1.2.1. Mục tiêu, yêu cầu cua quản lý thu thuế đối với hoạt động nhập khẩu Mục tiêu chung của hoạt động quản lý thu thuế đối với hàng hóa nhập khẩu là nhằm bảo đảm nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước (NSNN) và đảm bảo thực thi chính sách thuế đối với hàng hóa nhập khẩu, phục vụu yêu cầu quản lý của Nhà nước. Trong đó, đối tượng của hoạt động này là đối tượng nộp thuế và chủ thể quản lý thuế đối với hàng NK là cơ quan Hải quan, công chức Hải quan, các cơ quan Nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Cơ quan Hải quan giữ vai trò quan trọng, là chủ thể quản lý thuế đối với hàng hóa NK. Trong quá trình quản 1ý, cơ quan Hải quan trực tiếp hướng dẫn và kiểm tra giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về thuế đối với hàng hóa NK của cộng đồng các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động NK. Để cho toàn bộ hệ thống quản lý thuế nói chung và thu thuế nói riêng đối với hàng hóa NK vận hành đồng bộ và đạt hiệu quả, thì cơ quan Hải quan phải làm tốt vai trò, nhiệm vụ của mình, vì những chính sách thuế đối với hàng hóa NK có tác động trực tiếp và mạnh mẽ trong điều tiết hoạt động nhập khẩu/
1.2.2. Các nguyên tắc trong quản lý thuế đối với hàng hóa nhập khẩu
Để đạt được các mục tiêu nêu trên, quản 1ý thuế đối với hàng hóa NK cần tuân thủ theo những nguyên tắc cơ bản sau:
Nguyên tắc tập trung dân chủ: Nội hàm của nguyên tắc này là: Bảo đảm đầy đủ các quy định trong các văn bản pháp luật về Thuế trong quá trình triển khai các biện pháp quản lý thu thuế; Thống nhất quy trình, nghiệp vụ quản lý thu thuế và vận dụng thống nhất các văn bản pháp luật về thuế; Thống nhất về trình tự, thời gian, yêu cầu và hình thức mẫu biểu trong lập dự toán và quyết toán thuế; Thống nhất việc chỉ đạo thu thuế từ. Trung ương đến địa phương; Phát huy tính chủ động,, linh hoạt của cơ sở trong việc khai thác nguồn thu từ thuế và xây dựng quy trình thu thuế. Quản lý thuế đối với hàng hóa NK phải tuân theo nguyên tắc tập trung dân chủ, nhằm tạo thuận lợi cho công tác quản lý và đảm bảo công bằng cho tất cả các đối tượng nộp thuế.
Nguyên tắc công khai minh bạch: Thu thuế 1à một hoạt động tài chính của Nhà nước có tác động rất lớn đến thu nhập, tiêu dùng, tiết kiệm và đầu tư của các doanh nghiệp Vì vậy, công khai minh bạch trong quản lý thuế là một trong những nguyên tắc nhằm phát huy được vai trò kiểm tra, kiểm soát của người nộp thuế, hạn chế được tiêu cực phát sinh trong quản 1ý thu thuế.
Nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả: nguyên tắc này đặt ra một yêu cầu quan trọng, đó là việc quản lý thu thuế phải đạt được số thu lớn nhất trong một mức chi phí thấp nhất có thể. Chi phi cho việc thực hiện, vận hành hệ thống thuế bao gồm cả chi phí của bộ máy quản lý thuế và chi phí tuân thủ của các đối tượng nộp thuế. Khi hệ thống thuế càng phức tạp thì chi phí vận hành càng lớnn và ngược lại, khi hệ thống thuế được thực hiện tốt thì chi phí quản lý thuế sẽ giảm. Vì vậy, nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả phải được quán triệt ngay từ khi xây dựng chính sách thuế sao cho đơn giản, dễ thực hiện va tiếp tục được duy trì trong quá trình thực hiện chính sách đó.
