Quản lý căn cứ tính thuế

Một phần của tài liệu Tăng cương quản lý thu thuế đối với hàng hóa nhập khẩu tại chi cục Hải quan Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị - Cục Hải quan Tỉnh Lạng Sơn (Trang 55)

Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA NHẬP KHẨU TẠI CỬA KHẨU HỮU NGHỊ-

2.2.2. Quản lý căn cứ tính thuế

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, Luận văn chỉ tập trung vào một số căn cứ tính thuế chủ yếu sau: quản lý giá tính thuế, quản lý xuất xứ hàng hoá, quản lý mã số hàng hóa, quản lý số lượng hàng hóa. Trong quá trình giải quyết

thông quan hàng hóa, các tổ chức, cá nhân và cơ quan Hải quan cùng thực hiện quy trình thủ tục hải quan, đồng thời cùng xác định chính xác các thông tin về hàng hóa, làm cơ sở xác định nghĩa vụ thuế. Do đó quản lý căn cứ tính thuế ở đây phải gắn với việc thực hiện quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu.

* Quản 1ý giá tính thuế

Theo quy định hiện nay, có hai phương pháp tính thuế đối với hàng hóa nhập khẩu là tính thuế theo thuế suất tương đối và tính thuế theo mức thuế tuyệt đối. Tuy nhiên thực tế tai Chi cục Hải quan CK Hữu Nghị thời gian qua chỉ phát sinh tờ khai hàng hóa NK được tính thuế theo thuế suất tương đối. Do đó đề tài chỉ đi sâu nghiên cứu tình hình quản lý giá tính thuế trong trường hợp tính thuế theo thuế suất tươn đối.

Hiện nay việc xác định trị giá tính thuế trong trường hợp tính thuế theo thuế suất tương đối được thực hiện theo Hiệp định trị giá (GATT) của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Trị giá tính thuế của hàng hóa nhập khẩu là căn cứ tính thuế nhập khẩu, đồng thời cũng sẽ là cơ sở để xác định trị giá và tính thuế TTĐB, ;thuế GTGT ở khâu nhập khẩu.

Việc áp dụng Hiệp định trị giá GATT đã tạo bước ngoặt cơ bản cho công tác xác định trị giá tính thuế hàng hóa NK hiện hành ở Việt Nam, một mặt vừa đảm bảo tính công bằng về nghĩa vụ thuế và thực hiện cam kết quốc tế, mặt khác tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trong hoạt động ngoại thương.

Có 6 phương pháp để xác định trị giá của hàng hoá NK được quy định tại Nghị định số 40/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007 của Chính phủ về việc quy định xác định trị giá hải quan đối với hàng NK. Trong đó, phương pháp trị giá giao dịch được coi là phương pháp chủ đạo, vì nó 1à cơ sở cho việc xác định giá tính thuế cho phần lớn các trường hợp hàng hoá NK. Theo Phương pháp trị giá giao dịch, giá NK căn cứ vào hóa đơn thương mại và chi phí hợp lý thực tế phát sinh. Cách xác định trị giá giao dịch đã phản ánh một cách khách quan giá tính thuế của hàng NK và loại bỏ những áp đặt về giá mà cơ quan Hải quan vẫn thực hiện trước đây qua bảng giá tối thiểu. Từ đó tạo sự chủ động cho doanh nghiệp trong

việc xác định giá của hàng hóa và xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình. .

