Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA NHẬP KHẨU TẠI CỬA KHẨU HỮU NGHỊ-
2.2.3. Quản lý thu nộp thuế
2.2.3.1. Quản lý kê khai thuế
Chi cục Hải quan CK Hữu Nghị là một trong 3 đơn vị của Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn được lựa chọn, triển khai thí điểm thủ tục hải quan điện tử từ 1/1/2009 thông qua hệ thống thông quan điện tử E-customs. Đến nay hệ thống đã được nâng cấp đến phiên bản 4.0. Tỷ lệ hồ sơ thông quan qua hệ thống e- customs tại Chi cục Hải quan Hữu Nghị đã đạt gần 100%. Về cơ bản, việc khai báo và xử lý tờ khai của tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp (gọi tắt là người khai hải quan) vẫn được thực hiện theo trình tự: khai báo - kiểm tra - thơng quan. Tuy nhiên, hàng hóa sẽ được phân luồng (Xanh-Vàng-Đỏ) tương ứng với các tiêu chí quản lý rủi ro, do đó đã giảm đáng kể thời gian thơng quan đối với hàng hóa thuộc luồng xanh và luồng vàng, đồng thời tập trung kiểm tra hiệu quả hơn đối với hàng hóa thuộc luồng đỏ. Ngồi ra, người khai hải quan có thể khai báo, đăng ký tờ khai hải quan trước khi hàng hóa đến cửa khẩu nhập. Hệ thống sẽ tự động xử lý dữ liệu và tích hợp với Hệ thống kế tốn thuế KT559 gửi thông báo xác nhận số thuế phải nộp đối với lơ hàng. Doanh nghiệp có thể chủ động nộp thuế trước hoặc sau khi nhận hàng tại bất kỳ địa điểm nào trên toàn quốc.
Qua theo dõi việc thực hiện thủ tục hải quan điện tử tại Chi cục HQCK Hữu Nghị từ năm 2009 đến nay cho thấy, Hệ thống e-customs hoạt động tương đối hiệu quả, ít phát sinh lỗi, có nhiều tính năng nổi trội hơn so với Hệ thống cơ sở dữ liệu XNK (SLXNK) triển khai từ năm 2001 nên đã đem lại hiệu quả cao cho công tác thơng quan hàng hóa và quản lý thuế của cơ quan Hải quan.
2.2.3.2. Quản lý theo dõi nợ thuế
Nợ thuế là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá chất lượng quản lý thuế của cơ quan thuế. Trong điều kiện thực hiện Luật Quản lý thuế, các doanh nghiệp sẽ tự chịu trách nhiệm trong việc khai thuế, nộp thuế. Cơ quan Hải quan có trách nhiệm theo dõi, đơn đốc. Thuế nợ sẽ được phân thành 3 nhóm:
- Nhóm nợ khó thu: gồm nợ thuế của doanh nghiệp giải thể, phá sản; Nợ thuế của doanh nghiệp bỏ trốn, mất tích; Nợ thuế của doanh nghiệp bị
khởi tố; Nợ thuế của doanh nghiệp ngừng và tạm ngừng hoạt động kinh doanh; Nợ thuế đang chờ giải quyết theo Luật Phá sản.
- Nhóm nợ chờ xử lý: gồm nợ đang chờ điều chỉnh do sai sót, do số tạm tính cao hơn số phải nộp, do chứng từ luân chuyển chậm hoặc thất lạc, nợ chờ điều chỉnh do có khiếu nại; Nợ đang xử lý miễn, giảm, xóa nợ; Nợ được gia hạn, khoanh nợ, giãn nợ; Nợ chờ xử lý bù trừ với tiền hồn thuế.
- Nhóm nợ có khả năng thu: là số nợ thuế khơng thuộc hai nhóm trên. Nhóm này được phân loại thành Nợ thuế dưới 30 ngày; Nợ thuế chậm nộp từ 30 ngày đến 90 ngày; Nợ thuế quá 90 ngày.
Việc quản lý (theo dõi và cưỡng chế) nợ thuế hiện nay tại Chi cục Hải quan CK Hữu Nghị được giao cho Bộ phận kế toán thuế. Để việc quản lý nợ thuế được chặt chẽ, tránh tình trạng nợ thuế kéo dài, đảm bảo thu hồi nợ đọng, tránh để nợ xấu phát sinh nhằm hoàn thành thắng lợi chỉ tiêu thu ngân sách hàng năm, Chi cục đã đẩy mạnh các biện pháp quản lý như thường xuyên rà sốt, phân loại các khoản nợ để có biện pháp quản lý, theo dõi, đôn đốc phù hợp, giảm tối đa nợ xấu phát sinh; thường xuyên gửi thông báo nợ thuế và phạt chậm nộp thuế đến từng doanh nghiệp có tờ khai phát sinh nợ thuế, gọi điện thoại đôn đốc doanh nghiệp nộp thuế đúng hạn; hàng tháng, cử tổ đôn đốc thu hồi nợ thuế đến trụ sở doanh nghiệp làm việc về khoản nợ thuế. Thực hiện phối hợp thường xuyên với cơ quan Thuế quản lý doanh nghiệp, Ngân hàng nơi doanh nghiệp mở tài khoản trong việc thu hồi các khoản nợ đọng thuế;
Ngoài ra, chi cục thực hiện xác minh qua Sở kế hoạch đầu tư để xác định tình trạng hoạt động của doanh nghiệp, phối hợp tốt với Công an, Cục thuế, Kho bạc nhà nước... để thu hồi nợ, sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng như: báo, đài để đăng tải các thông tin các doanh nghiệp nợ chây ì để đơn đốc thu hồi nợ đọng thuế.
