Điểm khác biệt rất lớn với các thị tr ường thẻ trong khu vực là sự can thiệp vào thị trường thẻ Hồng Kông được giữ ở mức tối thiểu. Các c ơ quan chức năng đặc biệt
là chính phủ không đặt hạn chế về việc phát hành thẻ tín dụng của dân cư, các tổ chức
có thể tham gia thị trường thẻ một cách thông thoáng nhất mà không phải gặp bất cứ
rào cản pháp lý nào. Các tổ chức phát hành thẻ được quyền tự đặt ra các chỉ ti êu đánh giá khách hàng để chấp nhận hay từ chối đ ơn xin phát hành thẻ.
Có tới hơn 20 ngân hàng tham gia vào th ị trường thẻ Hồng Kông, ngân hàng lớn nhất là Standard Chartered Bank, tiếp theo là HongKong Bank, Chase Mahatttan Bank. Hiện nay với dân số là 9 triệu dân có khoảng 9,7 triệu thẻ tín dụng đang l ưu
hành tại Hồng Kông, tính ra trung bình cứ mỗi độ tuổi trên 18 có 3 thẻ tín
dụng/người.
Tốc độ phát triển dịch vụ thẻ trong những năm vừa qua luôn ở 2 con số. Tuy
vậy sự phát triển quá nhanh trong một thời kỳ nhất định cũng tiềm ẩn những rủi ro
không nhỏ khi nền kinh tế suy thoái sau một thời gian phát triển mạnh. Trong thời
gian vừa qua một số ngân hàng ở Hồng Kông đã công bố những khoản lỗ lớn do
những khoản nợ thẻ tín dụng không có khả năng thu hồi dẫn đầu danh sách l à Bank of South East of Asia với tổng nợ phải xóa lên tới 600 triệu đô la Hồng Kông. Con số này tương đương với việc 19% chủ thẻ của ngân h àng này đã không trả được nợ.
Một trong những đặc điểm của thị tr ường thẻ Hồng Kông là sự tồn tại của một
hệ thống thanh toán thẻ ghi nợ nội địa gọi là EPS (Easy Pay System). EPS là một hệ
thống thanh toán bán lẻ là nhiệm vụ thanh toán điện tử từ tài khoản của ngân hàng phát hành vào tài khoản của ngân hàng khác trực tiếp tại điểm bán (Point of sale). Hệ
thống EPS là một hệ thống thanh toán nội địa với sự tham gia của 50 ngân hàng thành viên. Do không phải qua trung gian các tổ chức thẻ quốc tế, chi phí đ ược cắt giảm, đồng thời thẻ ghi nợ của các ngân hàng có thể sử dụng trên cả mạng lưới cơ sở chấp
nhận thẻ và ATM của các ngân hàng khác. Hiện tại mạng lưới của các cơ sở chấp
nhận thẻ tham gia EPS chiếm khoảng 36% số lượng cơ sở chấp nhận thẻ trên thị trường.
Hoạt động của hệ thống này đãđẩy mạnh sự phát triển của thẻ ghi nợ của Hồng Kông đồng thời đem lại không ít những thuận lợi cho ngân hàng tham gia.
Với những diến biến trên thị trường thẻ Hồng Kông trong những năm vừa qua
ta có thể thấy rằng bằng việc chính phủ thả lỏng thị tr ường thẻ ngân hàng sẽ tạo điều
kiện cho các ngân hàng phát triển dịch vụ thẻ và đề ra những chính sách cạnh tranh
thu hút khách hàng. Tuy vậy sự thiếu vắng điều tiết của nh à nước các ngân hàng có thể dẫn tới tình trạng chạy theo lợi nhuận, mở rộng tín dụng quá mức làm tăng rủi ro
trong hoạt động của ngân hàng và là một yếu tố bất ổn kinh tế tiềm ẩn. Điềunày cần đặc biệt lưu ý trong điều kiện hệ thống ngân hàng đang phát tri ển nhưng vẫn còn nhiều lỗ hổng và chưa chặt chẽ trong công tác quản lý rủi ro tại thị trường thẻ Việt
Nam.