Trong những năm qua, tại Chi cục Hải quan CK Hữu Nghị, công tác xác định trị giá tính thuế được đặc biệt chú trọng. Phần lớn hàng hóa NK được xác định giá tính thuế theo phương pháp trị giá giao dịch, do vậy đã rút ngắn được thời gian thông quan, tạo thuận 1ợi cho hoạt động NK, nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp. Chi cục luôn đảm bảo ưu tiên xác định giá kịp thời, đúng quy định. Đồng thời chú trọng công tác kiểm tra hồ sơ, phát hiện sai sót, mâu thuẫn tại các khâu trong thông quan và phúc tập hồ sơ để bác bỏ trị giá khai báo của Doanh nghiệp tron trường hợp nghi ngờ trị giá khai báo. Chủ động báo cáo đề nghị Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn đưa vào Danh mục QLRR về giá (cấp Cục hoặc Tổng cục) đối với cac mặt hàng NK mới phát sinh có thuế suất cao, trị giá lớn có trị giá khai bao quá thấp, có dấu hiệu gian lận về giá.

Xác định công tác giá 1à lĩnh vực công tác khó, hiện tượng gian lận thương mại qua giá hiện đang rất phổ biến và khó phát hiện, Lãnh đạo Chi cục đã quan tâm, lựa chọn những cán bộ trẻ, được đào tạo cơ bản, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng sử dụng máy tính thành thạo bố trí vào các khâu quan trọng trong quy trình thủ tục hải quan (tiếp nhận, đăng ký tờ khai, phúc tập hồ sơ...). Phân công cán bộ có kinh nghiệm, kiến thức về ngoại thương thương phẩm học đảm nhiệm công tác tham vấn giá. Đồng thời, Chi cục đã tổ chức khai thác, hiệu quả các Hệ thống cơ sở dữ liệu của Ngành phục vụ tốt cho công tác xác định trị giá (như: Hệ thống GTT22, GTT01, SLXNK, KT559...). Thường xuyên kiểm tra, rà soát tình hình xác định giá, cập nhật thông tin dữ liệu vào hệ thống GTT22, GTT01. Tổ chức thực hiện tham vấn nhanh trước khi thông quan đối với các 1ô hàng NK nhạy cảm, có thuế suất cao (như ô tô nguyên chiếc, xe máy, rượu...) nhưng trị giá khai báo thấp. Đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền để người nộp thuế hiểu và chấp hành nghiêm túc các quy định mới về khai báo, xác định. trị giá tính thuế.

Mặc dù đã rất chú trọng đến công tác giá nhưng trong quá trình thực hiện Chi cục vẫn gặp nhiều khó khăn do ý thức chấp hành pháp 1uật của một bộ phận

không nhỏ doanh nghiệp chưa cao, chưa tự giác khai báo đúng trị giá thực thanh toán. Gian lận thương mại qua giá có xu hướng gia tăng dưới các hình thức và mức độ ngày càng tinh vi, phức tạp diễn ra chủ yếu dưới các hình thức sau:

- Đối với các mặt hàng không nằm trong danh mục QLRR về giá, doah nghiệp khai báo giá của mặt hàng NK rất thấp hoặc khai báo thấp dần trị giá dẫn đến lượng hồ sơ nghi vấn về giá khai báo chuyển về Chi cục KTSTQ ngày càng nhiều.

- Dựa vào các mức giá tại Danh mục QLRR về giá để khi báo thấp dần trị giá thực thanh toán hoặc khai báo bằng mức giá trong danh mục để tránh tham vấn nhưng vẫn thấp hơn trị giá thực thanh toán của doanh nghiệp.; VD: Mặt hàng ô tô tải, sơ mi rơ moóc, sau lần NK đầu tiên để lấy thông tin giá, các lần NK sau giá khai báo thường chỉ bằng giá trong danh mục QLRR của Tổng cục Hải quan.

- Khai báo không đúng trị giá thực thanh toán và hợp thức hoá trên hồ sơ, chứng từ để được hưởng tri giá giao dịch. Một số doanh nghiệp đã thông đồng với đối tác bán hàng để lập thương vụ khống với hoá đơn, hợp đồng hạ thấp trị giá hàng hoá so với trị giá thực (/VD: trường hợp Công ty TNHH VT Hữu Nghị năm 2010 làm dịch vụ NK lô hàng “Điều hòa trung tâm” (thực chất không phải hàng hóa của Công ty). Qua tham vấn Chi cục đã bác bỏ trị giá khai báo và truy thu tổng số tiền thuế là: 402.263.722 đồng.). Khai báo thấp về chất lượng hàng hóa hoặc đánh đồng hàng hóa có chất lượng, phẩm cấp cao với loại có chất 1ượng, phẩm cấp thấp hơn.

