Đây là loại rủi ro liên quan đến hệ thống quản lý thẻ như các sự cố về nghẽn
mạng, cáctrục trặc vềxử lý thông tin, bảo mật…Đây là loại rủi ro rất cần được quan tâm vìkhi sự cố xảy ra táchại củanó là rất lớn, không chỉ ảnh hưởng đến mộtkhách
hàng, một ngân hàng mà nó còn tác hại đến cả hoạt động của hệ thống thẻ. Nguyên nhân gây ra rủi ro này có thể do sự cố bất khả kháng, nhưng cũng có thể do nguyên
nhân chủ quan làhệthống không được đầu tư đúng mức, công tác cập nhật, bảoquản
thông tin không được quan tâm một cách nghiêm túc, tạo điều kiện để kẻ gian xâm nhập hệthống đánh cắp dữliệu, thông tin…
1.7. Kinh nghiệm hoạt động thanh toán thẻ ở một số nước trong khu vực và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
1.7.1. Thị trường thẻ tại Hồng Kông
Điểm khác biệt rất lớn với các thị tr ường thẻ trong khu vực là sự can thiệp vào thị trường thẻ Hồng Kông được giữ ở mức tối thiểu. Các c ơ quan chức năng đặc biệt
là chính phủ không đặt hạn chế về việc phát hành thẻ tín dụng của dân cư, các tổ chức
có thể tham gia thị trường thẻ một cách thông thoáng nhất mà không phải gặp bất cứ
rào cản pháp lý nào. Các tổ chức phát hành thẻ được quyền tự đặt ra các chỉ ti êu đánh giá khách hàng để chấp nhận hay từ chối đ ơn xin phát hành thẻ.
Có tới hơn 20 ngân hàng tham gia vào th ị trường thẻ Hồng Kông, ngân hàng lớn nhất là Standard Chartered Bank, tiếp theo là HongKong Bank, Chase Mahatttan Bank. Hiện nay với dân số là 9 triệu dân có khoảng 9,7 triệu thẻ tín dụng đang l ưu
hành tại Hồng Kông, tính ra trung bình cứ mỗi độ tuổi trên 18 có 3 thẻ tín
dụng/người.
Tốc độ phát triển dịch vụ thẻ trong những năm vừa qua luôn ở 2 con số. Tuy
vậy sự phát triển quá nhanh trong một thời kỳ nhất định cũng tiềm ẩn những rủi ro
không nhỏ khi nền kinh tế suy thoái sau một thời gian phát triển mạnh. Trong thời
gian vừa qua một số ngân hàng ở Hồng Kông đã công bố những khoản lỗ lớn do
những khoản nợ thẻ tín dụng không có khả năng thu hồi dẫn đầu danh sách l à Bank of South East of Asia với tổng nợ phải xóa lên tới 600 triệu đô la Hồng Kông. Con số này tương đương với việc 19% chủ thẻ của ngân h àng này đã không trả được nợ.
Một trong những đặc điểm của thị tr ường thẻ Hồng Kông là sự tồn tại của một
hệ thống thanh toán thẻ ghi nợ nội địa gọi là EPS (Easy Pay System). EPS là một hệ
thống thanh toán bán lẻ là nhiệm vụ thanh toán điện tử từ tài khoản của ngân hàng phát hành vào tài khoản của ngân hàng khác trực tiếp tại điểm bán (Point of sale). Hệ
thống EPS là một hệ thống thanh toán nội địa với sự tham gia của 50 ngân hàng thành viên. Do không phải qua trung gian các tổ chức thẻ quốc tế, chi phí đ ược cắt giảm, đồng thời thẻ ghi nợ của các ngân hàng có thể sử dụng trên cả mạng lưới cơ sở chấp
nhận thẻ và ATM của các ngân hàng khác. Hiện tại mạng lưới của các cơ sở chấp
nhận thẻ tham gia EPS chiếm khoảng 36% số lượng cơ sở chấp nhận thẻ trên thị trường.
Hoạt động của hệ thống này đãđẩy mạnh sự phát triển của thẻ ghi nợ của Hồng Kông đồng thời đem lại không ít những thuận lợi cho ngân hàng tham gia.
Với những diến biến trên thị trường thẻ Hồng Kông trong những năm vừa qua
ta có thể thấy rằng bằng việc chính phủ thả lỏng thị tr ường thẻ ngân hàng sẽ tạo điều
kiện cho các ngân hàng phát triển dịch vụ thẻ và đề ra những chính sách cạnh tranh
thu hút khách hàng. Tuy vậy sự thiếu vắng điều tiết của nh à nước các ngân hàng có thể dẫn tới tình trạng chạy theo lợi nhuận, mở rộng tín dụng quá mức làm tăng rủi ro
trong hoạt động của ngân hàng và là một yếu tố bất ổn kinh tế tiềm ẩn. Điềunày cần đặc biệt lưu ý trong điều kiện hệ thống ngân hàng đang phát tri ển nhưng vẫn còn nhiều lỗ hổng và chưa chặt chẽ trong công tác quản lý rủi ro tại thị trường thẻ Việt
Nam.
