Giá trị về kiến trúc

Một phần của tài liệu Một số di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu ở huyện đông sơn thanh hóa (Trang 122)

6. Bố cục của luận văn

3.2.1. Giá trị về kiến trúc

Trong những năm gần đây, nhiều di tích đã và đang được đầu tư nhằm giữ gìn các giá trị kiến trúc, văn hóa truyền thống góp phần phát huy bản sắc dân tộc và giới thiệu những bài học giá trị về lịch sử dựng nước và giữ nước của cha ông.

Thông qua các di tích chúng ta sẽ được chiêm ngưỡng tài nghệ của ông cha xưa với những mảng kiến trúc độc đáo, riêng biệt. Mỗi di tích là một nét riêng biệt, không có sự trùng lặp hay bắt chước rập khuôn. Mỗi công trình, mỗi mảng điêu khắc mang hơi thở, nhịp sống của di tích lịch sử được tái hiện một cách sinh động và đầy ý nghĩa. Thông qua đó mỗi người đều có thể

ngắm, suy ngẫm, quan sát và đưa ra những giả thuyết, kết luận bên cạnh không gian thiêng liêng của di tích. Với di tích đình Thượng Thọ các nhà nghiên cứu rất quan tâm đến họa tiết hoa văn trên các bia đá dựng trên địa phận đình Thượng Thọ. Hầu như cách bố trí hoa văn mang tính truyền thống Lưỡng Long chầu nguyệt trên các riềm bia trạm mô típ tùng cúc, trúc mai. Đặc biệt là cách trạm trỗ trên các vì và bức trạm ở gian giữa. Ngoài ra, Đền thờ Nguyễn Chích, Nguyễn Nhữ Soạn, Nguyễn Văn Nghi… là những di tích cho thấy nghệ thuật điêu khắc, chạm trổ trên gỗ đạt đến trình độ điêu luyện với sự phối hợp tài tình của bàn tay nghệ nhân với ý nghĩa của từng đường nét chạm khắc, đồng thời cho thấy nhiều sự tương đồng của phong cách chạm khắc gỗ với các địa phương phía Bắc.

Nội dung và chất lượng trang trí ở các di tích được đầu tư khá công phu, làm cho mỗi di tích như một bảo tàng lưu giữ nhiều giá trị văn hóa nghệ thuật quý báu. Kỹ thuật chạm khắc cũng khá đặc biệt. Hệ thống chạm lộng, chạm bong nhiều tầng, nhiều lớp, với nhiều sáng tạo về chủ đề, sử dụng nhiều tích trò dân gian, huyền thoại kết hợp với sự cường điệu về khối, về hình nét, làm cho các mặt tiền điện thờ trở nên lộng lẫy, sinh động và thiêng liêng.

Một điều dễ nhận ra là nét đặc trưng của các di tích ở huyện Đông Sơn là không gian kiến trúc khá rộng lớn, thể hiện ưu thế của vùng đất chưa bị sức ép về mật độ dân số. Hơn nữa yếu tố văn hóa Nho giáo được biểu hiện rõ nét trong tất cả sự bài trí và chạm khắc ở các đình, đền huyện Đông Sơn. Người ta nhận thấy các họa tiết trang trí mang tính nhất quán là “tứ linh, tứ quý” hoặc sự biến điệu của linh thú, linh điểu, hoa lá tự nhiên, đậm nét các giá trị văn hóa Nho giáo.

Đối với người Việt thì con rồng có ý nghĩa rất quan trọng, con rồng gắn liền, đi liền với yếu tố nước. “Long”: con rồng là vật đứng đầu tứ linh. Nó vừa cương lại vừa nhu, trông dáng dữ tợn mà lại rất uyển chuyển nhẹ nhàng

cho nên trong tâm thức của người Việt thì con rồng là biểu tượng của Vua, là đại diện của quyền lực tối cao.

Tuy không có những đề tài sinh hoạt dân gian đầy lãng mạn nhưng các chạm khắc gỗ ở kiến trúc lại như một thông điệp sử học cho chúng ta thấy rõ các yếu tố xã hội học về tinh thần dân chủ cởi mở của làng xã nông thôn. Ngoài tứ linh, tứ quý còn có mãng xà, hươu, nai, cỏ cây, hoa lá… Trong các họa tiết những con rồng được chạm khắc không hung dữ mà hiền hòa, uyển chuyển, thân thiện với con người. Những con phượng trong các đền, chùa không khô cứng, đường vệ mà lúc thì xòe cánh, lúc thì uốn mình rất sinh động tạo cho không gian kiến trúc vừa thâm nghiêm nhưng cũng rất hài hòa đăng đối với cảnh vật thiên nhiên xung quanh.

Bên cạnh chất liệu gỗ thì đá cũng là nguồn nguyên liệu được người thợ sử dụng nhiều trong việc xây dựng kiến trúc của các di tích, đặc biệt là việc dựng bia và chạm khắc linh thú ở các di tích. Những mảng chạm khắc trên đá mang đậm hơi thở dân gian điển hình như di tích đền Nguyễn Văn Nghi, Lê Hy… Đặc biệt đền thờ Nguyễn Văn Nghi là một hình mẫu hết sức độc đáo, thể hiện tài năng sáng tạo và trình độ thẩm mỹ tiêu biểu cho cả nước trên lĩnh vực nghệ thuật của một thời kì lịch sử thời kì nghệ thuật dân gian đang trên đà phát triển. Do vậy, nó có rất có giá trị nghiên cứu và giáo dục khoa học trên nhiều mặt đặc biệt trên lĩnh vực kiến trúc nghệ thuật. Hiện tại nhóm điêu khắc đá đã được phục chế trưng bày tại viện bảo tàng Mĩ Thuật Việt Nam. Có thể nói đây là những công trình có những tác phẩm điêu khắc đá khá hoàn chỉnh có số lượng và quy mô lớn do chính các bàn tay tài hoa của các nghệ nhân sống trên vùng đất Đông Sơn ngày nay xây dựng nên.

Như vậy, thông qua nghệ thuật kiến trúc, chạm khắc, cách thức xây dựng, bài trí trong các di tích cũng là nguồn tư liệu quan trọng giúp các nhà nghiên cứu tìm hiểu phong cách nghệ thuật, đặc trưng kiến trúc và sự phát

triển nghệ thuật điêu khắc qua từng thời kì, từng giai đoạn lịch sử cụ thể cũng như những quan niệm dân gian, những nét văn hóa riêng của cư dân từng vùng.

Một phần của tài liệu Một số di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu ở huyện đông sơn thanh hóa (Trang 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)