- Gian lận qua giá là hình thức gian lận phổ biến trong giai đoạn hiện nay. Nhưng việc quản 1ý của cơ quan Hải quan gặp rất nhiều khó khăn vì chỉ có thể tổ chức tham vấn tập trung ở một số mặt hàng trọng tâm, trọng điểm có thuế suất NK cao, kim ngạch lớn; chỉ kiểm tra tri giá trong thông quan đối với các lô hàng thuộc luồng vàng và luồng đỏ. Thực tế trên 80% hàng hoá thuộc diện luồng xanh sẽ được miễn kiểm tra về giá trong thông quan. Đối tượng này sẽ được kiểm tra sau thông quan tại khâu phúc tập hồ sơ, sa đó nếu có nghi vấn về trị giá sẽ chuyển hồ sơ cho Chi cục kiểm tra sau thông quan (thuộc Cục Hải quan tỉnh) tiếp tục

kiểm tra, làm rõ. Tuy nhiên với biên chế lực lượng kiểm tra sau thông quan như hiện nay,. công tác kiểm tra sau thông quan về giá rất khó khăn và hiệu quả đạt được thấp.

Một số khó khăn, vướng mắc về công tác giá hiện nay là:

- Thông tin dữ liệu trong hệ thống GTT22 còn sơ sài, không cụ thể tên hàng, tiêu chí. Do vậy, khó khăn trong việc kha thác sử dụng thông tin. Khả năng xử lý dữ liệu trên hệ thống GTT22 vẫn còn quá chậm, đôi khi bị lỗi không thể kết xuất, cập nhật được dữ liệu, không tổng hợp được số liệu tờ khai trị giá còn thiếu…dẫn đến tốc độ tra cứu thông tin, cập nhật dữ 1iệu chậm.

- Một số mặt hàng có dữ liệu giá trên danh mục quản lý rủi ro hoặc danh mục mặt hàng trọng điểm nhưng trên chương trình GTT22 không có dữ 1iệu giá của mặt hàng này, dẫn đến khó khăn trong việc thực hiện xác định giá, xác định khoản bảo đảm hoặc có dữ liệu nhưng có ngày XK quá xa so với ngày XK của lô hàng đang xác định giá nếu chọn các dữ 1iệu này để làm cơ sở xác định giá không đảm bảo điều kiện, nguyên tắc, không có tính thuyết phục doanh nghiệp.

- Tình trạng thanh toán bằng tiền mặt (kể cả thanh toán quốc tế) hiện nay vẫn còn khá phổ biến, dẫn tới vệc xác minh thông tin chứng minh hành vi gian lận giá của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Các trường hợp sau khi tham vấn, nếu bác bỏ trị giá chủ yếu chỉ truy thu thuế, không xử phạt vi phạm hành chính được không đủ cơ sở chứng minh hành vi vi phạm; Thực tế tại Chi cục đến nay chưa có trường hợp nào bị xử phạt vi phạm hành chính do khai báo không đúng trị giá.