1.7.2. Thị trường thẻ tại Trung Quốc
Môi trường kinh tế rất thuận lợi của Trung Quốc tạo điều kiện cho thị tr ường
thẻ phát triển mạnh mẽ. Ttuy có tiềm năng về kinh tế và dân số đông nhưng xuất phát điểm của Trung Quốc còn rất thấp, chênh lệch dân trí và khoảng cách giàu nghèo cho nên một đại bộ phận dân cư chưa thực sự quen với tín dụng tiêu dùng nói riêng và các dịch vụ tài chính tiêu dùng nói chung. Tuy nhiên trong giai đo ạn hiện nay nhận biết được thị trường đầy tiềm năng các tổ chức tín dụng quốc tế đã ồ ạt đầu tư vào thị trường thẻ tại Trung Quốc và trở thành một cơ hội kinh doanh hấp dẫn mang lại
những khoản lợi nhuận khổng lồ cho các tổ chức tín dụng đó. Một cuộc điều tra
nghiên cứu gần đây về thị trường thẻ tín dụng của hãng McKinsey cho thấy thị trường
thẻ của Trung Quốc bao gồm thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ, các khoản vay cá nhân sẽ đem lại khoảng 14% tổng lợi nhuận cho toàn ngành ngân hàng. Thẻ tín dụng từ chỗ là
một sản phẩm mới mẻ sẽ trở thành sản phẩm quan trọng nhất trong lĩnh vực kinh
doanh ngân hàng, chiếm 22% tổng lợi nhuận thẻ ti êu dùng, tương đương 1,6 t ỉ USD. Vào năm 2003, Trung Qu ốc mới chỉ có khoảng 3 triệu thẻ tín dụng đ ược phát hành nhưng chưa đầy 2 năm sau đó con số n ày đã tăng gấp 4 lần lên 12 triệu thẻ. 90%
chủ sở hữu thẻ tín dụng tại Trung Quốc có thu nhập h àng năm từ 4000 – 6500 USD hoặc trên 6500 USD. Ngoài ra 35% số lượng các chủ sở hữu thẻ tín dụng hiện đang
sinh sống tại các thành phố lớn như ven biển Thượng Hải, Quảng Châu, Bắc Kinh,
Thâm Quyến.
Một trong những lý do khác khiến thị tr ường thẻ Trung Quốc trở nên hấp dẫn
trong con mắt của các nhà phát hành thẻ nước ngoài là xu hướng sử dụng thêm các thẻ mới của chủ sở hữu thẻ rồi sau đó chuyển dần các hoạt động chi ti êu sang các thẻ
mới này. Các chủ sở hữu thẻ tín dụng tại Trung Quốc d ường như ít trung thành với
các thẻ cũ của họ và các nhà phát hành thẻ cũng không muốn nỗ lực để thuyết phục
khách hàng tiếp tục gắn bó với chiếc thẻ tín dụng hiện tại của mình.
Tại Trung Quốc có tới 66% số l ượng chủ sở hữu thẻ tín dụng ưa thích thanh toán hóa đơn thẻ tín dụng bằng tiền mặt ngay tại các chi nhánh ngân h àng, phương
thức thanh toán hóa đ ơn phổ biến thứ hai là tại các máy thu ngân tự động. Chính vì vậy ngân hàng nội địa với mạng lưới phân bố rộng khắp một lần nữa có lợi thế so với các ngân hàng nước ngoài.
1.7.3 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Tháng 12 năm 2006 cùng v ới việc phê duyệt đề án phát triển thanh toán không
dùng tiền mặt 2006 – 2010 và tầm nhìn đến 2020, Chính phủ cũng đã ban hành nghị định 161/2006/NĐCP quy định về thanh toán bằng tiền mặt. Đây là một cơ hội rất lớn đối với các ngân hàng thương mại của Việt Nam trong việc kinh doanh trong lĩnh vực
thẻ thanh toán. Mặc dù triển khai khá muộn so với các n ước trên thế giới song đó
cũng chính là điều kiện rất tốt để các ngân hàng và Chính phủ của Việt Nam học hỏi
kinh nghiệm kinh doanh thẻ từ các n ước đi trước.
thẻ tại các ngân hàng được diễn ra nhanh chóng, thuận lợi, hạn chế việc can thiệp sâu
tới những chiến lược của ngân hàng.
Cần tăng cường tuyên truyền và khuyến khích người dân thay đổi dần thói
quen chi tiêu không dùng tiền mặt.
