Việt Nam nói chung, từng tộc người trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam nói riêng.
Các di tích lịch sử - văn hóa không chỉ có giá trị trong đời sống tinh thần của thế hệ hôm nay, mà cho cả muôn đời sau. Chính vì vậy, ta có thể khẳng định các di tích lịch sử văn hóa mang một giá trị giáo dục vô cùng to lớn. Đến với những di tích lịch sử, mỗi người đều mang lòng biết ơn sâu sắc đối với các thế hệ đi trước - những người đã anh dũng kiên cường chiến đấu, hi sinh để giữ gìn độc lập của đất nước. Chính điều đó tạo nên tính chất lâu bền cho mỗi di tích và lan truyền rộng rãi cho nhiều thế hệ sau.