Tạo đà cho thị trƣờng phục hồi sau khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay

Một phần của tài liệu Pháp luật về quỹ đầu tư chứng khoán ở Việt Nam (Trang 100 - 101)

- Những quy định đảm bảo tính đa dạng và hạn chế rủi ro của quỹ

KẾT LUẬN CHƢƠNG

3.1.7. Tạo đà cho thị trƣờng phục hồi sau khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay

hiện nay

Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới khởi nguồn từ Mỹ đang ngày càng lan rộng, ảnh hưởng tới hầu hết các nền kinh tế. Cuộc khủng hoảng đã và đang tác động đến nền kinh tế và TTCK Việt Nam. Nguyên nhân sâu xa của cuộc khủng hoảng là ở chu kỳ phát triển kinh tế của chủ nghĩa tư bản và bản chất của kinh tế thị trường. Từ sau cuộc đại suy thoái kinh tế ở thập niên 40 cho đến cuối thế kỷ 20, thị trường tài chính toàn cầu hình thành và phát triển rất mạnh. Với chính sách tự do hóa tài chính, Mỹ và các nước Tây Âu đã tạo ra được một hệ thống thị trường tài chính sôi động, thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh chóng - đó là mặt tích cực. Trên thị trường, người ta giao dịch các công cụ tài chính truyền thống như cổ phiếu, trái phiếu thì ít, giao dịch các công cụ phái sinh (mang nặng tính đầu cơ) thì nhiều. Giá giao dịch của các công cụ tài chính trên các thị trường đã bỏ xa giá trị thực của nó, hình thành một nền tài chính bong bóng. Quả bong bóng tài chính đã bị xẹp xuống khi nền kinh tế có vấn đề và lạm phát xuất hiện.

Thị trường tài chính Việt Nam chưa hòa nhập được vào hệ thống thị trường tài chính thế giới, các tổ chức tài chính Việt Nam chưa có các quan hệ kinh tế trực

tiếp, thường xuyên với các tổ chức tài chính thế giới, cho nên cuộc khủng hoảng này tuy không ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường tài chính Việt Nam, nhưng TTCK Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề bởi yếu tố tâm lý, do đó, hoạt động đầu tư (cả trực tiếp và gián tiếp) và hoạt động xuất khẩu sẽ bị ảnh hưởng. Các tổ chức đầu tư sẽ khó khăn về vốn, hoạt động đầu tư có thể sẽ phải đình hoãn hoặc hủy bỏ, hoặc có thể sẽ phải rút vốn đã đầu tư trên TTCK. Kinh tế suy thoái thì mức tiêu dùng của công chúng ở các nước này sẽ bị sút giảm, tất yếu ảnh hưởng tới kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tiêu dùng của ta.

Một trong những bài học được rút ra từ cuộc khủng hoảng này là thông tin và sự minh bạch về tài chính, nhân sự của các tổ chức niêm yết, ngân hàng và các tổ chức tài chính khác phải được quan tâm đặc biệt, để qua đó Nhà nước và công chúng đầu tư thực hiện được sự giám sát thường xuyên, ngăn chặn kịp thời những bất hợp lý hoặc các vi phạm.

Đối với nhà đầu tư chứng khoán cần nhận thức mọi cuộc suy thoái hay khủng hoảng dù trầm trọng đến đâu cuối cùng cũng vượt qua. TTCK của ta đã có một thời kỳ dài suy giảm. Nhân tố kinh tế tác động vào TTCK thì sẽ ảnh hưởng lâu dài, nhưng nếu là nhân tố tâm lý, thì thị trường sẽ sớm vượt qua. Nền kinh tế của ta dù tốc độ tăng trưởng có giảm chút ít, nhưng vẫn phát triển và ổn định, chỉ số lạm phát đã tích cực hơn. Nếu thấy chỉ số của thị trường đã xuống đến đáy, thì đó là cơ hội cho đầu tư. Tuy nhiên, phải hiểu "đầu tư" đúng nghĩa. Điều đó có nghĩa là, nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư cá nhân cần nhìn nhận đúng đắn những tác động của cuộc khủng hoảng để khi thị trường có dấu hiệu phục hồi cần nhanh chóng có các quyết định đầu tư đúng đắn trên cơ sở các phân tích, đánh giá đáng tin cậy. Việc này chỉ có thể thực hiện thông qua các QĐTCK như đã phân tích ở Chương 1.

3.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI PHÁP LUẬT QUỸ ĐẦU TƢ CHỨNG KHOÁN Ở VIỆT NAM HIỆN

Một phần của tài liệu Pháp luật về quỹ đầu tư chứng khoán ở Việt Nam (Trang 100 - 101)