Nguyên tắc phù hợp, đồng thuận. Trong quá trình quản lý thu thuế đòi hỏi các biện pháp triển khai công tác thu thuế phải: Phù hợp với những quy định trong các văn bản pháp 1uật về thuế hiện hành; Phù hợp với với điều kiện kinh tế, xã hội của đất nước nói chung và tình hình thực tế sản xuất kinh doanh của các đối tượng nộp thuế nói riêng; Phù hợp với những quy định mang tính chất thông lệ quốc tế trong quản lý thuế được áp dụng phổ biến ở các nước. Điều này không chỉi giúp
cho chính sách thuế có tính khả khi mà còn đảm bảo nâng cao hiệu quả quản 1ý thuế
1.2.3. Nội dung quản lý thu thuế 1.2.3.1. Quản lý đối tượng nộp thuế
Đốii tượng nộp thuế là các tổ chức, cá nhân có hàng hoá NK thuộc đối tượng chịu thuế, bao gồm:
- Chủ hàng hoá NK.
- Tổ chức nhận uỷ thác NK.
- Cá nhân có hàng hoá NK khi nhập cảnh, gửi hoặc nhận hàng qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.
Đối tượng được ủy quyền, bảo lãnh và nộp thay thuế, bao gồm:
- Đại lý làm thủ tục hải quan trong trường hợp được đối tượng nộp thuế ủy quyền nộp thuế NK;.
- Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế trongg trường hợp nộp thay thuế cho đối tượng nộp thuế;
- Tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác hoạt động theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng trong trường hợp bảo lãnh, nộp thay thuế cho đối tượng nộp thuế theo quy định của pháp 1uật quản lý thuế.
Quản lý đối tượng nộp thuế là khâu đầu tiên và quan trọng đối với công tác quản lý thuế đối với hàng hóa nhập khẩu. Thông tin; về đối tượng nộp thuế là yêu cầu quan trọng của công tác quản lý thuế hiện đại, đảm bảo cơ quan hải quan theo dừi, tổng hợp, phõn tớch, đỏnh giỏ mức độ tuõn thủ phỏp luật thuế của người nộp thuế. Từ các thông tiin thu thập được, cơ quan hải quan có căn cứ để phân loại các đối tượng nộp thuế để áp dụng hình thức kiểm tra hàng hoá nhập khẩu phù hợp theo quy định, từ đó tránh thất thu ngân sách, đồng thời giảm phiền ha cho đối tượng chấp hành tốt pháp luật thuế, ngăn ngừa và phát hiện vi phạm pháp luật về thuế.
Ngoài ra, thông tin về đối tượng được ủy quyền,, bảo lãnh và nộp thay thuế cũng là cơ sở quan trọng giỳp cho cụng t ỏc theo dừi nợ thuế và thu hồi nợ thuế thực hiện đạt hiệu quả cao, đảm bảo thu đúng, đủ và kịp thời các khoản thuế vào ngân sách nhà nước, hạn chế hiện tượng dây dưa, trốn nợ thuế.
Có hai phương thức cơ bản trong quản 1ý và thu thuế đối với đối tượng nộp thuế:
- Phương thức thủ công: Mỗi đối tượng nộp thuế đều được cấp một số thuế riêng, mọi thông tin cần thiết về đối tượng nộp thuế được lưu giữ và quản 1ý trong sổ sách. Tuy nhiên hạn chế của phương thức này là chỉ quản lý được số lượng đối tượng ít và khá tập trung, bởi khi số lượng đối tượng tăng lên quá lớn thì việc quản 1ý bằng phương pháp này sẽ gây phức tạp, dễ nhầm lẫn, mất nhiều công sức và kém hiệu quả.
- Phương thức quản lý qua mạng vi tính: cơ quan Thuế, Hải quan quản lý đối tượng nộp thuế thông qua hệ thống mã số thuế gắn kèm với từng doanh nghiệp được thống nhất trong cả nước. Các doanh nghiệp khi mới thành 1ập hay khi mở tở khai Hải quan theo luật phải đăng lý một mã số thuế cho cơ quan Thuế hay cơ quan Hải quan, trên cơ sở đó, các cơ quan này sẽ tiến hành quản lý hoạt động thu nộp thuế.
