Chính sách của nhà nước vào lao động

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Bắc Ninh (Trang 56)

- Chi khen thưởng theo quy định trả lương

8Chính sách của nhà nước vào lao động

Ở Việt Nam hiện nay, để các ngân hàng thương mại hoạt động có hiệu quả, phát huy được vai trò của mình, góp phần ổn định và phát triển nền kinh tế thì cần phải tăng cường chất lượng công tác giám sát đối với hệ thống ngân hàng thương mại. Giám sát hoạt động của ngân hàng thương mại là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước của các chủ thể giám sát ngân hàng đối với hoạt động ngân hàng của ngân hàng thương mại để thu thập, tổng hợp, phân tích thông tin về đối tượng giám sát thông qua hệ thống thông tin, báo cáo nhằm phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời rủi ro gây mất an toàn hoạt động ngân hàng của ngân hàng thương mại, vi phạm quy định an toàn hoạt động ngân hàng của ngân hàng thương mại và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Trong điều kiện hiện nay, để nâng cao chất lượng giám sát, ngoài những yếu tố về địa vị pháp lý, tổ chức bộ máy cơ quan giám sát, chất lượng đội ngũ làm công tác giám sát... thì phải có hình thức và phương pháp giám sát hoạt động của ngân hàng thương mại phù hợp.

Pháp luật có ảnh hưởng không nhỏ đến các chính sách quản trị nhân lực của mọi doanh nghiệp. Mọi hoạt động QTNL của doanh nghiệp đều phải dựa trên cán cân pháp luật. Pháp luật điều tiết các hoạt động của doanh nghiệp.

Ở Việt Nam, bộ luật lao động được ban hành năm 2012 và chính thức có hiệu lực năm 2013, vì vậy ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Bắc Ninh phải thường xuyên cập nhật là căn cứ pháp lý quan trọng nhất để ngân hàng triển khai các hoạt động quản trị nhân sự vảo việc sử dụng và quản lý nhân lực.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Bắc Ninh (Trang 56)