Các nhân tố ảnh hưởng đến quản 1ý thu thuế nhập khẩu

Một phần của tài liệu Tăng cương quản lý thu thuế đối với hàng hóa nhập khẩu tại chi cục Hải quan Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị - Cục Hải quan Tỉnh Lạng Sơn (Trang 37)

1.2.5.1. Nhân tố chủ quan

Công tác quản lý thu thuế đối với hàng hóa nhập khẩu chịu tác động của những nhân tố chủ quan sau:

a. Bộ máy tổ chức và nguồn nhân lực

Là một bộ phận của hoạt động quản 1ý thuế nói chung, hoạt động quản lý thuế đối với hàng hóa NK không chỉ là chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận riêng lẻ mà là sự kết hợp đồ ng thời của tất cả các khâu trong quy trinh thu thuế, đảm bảo sự chỉ đạo thống nhất từ trên xuống dưới. Nếu bộ máy tổ chức đảm bảo sự ổn định tương đối, được tinh giản, bố trí nhân sự vào từng vị trí phù hợp với chuyên môn được đào tạo và năng lực sở trường của mỗi cá nhân sẽ đáp ứng yêu cầu công việc, giảm chii phí hành chính và mang lại lợi ích cho doanh nghiệp.

Trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức của can bộ công chức hải quan cũng có ảnh hưởng nhất định đến công tác quản lý thuế đối với hàng nhập khẩu. Cán bộ công chức Hải quan có trình độ chuyên môn cao,. có phẩm chất đạo đức tốt và bản lĩnh chính trị vững vàng sẽ hạn chế các trường hợp tham nhũng, việc phát hiện các trường hợp gian lận trong hoạt động nhập khẩu sẽ chính xác và khách quan hơn. Một khi đội ngũ lãnh đạo các cấp đáp ứng tiêu chuẩn chức danh có đủ năng lực quản lý, điều hành ở vị trí đảm nhiệm, công chức thừa hành tinh thông chuyên môn nghiệp vụ, sử dụng ngoại ngữ, tin học thành thạo, có khả năng xử 1ý giải quyết linh hoạt các vướng mắc trong quản lý thuế đối với hàng hóa nhập khẩu thì hiệu quả công tác quản lý thuế đối với hàng nhập khẩu sẽ cao hơn rất nhiều và ngược 1ại.

b. Tổ chức và giám sát thực hiện quy trình, thủ tục hải quan

Cơ quan Hải quan là nơi triển khai các quy trình, thủ tục hải quan cho hàng hoá XNK. Vì vậy, công tác quản 1ý thuế của cơ quan Hải quan luôn phải hướng tớí đổi mới trong việc tổ chức thực hiện và có sự giám sát chặt chẽ, thường xuyên để tạo nên sự thông thoáng cho doanh nghiệp làm thủ tục hải quan, hạn chế tối đa tình trạng gian lận thuế trong hoạt động XNK.Đồng thời, cơ quan Hải quan phải tổ chức thực hiện sao cho thủ tục hành chính ít cửa nhất, it giấy tờ nhất, rút ngắn thời gian làm thủ tục và thông quan hàng hoá, chi phí làm thủ tục hải quan thấp nhất, tạo điều kiện thuận loi tối đa cho doanh nghiệp trong hoạt động thương mại quốc tế.

Mức độ trang bị phương tiện kỹ thuật anh hưởng lớn đến hoạt động quản lý thuế của của cơ quan Hải quan, nhất là trong giai đoạn cải cách mạnh mẽ như hiện nay. Trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật được trang bị đầy đủ, đồng bộ và hiện đại sẽ tạo môi trường làm việc tốt cho cán bộ Hải quan, tăng nhanh khả năng xử lý hồ sơ dữ liệu , tạo điều kiện thuận lợii cho công tác thông quan hàng hóa mà vẫn đảm bảo phát hiện ngăn chặn các trường hợp vi phạm với kỹ thuật kiểm tra hiện đại. Do đó, cơ sở vật chất kỹ thuật của cơ quan Hải quan càng hiện đại, thì hoạt động quản 1ý càng hiệu quả, chính xác, nhah chóng, vừa tiết kiệm thời gian và chi phí, vừa an toàn và hiệu quả.

d. Sự phối hợp với các cơ quan, tổ chức có 1iên quan

Hoạt động quản lý thuế của cơ quan Hải quan liên quan đến nhiều lĩnh vực nên ngoài việc phối hợp trong nội bộ nganh đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng như: Thuế, kho bạc, Ngân hàng, Tài chính, Công an, các Hiệp hội ngành nghề... Mối 1iên hệ khăng khít giữa cơ quan Hải quan với các cơ quan, tổ chức này tạo nên sự ràng buộc không thể thiếu trong quản lý thuế đối với hang hóa NK.

Ngoài ra, sự phối hợp này không chi nằm trong biên giới quốc gia mà còn mang tính quốc tế trong khuôn khổ hợp tác song phương và đa phương về Hai quan... nhằm trao đổi thông tin nghiệp vụ, học tập kinh nghiệm và hỗ trợ 1ẫn nhau trong việc kiểm soát hoạt động thương mại quốc tế. Các mối quan hệ phối hợp càng chặt chẽ thì hiệu quả công tác quản lý của cơ quan Hải quan nói chung, quản 1ý thuế đối với hàng hóa NK noi riêng càng được nâng cao.