Có những chính sách, cơ chế thông thoáng mở cửa cho các nh à đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam nhằm phát triển kinh tế.
Các ngân hàng cần tập trung đầu tư cho công nghệ tại ngân hàng mình cho phù hợp với công nghệ thanh toán hiện đại của các n ước trên thế giới có như vậy thị trường thẻ của Việt Nam mới v ươn ra và đứng vững trên thị trường quốc tế.
Không nên chạy theo doanh số phát h ành để tránh tình trạng không kiểm soát
chặt chẽ các chủ thẻ dễ gặp rủi ro trong việc bảo mật thông tin cho khách h àng.
Tăng cường công tác đào tạo cho nhân viên ngân hàng để hiểu rõ được quy
trình, sản phẩm và các nghiệp vụ thanh toán, phát hành thẻ tránh được những rủi ro
không cần thiết.
Gia tăng các sản phẩm dịch vụ đa dạng hóa các tiện ích của thẻ thanh toán để
KẾT LUẬN CHƯƠNG I
Trong chương 1, tác giả đã hệ thống và phân tích đánh giá v ề vai trò, chức năng, lợi ích của thẻ ngân hàng cũng như những rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động thanh toán thẻ trên phương diện lý thuyết. Đồng thời mô tả khái quát quy trình phát hành, thanh toán thẻ chung nhất hiện đang áp dụng. Thông qua nội dung ch ương 1, có 3 vấn đề nổi bật.
• Thẻ ngân hàng là một phương thức thanh toán mang lại lợi ích cho rất nhiều đối tượng như chủ thẻ, ngân hàng… Trong nền kinh tế hội nhập ngày nay thì sử dụng
thẻ ngân hàng là một xu hướng tất yếu.
• Dịch vụ thẻ ngân hàng bao gồm rất nhiều công đoạn từ việc quản lý và triển
khai toàn bộ quá trình phát hành thẻ, sử dụng thẻ và thanh toán thẻ cho đến khi thu hồi nợ của khách hàng (đối với thẻ tín dụng).
• Nêu ra những rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động thanh toán thẻ cũng như
những kinh nghiệm hoạt động kinh doanh thẻ ở một số n ước trong khu vực và bài học
kinh nghiệm cho Việt Nam.
Để tìm hiểu rõ tình hình hoạt động kinh doanh thẻ của Agribank , trong những chương sau ta sẽ nghiên cứu thực trạng hoạt động thanh toán thẻ của Agribank trong những năm qua đểthấy được những kết quả đạt được đồng thờicũng thấy được những tồntại,hạn chếcũng như tìm ra nguyên nhân hạnchế làm cơ sở đề xuất những
giải pháp chủ yếu nhằm phát triển hoạt động thanh toán thẻ của Agribank trong thời
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠTĐỘNG THANH TOÁNTHẺ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆPVÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT
NAM
2.1. Lịch sử hình thành và phát triển thẻ thanh toán tại Việt Nam
Năm 1990 hợp đồng làm đại lý chi trả thẻ Visa giữa ngân hàng Pháp BFCE và Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã mở đầu cho sự du nhập của thẻ thanh toán vào Việt Nam. Sự liên kết này chủ yếu là nhằm phục vụ cho lượng khách du lịch quốc tế đang đến Việt Nam ngày càng nhiều. Sau Ngân hàng Ngoại Thương, Sài Gòn Thương
Tín cũng liên kết với trung tâm thanh toán thẻ Visa để l àm đại lý thanh toán. Có lẽ
chính sách mở cửa thông thoáng đãđem lại cho Việt Nam một bộ mặt kinh tế – xã hội
nhiều triển vọng. Các dự án đầu tư nước ngoài tăng từ số lượng đến quy mô,các định
chế tài chính lớn đã chú ý đến Việt Nam và đi theo những tập đoàn này là các dịch vụ song hành trong đó thẻ thanh toán là không thể thiếu được.
Năm 1995 cùng với Ngân hàng Ngoại thương TP.HCM, Ngân hàng Thương
mại Cổ phần Á Châu, Ngân hàng Liên doanh First-Vina-Bank và Ngân hàng Thương
mại Cổ phần Eximbank đ ược Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép chính thức gia nhập tổ chức thẻ quốc tế Mastercard.