* Quản lý việc phân loại, áp dụng mức thuế suất đối với hàng hoá NK

Việc phân 1oại, áp dụng mức thuế suất đối với hàng hoá NK được Chi cục thực hiện đảm bao tuân thủ các nguyên tắc phân loại hàng hoá của Tổ chức Hải quan thế giới WCO (Theo Hệ thống điều hòa và mô tả hàng hóa HS - Harmonized System DataBase), Thông tư 85/2003/TT-BTC ngày 29/8/2003, số 49/2010/TT-BTC ngày 12/4/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phân 1oại, áp dụng mức thuế đối với hàng hóa XK, NK và quy trình kiểm tra việc phân loại, áp dụng muc thuế đối với hàng hóa XK, NK theo Quyết định số 1636/QĐ-TCHQ ngày

22/6/2010 của Tổng cục Hải quan. Theo đó, quy trình kiểm tra đầy đủ gồm có 4 bước: kiểm tra chi tiết hồ sơ hải quan (bước 1) - kiểm tra thực tế hàng hóa (bước 2) - kiểm tra mức thuế (bước 3) - kiểm tra các nội dung khác có liên quan (bước 4). Đây là một quy trình nghiệp vụ chi tiết, nằm trong quy trình thủ tc hải quan chung đối với hàng hóa NK. Về cơ bản, quy trình này phù hợp và thống nhất với quy trình thủ tục hải quan hiện hành. Tùy thuộc vào kết quả phân luồng tờ khai hải quan của hàng hóa NK, việc kiểm tra phân loại và áp dụng mức thuế (gọi tắt là kiểm tra thuế) đối với hàng haa nhập khẩu sẽ tiến hành đầy đủ 4 bước (tương ứng với hồ sơ luồng đỏ) hoặc chỉ thực hiện các bước 1, 3, 4 và loại bỏ bước 2 (đối với hồ sơ luồng xanh, vàng).

Tại Chi cuc Hải quan CK Hữu Nghị trong thời gian qua đã kiểm tra, phát hiện một số thủ đoạn trốn thuế qua việc khai báo sai mã số hàng hóa như sau:

- Lợi dụng cơ chế tự kê khai, tự tính thuế trong quá trình thông quan, nhiều doanh nghiệp đã thực hiện hành vi mô tả sai hàng hoá trên to khai Hải quan, đưa hàng hoá từ mã số có thuế suất cao về mã số có thuế suất thấp để gian lận trốn thuế.; Hoặc lợi dụng sự phức tạp trong cơ cấu sản phẩm cũng như tên gọi, đặc biệt 1à những sản phẩm mới, là hỗn hợp của nhiều chất hoặc linh kiện khó có thể phân biệt bằng cảm quan để kê khai vao mã số có thuế suất thấp. VD: Trường hợp1: Công ty CP Du lịch và thương mại VINACOMIN-Chi nhánh Quảng Ninh năm 2012 NK 1ô hàng khai báo là “Trục máy bơm nước-Bộ phận của máy bơm nước” (Thuế suất thuế NK 5%), nhưng thực tế hàng hóa 1à “Máy bơm nước” (Thuế suất thuế NK 10%), tổng số tiền thuế truy thu là 20.894.650 đồng. Trường hợp 2: Công ty TNHH TMQT Việt Mỹ (Hà Nội) năm 2012 NK lô hàng khai báo là “Ống thủy tinh dùng cho đèn Compact ” (Thuế suất thuế NK 3%), nhưng thực tế hàng hóa 1à “Đèn compact” (Thuế suất thuế NK 10%), tổng số tiền thuế truy thu là 54.492.285 đồng.

- Đối với trường hợp hang hoá ở dạng nguyên chiếc có thuế suất thuế nhập khẩu cao hơn ở dạng chi tiết tháo rời, doanh nghiệp NK sẽ tháo rời các chi tiết rời của một sản phẩm, chia nhỏ lô hàng để NK làm nhiều chuyến để được phân loại theo từng chi tiết linh kiện nhằm trốn thuế NK thuế suất.