1.2.3.2. Quản 1ý căn cứ tính thuế
Để quản lý chặt chẽ các căn cứ tính thuế đối với hàng hóa NK, trước tiên chủ thể quản 1ý phải dựa vào thủ tục khai báo của đối tượng nộp thuế. Các đối tượng có hàng hoá nhập khẩu căn cứ vào tờ khai hải quan phải kê khai đầy đủ, chính xác và trung thực các tiêu thức ghi trên tờ khai, phải tự tính số thuế phải nộp theo quy định và chịu trách nhiệm trước pháp 1uật về việc kê khai của mình.
Căn cứ vào thủ tục khai báo hải quan của đối tượng nộp thuế tại tờ khai hải quan, cơ quan Hải quan phải thực hiện kiểm tra hai quan trong quá trình làm thủ tục hải quan để kiểm tra tính chính xác về các nội dung tờ khai hải quan thông qua các bước sau:
- Kiểm tra các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan (số lượng, chủng loại chứng từ, tính hợp pháp của chứng từ, kiểm tra việc tuân thủ chính sách quản 1ý xuất khẩu, nhập khẩu, chính sách thuế và các quy định khác của pháp luật), kiểm tra nội dung khai hải quan, đối chiếu nôi dung khai hải quan với các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan...
- Kiểm tra thực tế hàng hoá: đây là quá trình cơ quan Hải quan kiểm tra
công khai hàng hóa để đối chiếu với chứng từ khai báo đã đăng ký thủ tục Hải quan, từ đó lam cơ sở để xác định chính xác số thuế phải nộp. Để thực hiện việc kiểm tra thực tế có hiệu quả, cơ quan hải quan phải tổ chức thu thập trao đổi thông tiin để xây dựng cơ sở dữ liệu về quá trính chấp hành pháp luật của đối tượng nộp thuế, chính sách quản lý xuất nhập khẩu và tính chất, chủng 1oại, nguồn gốc cùng các thông tin khác liên quan đến hàng hoá nhập khẩu. Dựa vào hồ sơ hải quan và các thông tin có liên quan đến hàng hoá nhập khẩu, cơ quan Hải quan sẽ quyết định hoặc thay đổi hình thức, mức độ kiểm tra thực tế hàng hoá hoặc cách xác định tỷ lệ kiểm tra thực tế hàng hoá đối với tung lô hàng nhập khẩu cụ thể.
Việc kiểm tra hồ sơ hải quan, kiểm tra thực tế hàng hoá phải xác định được các yếu tốvề tên hàng hoá, mã số h àng hoá, xuất xứ hàng hoá, số lượng hàng hoá, giá tính thuế, bảo đảm yêu cầu xác định được chính xác số thuế phải nộp,.
1.2.3.3. Quản 1ý thu nộp tiền thuế
Bên cạnh việc đẩy mạnh quá trình cải cách thủ tục hành chính: Tự kê khai, tính và nộp thuế của đối tượng nộp thuế thì co quan Hải quan cần tổ chức tốt khâu tổ chức thu nộp. Cùng với đó, mối quan hệ giữa cơ quan Hải quan, Thuế, Kho bạc, các Ngân hàng phải được tăng cường nhằm tạo thuận 1ợi cho quá trình trao đổi thông tin, đảm bảo việc thanh khoản, xác định nộp thuế đúng thời hạn.
Thu, nộp tiền thuế 1à khâu sau của quy trình thủ tục hải quan nhưng có ý nghĩa vô cùng quan trọng, bởi việc tổ chức thu, nộp thuế đúng thời hạn, đủ số tiền, hạn chế nợ đọng thi có thể đánh giá hiệu quả của công tác quản lý thu thuế của cơ quan Hải quan.
Công tác quản lý thu nộp thuế cần đii đôi với việc tổ chức quản lý chặt chẽ các đối tượng nộp thuế để đảm bảo đôn đốc, thu nộp thuế, tránh tình trạng nợ đọng, gian lận thuế trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu, phát hiện các trường hợp vi phạm;... từ đó áp dụng các biện pháp xử lý triệt để.