Năm 1996 Ngân hàng Ngo ại thương chính thức là thành viên của tổ chức Visa
International. Tiếp sau đó là Ngân hàng Á Châu, Ngân hàng Công thương Việt Nam cũng lần lượt là thành viên chính thức của tổ chức Visa Card, trong đó Ngân hàng Ngoại thương và Á Châu thực hiện thanh toán trực tiếp với tổ chức này. Cũng trong năm này Ngân hàng Ngo ại thương Việt Nam (Vietcombank) phát hành thí điểm thẻ ngân hàng đầu tiên,đồng thời Hội các ngân hàng thanh toán thẻ Việt Nam cũng được
thành lập với bốn thành viên sáng lập gồm Vietcombank, Ngân hàng TMCP Á Châu, Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu (Eximbank) và First Vinabank. Hành lang pháp lý cho hoạt động thẻ lúc ấy chỉ là quyết định số 74 do Thống đốc Ngân h àng Nhà nước
thanh toán”. Việc ứng dụng thẻ ở Vi ệt Nam vào thời điểm đó còn bị giới hạn rất nhiều
về cơ sở pháp lý, điều kiện kinh tế, hạ tầng kỹ thuật… Tr ên cơ sở thỏa thuận của Ngân hàng Nhà Nước, ngân hàng thương mại thí điểm phát hành thẻ tự xây dựng qui
chế, hợp đồng phát hành và sử dụng thẻ, tức tính pháp lý chỉ dừng ở mức điều chỉnh “nội bộ” giữa ngân hàng phát hành và chủ thẻ.
Thị trường thẻ năm 2006, 2007 trở lên sôi động vì Việt Nam đã bước vào sân
chơi rộng là WTO, thị trường tài chính Việt Nam càng cạnh tranh quyết liệt h ơn khi
có thêm nhiều ngân hàng nước ngoài đầu tư vào đây và dịch vụ thẻ tín dụng, thẻ
ATM là một loại “vũ khí” đắc lực để ngân hàng thâm nhập thị trường. Hàng loạt sản
phẩm thẻ thanh toán ra đời, mở ra một cuộc “so tài” phát hành thẻ giữa các ngân hàng
trong nước. Bên cạnhcácloạithẻquốc tếthôngdụng như Visa, MasterCard, thời gian vừa qua thị trườngthẻViệt Namcũng đã xuất hiện thêm nhiềusản phẩm thẻmới: đầu
tiên là Ngân hàng TMCP Kỹ thương VN – Techcombank, ngân hàng này đã tung ra hàng loạt thẻ thanh toán, nổi trội là thẻ Fastaccess. Tiếp theo đó, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Sacombank đã kết hợp cùng tổ chức Visa ra mắt thẻ thanh toán Quốc tế Sacom Visa Debit; Sản phẩm thẻ VCB-Amex do Vietcombank phát hành; thẻ tín dụng quốc tế bằng VND do HSBC và ACB hợp tácphát hành…Đây là phương tiện thanh toán năng động nhắm vào giới doanh nhân: chủ tài khoản có thể dùng thẻ để thanh toán trong và ngoài nước.
Nhằm tối ưu hóa công dụng của thẻ, nhiều ngân hàng cũng đã đưa ra các sản phẩmthẻliên kết,thẻ đa năng.Thẻ đa năng vừalà thẻ ghi nợ, vừalà thẻ tíndụnggiúp khách hàng thuận tiện hơn trong thanh toán, còn ngân hàng tiết kiệm được chi phí trong việcpháthành thẻ.Đây thực sự làbước độtphá mới trong công nghệthanh toán thẻ. Hiện nay,đã có ngân hàng EABvà Saigonbank pháthành loạithẻ này.
Ngày 23/5/2008, gần 4000 máy ATM củ a 5 NHTM hàng đầu Việt Nam (Agribank, Vietcombank, Vietinbank, BIDV, Techcombank) đã chính thức kết nối lẫn nhau, đánh dấu một bước phát triển mới trong hoạt động thanh toán thẻ của các ngân
hàng Việt Nam và mở đường cho việc thành lập một mạng thanh toán điện tử thống nhất trên toàn quốc.
Ngày 03/12/2009, Công ty Cổ phần Dịch vụ Thẻ Smartlink và Công ty Cổ phần Thẻ thông minh Vina (VNBC) đã chính thức kết nối hệ thống thanh toán thẻ Smartlink - VNBC và hợp tác cung cấp dịch vụ thanh toán trên các kênh giao dịch điện tử.
Thị trường thẻ thanh toán (thẻ ATM) Việt Nam đã chính thức được liên thông toàn bộ khi hệ thống chuyển mạch Tài chính Quốc gia Việt Nam (Banknetvn) và hệ thống thẻ VNBC chính thức kết nối vào ngày 20/5/2010.
Kể từ nay, khách hàng sử dụng thẻ thanh toán trên toàn quốc có thể dùng thẻ của ngân hàng này giaodịch với máy ATM của bất kỳ ngân hàng nàokhác.
Những tiệních mà cácdịchvụ thẻmang lại đã góp phần từng bướcphá vỡ thói quen ưa sử dụng tiền mặt của người dân, giảm chiphí xãhội, nâng caokhả năng quản