Từ năm 2010 Chi cục đã thực hiện quản lý, đối chiếu nợ thuế theo chương trình phối hợp thu ngân sách nhà nước giữa Kho bạc Nhà nước, Tổng cục Hải quan và Ngân hàng Công thương Việt Nam. Bên cạnh đó, với sự hỗ trợ của hệ thống thơng tin quản lý ngân sách và kho bạc (TABMIS), Chi cục đã đảm bảo
theo dõi, cập nhật kịp thời các khoản thanh tốn nợ của doanh nghiệp, góp phần tiết kiệm thời gian, nhân lực và giúp cho công tác theo dõi đôn đốc nợ thuế đạt hiệu quả tốt hơn.
Tuy nhiên, Chi cục vẫn gặp nhiều khó khăn phát sinh trong cơng tác đơn đốc thu hồi nợ đọng thuế, nhiều trường hợp số dư tiền gửi của các doanh nghiệp tại các ngân hàng q ít, khơng đủ để thực hiện quyết định cưỡng chế, một số công văn đôn đốc thu hồi nợ thuế gửi cho doanh nghiệp qua đường bưu điện bị trả lại do doanh nghiệp thay đổi địa chỉ không thông báo cho cơ quan hải quan, một số ngân hàng cấp bảo lãnh cho doanh nghiệp chưa tích cực hợp tác với cơ quan Hải quan khi phải xử lý thu hồi nợ…
2.2.3.3. Quản lý cưỡng chế thuế
Sau khi thực hiện các biện pháp đôn đốc thu thuế, hồ sơ nộp thuế đã quá hạn 90 ngày so với ngày cuối cùng được ân hạn thuế mà doanh nghiệp không đến thanh khoản thuế thì cơ quan Hải quan sẽ tiến hành cưỡng chế thuế theo quy định tại điều 93 Luật quản lý thuế số 78/2006/QHH11 ngày 29/11/2006. Các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế thuộc thẩm quyền của Chi cục Hải quan bao gồm:
1) Trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác; yêu cầu phong toả tài khoản.
2) Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập.
3) Kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên theo quy định của phápluật để thu đủ tiền thuế, tiền phạt.
4) Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế do tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ.
5) Dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu.
Trong thời gian qua Chi cục Hải quan CK Hữu Nghị đã chú trọng khâu phân tích, làm rõ nguyên nhân các khoản nợ để đề ra biện pháp xử lý phù hợp. Tích cực giải quyết các khiếu nại về giá, thuế nhằm làm giảm số nợ thuế chờ giải quyết khiếu nại. Tiến hành các biện pháp cưỡng chế thuế thuộc thẩm quyền theo đúng trình tự, thủ tục quy định, đồng thời tích cực hồn chỉnh hồ sơ đề
nghị Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn thực hiện các biện pháp cưỡng chế tiếp theo. Đáng chú ý là trong năm 2012 Chi cục đã phối hợp với Chi cục Thuế TP Lạng Sơn kịp thời khấu trừ 4,4 tỷ đồng tiền thuế GTGT được hoàn của các Doanh nghiệp đang bị cưỡng chế thuế. Những cố gắng đó đã đem lại kết quả nhất định trong công tác cưỡng chế thu hồi nợ thuế, đặc biệt các năm 2009 và 2012 số nợ cưỡng chế thu hồi được khá cao.
Bảng 2.4: Bảng theo dõi kết quả thu hồi nợ cưỡng chế 2009-2014
Đơn vị: Tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Tổng nợ (đến 31/12) 174 186,6 235 194,8 109,9 Số nợ cưỡng chế đã thu hồi 21,7 13 11,7 78,9 31,8 Tỷ lệ thu hồi (%) 12,5 7,0 5,0 40,5 28,9
Nguồn: Chi cục Hải quan CK Hữu Nghị Mặc dù công tác đôn đốc thu hồi nợ đọng thuế, thực hiện cưỡng chế thuế tại Chi cục đã được chú trọng, nhưng trên thực tế việc thu nợ đọng thuế là rất khó khăn. Sau nhiều đợt phát động chiến dịch thu hồi nợ đọng thuế nhưng tình hình vẫn rất ít biến chuyển. Việc thực hiện các biện pháp như thông tin trên báo, đài, kiểm sốt liên thơng tài khoản với ngân hàng, lập các tổ đòi nợ thuế,... nhưng hiệu quả thu hồi nợ đọng thuế của Chi cục là không đáng kể, số thuế nợ đọng cũ giải quyết chưa xong thì số nợ mới lại phát sinh. Ý thức chấp hành pháp luật về thuế của một số doanh nghiệp cịn kém, cố tình chây ì nộp thuế. Một số doanh nghiệp đã lợi dụng chính sách ân hạn thuế của nhà nước, nhập khẩu ồ ạt hàng hóa trong thời gian được ân hạn thuế để trốn nộp thuế vào NSNN, sau đó bỏ trốn khỏi địa chỉ kinh doanh. Điển hình là Cơng ty TNHH Thương mại và XNK Đại Phong đã mở liên tục 07 tờ khai hải quan để làm thủ tục NK mặt hàng kính xây dựng trong thời gian từ ngày 12/11/2009 đến 11/12/2009 với số nợ thuế 5,7 tỷ đồng, hiện nay doanh nghiệp đã bỏ trốn khỏi địa chỉ kinh doanh để lại số nợ khơng có khả năng thu hồi.