Tiềm năng phát triển thị trường thanh toán thẻ

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Trang 75)

Quy mô thị trường tiềm năng: rất lớn và thị trường công nghệ thẻ thanh toán sẽ

phát triển và cạnh tranh. Việt Nam đ ược coi là một thị trường tiềm năng. Với khoảng

86 triệu dân, Việt Nam là một quốc gia có dân số trẻ. Đây là lực lượng dễ tiếp cận với

các sản phẩm công nghệ cao. Tổ chức thẻ quốc tế Visa đã tiến hành khảo sát và kết quả thu được là trong 86 triệu dân có khoảng 15 triệu ng ười tham gia thị trường thẻ. Và con số này sẽ còn tăng đáng kể khi Chính Phủ có quy định trả l ương qua tài khoản và không khuyến khích sử dụng tiền mặt trong l ưu thông.

Nhu cầu du học cùng nhu cầu du lịch nước ngoài của người Việt Nam ngàycàng

gia tăng: Thu nhập của người dân ngày càng cao và ổn định. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng. Khi đời sống của người dân ngày càng được cải thiện, họ có nhiều nhu cầu sống cao h ơn, thích mua sắm nhiều hơn,

nhu cầu giải trí du lịch tăng lên . . . Sử dụng dịch vụ thẻ của ngân hàng là một tiện ích

vừa an toàn vừa tiện lợi trong quá trình sử dụng.

Việt Nam đang xúc tiến nhanh quá trình mở cửa và hội nhập quốc tế: sau gần 3 năm gia nhập WTO, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có những bước chuyển biến rõ

rệt theo hướng tạo ra một thị trường mở cửa và có tính cạnh tranh cao hơn, thúc đẩy

khu vực dịch vụ ngân hàng tăng trưởng cả về quy mô và loại hình hoạt động, thích ứng nhanh hơn với những tác động từ bên ngoài, từ đó có khả năng đóng góp nhiều h ơn và

chủ động vào sự phát triển chung của nền kinh tế.

Thương mại điện tử (TMĐT) tại Việt Nam phát triển m ạnh mẽ: Nếu như trước năm 2007, hoạt động thương mại điện tử chưa gây được nhiều sự chú ý của công chúng

Việt Nam, thì nay hoạt động kinh doanh qua mạng, thanh toán trực tuyến đã trở thành quen thuộc với nhiều người tiêu dùng. Theo tin từ Bộ Công Thương, đến nay, Việt Nam đã có khoảng 38% số doanh nghiệp có website v à hơn 93% số doanh nghiệp kết

nối Internet sử dụng vào sản xuất kinh doanh

Sự quan tâm của Chính phủ đối với việc phát triển hoạt động phát h ành và thanh toán thẻ của các NHTM: chính phủ và NHNN Việt Nam đang tích cực triển khai đề án

thanh toán không dùng tiền mặt,trả lương qua tài khoản khuyến khích thanh toán bằng

thẻ thông qua việc phê duyệt kết nối hệ thống thẻ liên ngân hàng Smartlink và

Banknetvn ngày 23/05/2008 và khai trương kết nối hệ thống thanh toán thẻ Banknetvn – VNBC ngày 19/05/2010

Công nghệ thông tin ở Việt Nam đang có b ước phát triển vượt bậc từ tháng

5/2002, dự án "Hiện đại hoá Ngân hàng và hệ thống thanh toán" do Ngân hàng thế giới

(WB) tài trợ với tiểu dự án Thanh toán điện tử Liên Ngân hàng đãđi vào hoạt động. Dự

án bao gồm việc xây dựng hệ thống thanh toán bù trừ điện tử và quyết toán liên ngân

hàng do Ngân hàng Nhà nư ớc đảm nhiệm (trong phạm vi 5 tỉnh, thành phố) và 6 hệ

thống thanh toán trong nội bộ và nghiệp vụ ngân hàng cốt lõi của 6 Ngân hàng Thương

mại gồm: Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Ngo ại thương, Ngân hàng Nông nghi ệp

và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển, Ngân hàng Xuất nhập khẩu và Ngân hàng Hàng hải. Chưa kể đến việc, hiện hàng trăm ngân hàng tại Việt Nam đều đua nhau phát triển nền tảng công nghệ của mình nhằm cạnh tranh và chuẩn bị cho việc

hàng nước ngoài với nền công nghệ xuất sắc h ơn hẳn sẽ vào Việt Nam và được kinh doanh trong môi trường bình đẳng). Các ngân hàng không ngần ngại bỏ ra hàng triệu

USD mua phần mềm của nước ngoài, các công nghệ mới...

NHTM đã nhận thức được tầm quan trọng của dịch vụ bán lẻ: D ưới áp lực cạnh

tranh về cung cấp dịch vụ ngân hàng và sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, 2010 được đánh giá là năm “bùng nổ” về dịch vụ ngân hàng bán lẻ, tăng cường tiếp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

cận với nhóm khách hàng cá nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa. Các ngân hàng thương

mại Việt Nam đã bắt đầu quan tâm đẩy mạnh hiện đại hóa,ứng dụng những tiến bộ của

khoa học công nghệ vào khai thác thị trường này. Khi chuyển sang bán lẻ, các ngân

hàng sẽ có thị trường lớn hơn, tiềm năng phát triển tăng lên và có khả năng phân tán rủi

ro trong kinh doanh.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Trang 75)