1.2.3.4. Quản 1ý miễn, giảm, hoàn thuế, không thu thuế
Chính sách miễn, giảm, hoàn thuế, không thu thuế nhằm thực hiện các mục tiêu ưu đãi thuế của Nhà nước đối với một số đối tượng và đảm bảo thực hiện
đúng các thông lệ, tập quán thương mại quốc tế. Đây 1à các hình thức ưu đãi thuế mà Chính phủ cho phép cơ sở kinh doanh có hoạt động nằm trong quy định không phải trả thuế cho hoạt động này. Việc xem xét miễn, giảm, hoàn thuế,, không thu thuế cho hàng hóa NK cũng là thể hiện trách nhiệm của cơ quan Hải quan trong việc tạo thuận lợi cho doanh nghiệp để tái sản xuất, kinh doanh khi ho đã thực hiện nghĩa vụ nộp thuếchính đáng được hưởng quyền lợi ưu đãi về thuế.Tuy nhiên chính sách này cũng là yếu tố để một số đối tượng lợi dụng trốn lậu thuế, vì thế cần có các biện pháp quản ly phù hợp nhằm hạn chế các trường hợp gian lận, làm giảm hiệu quả công tác quản lý thu thuế.
1.2.3.5. Công tác phúc tập hồ sơ.
Đây là một khâu trong quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu nhưng được thực hiện sau khi hàng hóa đã thông quan. Mục đích của việc phúc tập hồ sơ nhằm phát hiện chính xác, kịp thời những sai sót, không hợp lệ giữa khai hải quan và các chứng từ trong hồ sơ hải quan, các dấu hiệu vi phạm pháp luật về hải quan của người khai hải quan, các tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình làm thủ tục NK hàng hoá; Là co sở ban đầu và nguồn thông tin quan trọng phục vụ công tác kiểm tra sau thông quan; Phát hiện các sai sót về nghiệp vụ hải quan do công chức Hải quan thực hiện trong quá trình làm thủ tục hải quan trước đó va có các biện pháp khắc phục kịp thời những sai sot về nghiệp vụ hải quan, ngăn chặn việc gây thất thu thuế cho ngân sách; Phân loại xác định người khai hải quan chấp hành tốt pháp luật về hải qua, nhằm khuyến khích người khai hải quan và cán bộ công chức Hải quan nâng cao ý thức tuân thủ tốt pháp luật và các quy định có liên quan.
Công tác phúc tập hồ sơ hải quan cũng được thực hiện trên cơ sở phân 1oại, chọn lọc hồ sơ theo tiêu chí quản lý rủi ro để tiến hành kiểm tra một phần hoặc toàn bộ hồ sơ và quy trình thủ tục hảii quan đã thực hiện trước đó. Nội dung của công tác này là kiểm tra lại việc thực hiện của các khâu, các bước trước trong quá trình thông quan hàng hóa từ đó đưa ra kết luận, đánh giá về tính chính xác, phù hợp, đúng quy định của hồ sơ hải quan.Vì vậy nó cũng là một noi dung quan trọng của công tác quản lý thuế tại cơ sở, đặc biệt trong cơ chế tự
tính, tự khai, tự nộp thuế . Đồng thời qua công tác phúc tập hồ sơ se cung cấp nguồn thông tin phục vụ hiệu quả cho công tác kiểm tra sau thông quan, thanh tra, kiểm tra thuế của cơ quan Hải quan.
1.2.4. Các tiêu chí đánh giá công tác thu thuế nhập khẩu a. Hoàn thành kế hoạch
Tiêu chí hoàn thành kế hoạch là một trong những tiêu chí quan trọng nhất trong việc đánh giá hiệu quả của công tác thu thuế. Hàng năm, mỗi đơn vị hải quan đều được Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan giao chỉ tiêu thu ngân sách và thu hồi nợ đọng thuế từ hoạt động xuất nhập khẩu qua địa bàn nộp cho ngân sách nhà nước, con số này phụ thuộc vào tình hình, đặc điểm, đặc thù của mỗi đơn vị hải quan. Để hoàn thành được kế hoạch được giao đòi hỏi mỗi đơn vị phải linh hoạt hơn, thực hiên tốt việc cải cách thủ tục hành chính, tích cực trong công tác đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại. Bên cạnh những yếu tố khách quan như tình hình kinh tế, chính sách mới ban hành,… việc hoàn thành và vượt chỉ tiêu kế hoạch được giao sẽ càng chứng tỏ năng lực và hiệu quả làm việc của mỗi đơn vị hải quan trong công tác phòng chống buôn lậu và thu ngân sách.