1.2.5.2. Nhân tố khách quan

a. Hệ thống thuế đối với hàng hóa nhập khẩu của Nhà nước

Hệ thống thuế đối với hàng hóa NK 1à tổng hợp các văn bản pháp luật quy định về các sắc thuế khác nhau mà giữa chúng có mối liên hệ mật thiết với nhau nhằm vào hàng hoá NK và hệ thống cơ quan quản 1ý thuế đối với hàng hóa NK (Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan tỉnh, thành phố; Chi cục Hải quan trực thuộc). Cụ thể gồm: Thuế NK, thuế TTĐB, thuế BVMT và thuế GTGT. Hệ thống pháp 1uật thuế đối với hàng nhập khẩu đồng bộ, hoàn thiện, phù hợp với tình hình kinh tế

xã hội của đất nước, phù hợp với các cam kết quốc tế sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng để cho công tác quản 1ý t huế đối với hàng hóa nhập khẩu đi vào khuôn khổ, đồng thời nó cũng giúp cho người nộp thuế hiểu và nghiêm túc thực hiện theo quy định của pháp luật

b. Chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước

Chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước có những tác động quan trọng đối với công tác quản 1ý thuế nói chung, công tác quản lý thuế đối với hàng hóa nhập khẩu nói riêng. Cụ thể, các giải pháp tăng cường quản lý kinh tế - xã hội như các giải pháp tăng cường quan lý, giám sát hoạt động đầu tư, hoạt động của thị trường chứng khoán; các giải pháp tăng cường thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế... có tác động tích cực trong viêc giải ngân, tăng nguồn cung vốn cho thị trường, quản lý và giám sát thu nhập, và do đó, tạo thuận lợi hơn cho công tác quản lý thuế đối với hàng hóa NK

c. Chính sách bảo hộ sản xuất trong nước

Chính sách bảo hộ là những biện pháp của Chính phủ nhằm bảo vệ các nhà sản xuất trong nước trước sự cạnh tranh với nước ngoài. Mục tiêu bảo hộ giữa các quốc gia 1à rất đa dạng. Đối với các nước có trình độ phát triển trung bình và thấp, gặp khó khăn trong cạnh tranh trên thị trường quốc tế cũng như nội địa, chính sách bảo hộ nhằm muc tiêu duy trì và phát triển một số ngành sản xuất quan trọng và có nhiều tiềm năng trở thành ngành cạnh tranh trong tương lai. Đồng thời cũng nhằm duy trì cán cân thanh toán có lợi và cải thiện nguồn thu ngân sách.

Để cải thiện nguồn ngân sách, các quốc giia có thể áp dụng nhiều hình thức bảo hộ khác nhau nhằm phát triển những ngành hàng thay thế NK hoặc hướng về XK, hạn chế NK những mặt hàng khong cần thiết từ đó hạn chế chi ngoại tệ. Các công cụ bảo hộ thường được sử dụng trong trường hợp này là hàng rào thuế quan (Tariff Barriers) và hàng rào phi thuế quan (Non-Tariff Barriers). Do mỗi công cụ đều có điểm mạnh, điểm yếu đặc thu nên chúng thường được sử dụng để bổ sung lẫn nhau nhằm bảo hộ sản xuất trong nước. Mức độ hiệu quả của bảo hộ có tăng lên nhiều hay không phụ thuộc vào tính linh hoạt, có chọn

1ọc, có định hướng của Chính phủ các nước trong việc áp dụng các biện pháp phi thuế quan để bổ trợ cho biện pháp thuế quan.

d. Các hiệp định, cam kết quôc tế

Trong xu hướng toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế thì không thể quốc gia nào có thể tách riêng độc 1ập trong thương mại quốc tế. Quản lý thuế đối với hàng hóa NK của mỗi qu ốc gia cũng gián tiếp chịu ảnh hưởng của quá trình hội nhập này. Bởi lẽ hệ thống thuế quan chịu ảnh hưởng rất 1ớn của các quy định, luật lệ, cam kết quốc tế mà quốc gia đó là thành viên. Nếu quốc gia càng tham gia nhiều Hiệp định, cam kết quốc tế thì sự ràng buộc đối với hệ thống thuế quan càng 1ớn.

Việc xây dựng, ban hành hoặc điều chỉnh chính sách thuế của Nhà nước cũng không thể tùy tiện mà phải có 1ộ trình, trình tự cụ thể. Hiện nay, phần lớn các Hiệp định, cam kết quốc tế trong lĩnh vực hải quan đều hướng đến mục tiêu cắt giảm thuế quan và mở rộng diện ưu đãi 1ẫn nhau. Do đó sẽ có làm giảm nguồn thu từ hoạt động NK, nhưng cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động XK.

Một phần của tài liệu Tăng cương quản lý thu thuế đối với hàng hóa nhập khẩu tại chi cục Hải quan Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị - Cục Hải quan Tỉnh Lạng Sơn (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w