Giải pháp tổ chức và quản lý lao động

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Bắc Ninh (Trang 68)

- Quan hệ lao động: Theo ghi nhận, chưa hề có bất kỳ một cuộc tranh chấp hay bất đồng gì trong nội bộ Trưởng phòng hành chính nhân sự và trưởng phòng kế toán đều

NHÁNH BẮC NINH

4.2.1. Giải pháp tổ chức và quản lý lao động

Để nâng cao hiệu quả sử dụng lao động, ngân hàng Công Thương Việt Nam chi nhánh Bắc Ninh cần có những giải pháp khắc phục về tổ chức quản lý lao động như sau :

Thứ nhất : Đào tạo và nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ nhân viên là vấn

đề cấp thiết. Ngân hàng cần đặt con người lên yếu tố hàng đầu để có được đội ngũ nhân viên chất lượng cao.

- Thực tế,mặc dù các cán bộ nhân viên ở ngân hàng TMCP Vietinbank Bắc Ninh đều có trình độ đại học trung cấp cao đẳng trở lên nhưng vẫn còn nhiều hạn chế về mặt sử dụng kỹ thuật, các kiến thức chuyên môn.Lý do là người lao động trẻ, chưa tích lũy được kinh nghiệm và bắt nhịp với sự thay đổi của khoa học công nghệ.Vì vậy doanh nghiệp cần phải tổ chức, đào tạo hoặc khuyến khích nhân viên cán bộ đi học

thêm kỹ năng tin học văn phòng nhằm nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn hơn nữa. Tạo điều kiện cho mọi nhân viên đều được tham gia khóa học.

- Hầu hết các cán bộ nhân viên tại văn phòng đều gặp vấn đề về giao tiếp ngôn ngữ ngoại quốc với khách hàng nước ngoài. Nên tổ chức cho các cán bộ nhân viên đi học thêm ngoại ngữ (Tiếng anh) để bắt kịp với xu thế đổi mới tại Bắc Ninh.

Thứ hai: Chú trọng công tác phân tích công việc, giảm thiểu những công việc

thừa, giảm thiểu thời gian lãng phí cho các nhân viên, đảm bảo khối lượng công việc của nhân viên, thời gian làm việc của nhân viên và chất lượng công việc.

Thứ ba: Hoàn thiện công tác tuyển dụng lao động, không quá chú trọng việc

tuyển dụng lao động qua quen biết. Vì tuyển dụng lao động có ý nghĩa rất lớn trong việc tuyển chọn được ứng viên phù hợp với vị trí tuyển dụng. Khi tuyển chọn được ứng viên phù hợp thì sẽ tạo ra lao động chất lượng của bộ phận. Vì vậy sẽ giảm bớt được thời gian, chi phí đào tạo sau này, là điều kiện đầu tiên để nâng cao hiệu quả sử dụng lao động bán hàng của công ty.

Thứ tư: Bố trí và phân công lao động một cách hợp lý. Phát huy những điểm

mạnh và khắc phục hạn chế của các cán bộ nhân viên trong ngân hàng. Thông qua việc bố trí công việc phù hợp với chuyên môn nghiệp vụ của từng người, nguyện vọng của từng nhân viên. Hoàn thiện quy trình làm việc logic và sự hợp tác giữa những nhân viên, các bộ phận trong quá trình làm việc. Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các nhân viên trong bộ phận tạo ra sự thống nhất, đồng lòng, hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình tác nghiệp. Định mức lại thời gian làm việc và nghỉ ngơi của nhân viên ngân hàng một cách khoa học, để họ đảm bảo sức khỏe làm việc, tránh stress.

Thứ tư: Tổ chức đánh giá, thanh tra giờ làm việc.

- Tổ chức đánh giá lao động bán hàng định kỳ một cách minh bạch, khách quan. Thông qua kết quả của quá trình đánh giá để có những chính sách khen thưởng thích hơp và phạt đối với những cá nhân chưa đạt chỉ tiêu. Nhằm khuyến khích đội ngũ nhân viên làm việc hăng say.

- Tổ chức thanh tra đột xuất đề cho nhân viên có ý thức làm việc hàng ngày hàng giờ, tránh lơ là công việc, dùng thời gian làm việc làm việc tư.

Thứ năm: Hoàn thiện chính sách kích thích vật chất đối với cán bộ nhân viên

qua tiền lương, thưởng, phụ cấp, trợ cấp. Góp phần làm tăng thu nhập cho nhân viên bán hàng kích thích họ làm việc tích cực hơn.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Bắc Ninh (Trang 68)