Tuy nhiên một trong những nguyên nhân dẫn tới sự vi phạm (cố ý hoặc không cố ý) của doanh nghiệp nêu trên là do: các văn bản quy định, hướng dẫn của pháp luật về phân loại, áp mã số, áp mức thuế đối với hàng hóa NK trong thời gian qua còn phức tạp, chồng chéo khó hiểu, gây khó khăn cho cả cơ quan Hải quan và doanh nghiệp khi thực hiện;

* Quản lý xuất xứ hàng hoá

Xuất xứ hàng hoá 1à một căn cứ quan trọng để áp dụng mức thuế suất phù hợp. Theo quy định hiện hành: Thuế suất đối với hàng hoá nhập khẩu bao gồm thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt và thuế suất thông thường. Trong đó mức thuế xuất ưu đãi đặc biệt thường thấp hơn rất nhiều so với thuế suất ưu đãi và thuế suất thông thường.

Thuế suất ưu đã đặc biệt được áp dụng cho hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện ưu đãi đặc biệt thuế với Việt Nam theo thể chế khu vực thương mại tự do, 1iên minh thuế quan hoặc để tạo thuận lợi cho giao lưu thương mại biên giới và trường hợp ưu đãi đặc biệt khác.

Một trong những điều kiện để được áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt là doanh nghiệp phảii xuất trình: Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (Certificate of Origin - C/O) có chữ ký và con dấu phù hợp với mẫu chữ ký và con dấu được cơ quan có thẩm quyền cấp của các nước có thoả thuận uu đãi đặc biệt với Việt Nam cấp. Đồng thời xuất xứ cũng là tiêu chí quan trọng để xác định nguồn gốc, chất lượng, giá cả của hàng hóa.

Thực tế việc kiểm tra xuất xứ hàng hóa tại Chi cục được thục hiện trong quá trình xử lý hồ sơ thông quan hàng hóa như sau:

- Đối với lô hàng thuộc luồng xanh (kiểm tra sơ bộ hồ sơ hải quan) :

+ Đối với trường họp không phải nộp C/O: cơ quan Hải quan chỉ kiểm tra việc khai xuất xứ trên tờ khai hải quan.

+ Đối với trường hợp phải nộp C/O: yêu cầu người khai hải quan phải nộp C/O khi đăng ký tờ khai hải quan và kiểm tra so bộ các tiêu chí trên C/O. Nếu có sai lệch, nghi vấn thì đề xuất chuyển sang kiểm tra chi tiết hồ sơ hải quan.

Trường hợp doanh nghiệp có văn bản đề nghị được chậm nộp C/O thì giải quyết theo quy đinh.

- Đối với lô hàng thuộc luồng vàng (kiểm tra chi tiết hồ sơ hải quan) và luồng đỏ (kiểm tra chi tiết hồ sơ hải quan và kiểm tra thực tế hàng hóa):

+ Khi kiểm tra chi tiết hồ sơ hải quan:

Đối với trường hợp không phải nộp C/O: Kiểm tra nội dung khai xuất xứ trên tờ khaii hải quan và đối chiếu với các chứng từ có liên quan về xuất xứ trong hồ sơ hải quan như hợp đồng, hóa đơn thương mại, chứng từ vận tải, Phiếu xác nhận trước xuất xứ (nếu có),…;

Đối với trường hợp phải nộp C/O: kiểm tra ky cả về hình thức và nội dung của C/O, những vấn đề cần lưu ý của từng loại C/O; Kiểm tra nội dung khai xuất xứ trên tờ khai hải quan và đoi chiếu với các chứng từ có liên quan về xuất xứ trong hồ sơ hải quan như hợp đồng, hóa đơn thương mại, chứng từ vận tải, Phiếu xác nhận trước xuất xứ (nếu có),…;

+ Khi kiểm tra thực tế hàng hóa: kiểm tra các thông tin về xuất xứ ghi trên hàng hóa, bao bì nhãn hàng hóa; đối chiếu với nội dung khai của người khai hải

Một phần của tài liệu Tăng cương quản lý thu thuế đối với hàng hóa nhập khẩu tại chi cục Hải quan Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị - Cục Hải quan Tỉnh Lạng Sơn (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w