b. Tốc độ tăng thu
Tốc độ tăng thu là tỷ lệ chênh lệch tương đối của số thu so với cùng kỳ, thể hiện sự so sánh số thu giữa các giai đoạn, từ đó dễ dàng nhận thấy hiệu quả làm việc của cơ quan thu thuế. Tốc độ tăng thu càng cao càng chứng tỏ hoạt động thu thuế càng có hiệu quả, ngược lại, tốc độ tăng thu thấp hoặc giảm càng cho thấy những tồn tại và yếu kém trong công tác thu thuế.
c. Cơ cấu các loại thuế
Cơ cấu của các loại thuế trong bảng thu sẽ thể hiện sự phù hợp trong việc áp dụng những quy định hiện hành về thuế trong công tác thu thuế. Vi dụ trong những năm gần đây, số thu thuế GTGT đang tăng dần, trong khi số thu thuế XNK giảm dần, xuất hiện thuế bảo vệ môi trường, thuế chống bán phá giá, thuế cạnh tranh,… Sự tăng lên và giảm đi này cho thấy sự phù hợp với xu thế hội nhập của đất nước hiện nay khi tham gia vào các tổ chức kinh tế trong khu vực và trên thế giới.
d. Số thuế miễn giảm thuế so với tổng thu
Số thuế miễn giảm thuế so với tổng thu sẽ phản ánh tính chính xác, đúng đắn của chính sách thuế tại thời điểm áp dụng trong công tác thu thuế của cơ quan Hải quan. Việc áp dụng nhầm chính sách thuế mang lại những sai sót dẫn đến việc phải xử lý lại, hoàn thuế sau, gây mất thời gian cho cả cơ quan chức năng và doanh nghiệp.
đ. Số lượt khiếu nại qua các năm
Số lượt khiếu nại qua các năm sẽ phản ánh tính chính xác của cơ quan thu thuế trong công tác thu thuế và thao gỡ thắc mắc cho doanh nghiệp nộp thuế. Số lượng khiếu nại tăng lên đồng nghĩa với việc cơ quan thu thuế có nhiều sai sót trong quá trình làm việc, giải quyết chưa thỏa đáng hoặc chưa giúp doanh nghiệp hiểu rừ chớnh sỏch thuế cũng như quy định của nhà nước. Số lượt khiếu nại qua các năm càng giảm sẽ càng cho thấy sự hiệu quả trong giải quyết công việc của cơ quan thu thuế.
e. Số lượt vi phạm các quy định của doanh nghiệp
Số lượt vi phạm các quy định của doanh nghiệp cũng là một tiêu chí để đánh giá hiệu quả của công tác thu thuế. Số lượt vi phạm của doanh nghiệp giảm đi sẽ cho thấy sự hiệu quả trong hoạt động phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại của cơ quan thu thuế, đồng thời cho thấy sự tiến bộ trong công tác tuyên truyền chính sách pháp luât cho doanh nghiệp.
f. Số thuế truy thu sau kiểm tra
Kiểm tra sau thông quan là một trong những biện pháp chống thất thu ngân sách nhà nước, phát hiện các thủ đoạn giian lận thuế của doanh nghiệp. Số thuế truy thu sau kiểm tra càng lớn sẽ càng tránh được những thiếu hụt trong thu thuế cho ngân sách nhà nước nhưng nó cũng nói lên tình trạng gian lận , thiếu ý thức tự giác của doanh nghiệp trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế.
1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản 1ý thu thuế nhập khẩu 1.2.5.1. Nhân tố chủ quan
Công tác quản lý thu thuế đối với hàng hóa nhập khẩu chịu tác động của những nhân tố chủ quan sau: