Khẩn trương ban hành văn bản hướng dẫn các quy định về công ty đầu tư chứng khoán

Một phần của tài liệu Pháp luật về quỹ đầu tư chứng khoán ở Việt Nam (Trang 102 - 106)

- Những quy định đảm bảo tính đa dạng và hạn chế rủi ro của quỹ

KẾT LUẬN CHƢƠNG

3.2.1.1. Khẩn trương ban hành văn bản hướng dẫn các quy định về công ty đầu tư chứng khoán

Luật chứng khoán và Nghị định 14/2007/NĐ-CP đã có quy định khá chi tiết về công ty đầu tư chứng khoán, song còn nhiều quy định giao cho Bộ Tài chính hướng dẫn như: hướng dẫn tổ chức và hoạt động của công ty đầu tư chứng khoán (Khoản 6 Điều 21 Nghị định 14/2007/NĐ-CP); điều kiện, hồ sơ, thủ tục tăng giảm vốn điều lệ (Điều 25 Nghị định 14/2007/NĐ-CP); hướng dẫn chuyển đổi các doanh nghiệp thành lập trước ngày Luật Chứng khoán có hiệu lực đủ điều kiện chuyển đổi thành công ty đầu tư chứng khoán trong thời hạn 01 năm kể từ ngày Luật chứng khoán có hiệu lực (Điều 28 Nghị định 14/2007/NĐ-CP)...

Theo quy định của pháp luật hiện hành quỹ đầu tư có tư cách pháp nhân được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần (công ty đầu tư chứng khoán), được UBCKNN cấp Giấy phép thành lập và hoạt động, huy động vốn của nhà đầu tư dưới hình thức phát hành cổ phiếu và sử dụng tài sản của công ty chủ yếu đầu tư vào chứng khoán. Loại hình công ty này có thể do công ty quản lý quỹ đứng ra thành lập và quản lý hoặc do các cổ đông sáng lập tự đứng ra thành lập. Công ty đầu tư chứng khoán có thể tổ chức dưới 2 hình thức: công ty đầu tư chứng khoán phát hành riêng lẻ và công ty đầu tư chứng khoán đại chúng. Công ty đầu tư chứng khoán đại chúng thực hiện chào bán cổ phiếu ra công chúng như quỹ đại chúng, còn công ty đầu tư chứng khoán phát hành riêng lẻ phát hành cổ phiếu cho tối đa 99 nhà đầu tư tổ chức và cá nhân. Trước mắt sẽ cho ra đời loại hình công ty đầu tư chứng khoán phát hành riêng lẻ. Hiện nay, UBCKNN đã soạn thảo dự thảo Quy chế tổ chức và hoạt động của công ty đầu tư chứng khoán phát hành riêng lẻ trình Bộ Tài chính ban hành.

Ngoài ra, đối với quỹ đầu tư dạng mở thì đây là quỹ đại chúng mà chứng chỉ quỹ không niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán (như các quỹ đầu tư dạng

đóng hiện hành). Tuy nhiên, quỹ có tính thanh khoản cao do nhà đầu tư có thể mua hoặc bán lại chứng chỉ cho công ty quản lý quỹ bất kỳ khi nào họ muốn. Khác với chứng chỉ quỹ đóng có giá được xác định theo giá thị trường, giá giao dịch của chứng chỉ quỹ mở được định giá dựa trên giá trị tài sản ròng của quỹ (NAV) trên một chứng chỉ quỹ cộng thêm hoặc trừ đi một mức phí mua hoặc bán do công ty quản lý quỹ quy định. Hiện nay, UBCKNN đang triển khai xây dựng khung pháp lý cho hoạt động của quỹ mở.

Việc cho ra quy định pháp lý đối với quỹ mở sẽ là cơ sở cho các sản phẩm quỹ khác vận hành theo cơ chế của quỹ mở. Đặc biệt là các sản phẩm liên kết đầu tư và bảo hiểm. Với bản chất là các quỹ đầu tư dạng mở, các quỹ liên kết phải bảo đảm hoạt động đầu tư là minh bạch, được quản lý chuyên nghiệp bởi các công ty quản lý quỹ, đồng thời, hoạt động đầu tư hàng ngày được giám sát chặt chẽ không chỉ bởi các ngân hàng giám sát mà còn bởi cơ quan quản lý. Sự giám sát hoạt động lẫn nhau giữa định chế này, cùng với các yêu cầu về chế độ báo cáo, công bố thông tin nhằm mục tiêu bảo vệ tối đa quyền lợi của nhà đầu tư theo tinh thần của Luật Chứng khoán. Để bảo đảm thực thi tốt các quy định về công ty đầu tư chứng khoán, theo tôi cần tập trung vào một số biện pháp sau:

Thứ nhất, cho phép các QĐTCK hiện hành được phép chuyển đổi mô hình

hoạt động theo QĐTCK dạng công ty và hướng dẫn cụ thể các quy định. Các quy định về thành lập, hoạt động, phân phối chứng chỉ quỹ đầu tư, lợi nhuận cũng như việc bảo toàn tài sản của QĐTCK được quy định khá chi tiết, cụ thể. Tuy nhiên, theo sự phát triển của các QĐTCK hiện hành, thì nhu cầu chuyển đổi mô hình hoạt động là có nhưng các quy định pháp luật lại chưa quy định rõ vấn đề này.

Thứ hai, hướng dẫn cụ thể quy định quản lý vốn đầu tư hoặc ủy thác cho một

công ty quản lý quỹ quản lý hoặc thuê công ty quản lý quỹ tư vấn đầu tư và tự mình thực hiện giao dịch của công ty đầu tư chứng khoán. Các quy định hiện hành mới chỉ quy định QĐTCK thực hiện việc quản lý vốn đầu tư hoặc ủy thác cho một

công ty quản lý quỹ quản lý hoặc thuê công ty quản lý quỹ tư vấn đầu tư và thực hiện giao dịch chứng khoán thay cho các QĐTCK. Với quy định cho phép công ty đầu tư chứng khoán có thể tự mình quản lý vốn và thực hiện giao dịch chứng khoán thì cần hướng dẫn cụ thể để bảo đảm quyền lợi cho nhà đầu tư chứng khoán.

Thứ ba, qua nghiên cứu các quy định Dự thảo “Quy chế hướng dẫn tổ chức

và hoạt động của công ty quản lý Quỹ, Quỹ đầu tư chứng khoán và công ty đầu tư chứng khoán” cho thấy nhiều qui định bất hợp lý, xuất hiện nhiều giấy phép con trái với Luật Chứng khoán như:

- Điểm 1, 2 Điều 82 của Dự thảo có ghi: “Chỉ công ty quản lý quỹ, chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài được phép cung cấp dịch vụ quản lý đầu tư uỷ thác vốn và tài sản cho cá nhân, tổ chức đầu tư nước ngoài, vốn và tài sản của các quỹ đầu tư huy động ngoài lãnh thổ Việt Nam. Chỉ công ty quản lý quỹ, chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài được phép là đại diện giao dịch uỷ quyền cho tổ chức đầu tư nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài...”

- Điểm 3 Điều 89 có ghi: “Tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài muốn thành lập chi nhánh công ty quản lý quỹ hoạt động tại VN phải đáp ứng các điều kiện sau đây: Có tối thiểu là 3 năm kinh nghiệm và hoạt động liên tục trong lĩnh vực quản lý quỹ, quản lý danh mục đầu tư tính tới năm xin phép thành lập chi nhánh; Đang thực hiện việc quản lý quỹ, quản lý tài sản uỷ thác với tổng giá trị đạt ít nhất 500 triệu đô la Mỹ trong năm tài chính hiện tại .”

Theo số liệu của UBCKNN, đã có trên 200 tổ chức nước ngoài đầu tư vào TTCK, trong đó theo tìm hiểu của VAFI (Hiệp hội những nhà đầu tư chứng khoán) có khoảng 50 tổ chức hoạt động gắn liền với những công ty quản lý quỹ nước ngoài có văn phòng đại diện tại Việt Nam, 150 tổ chức nước ngoài không có quan hệ về mặt uỷ thác tài sản, uỷ thác quản lý quỹ với công ty chứng khoán hay công ty quản lý quỹ trong nước hay với các công ty quản lý quỹ nước ngoài có văn phòng tại Việt Nam. Trong 150 tổ chức này thì khoảng một nửa là mới chỉ tiến hành mở

tài khoản giao dịch mà chưa có hoạt động đầu tư. Tuy nhiên, trong số 150 tổ chức này, đã có một số đại gia tầm cỡ số 1 quốc tế như City Group, Ductch Bank, Mocgan stanly, JP Morgan.... Những tổ chức này đang thực hiện quản lý uỷ thác cho hàng trăm nhà đầu tư tại hải ngoại.

Nếu như theo qui định mới thì tất cả tổ chức nước ngoài muốn cung cấp dịch vụ quản lý tài sản và quản lý quỹ đầu tư chứng khoán tại TTCK Việt Nam thì buộc phải thành lập Chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài hoặc phải tìm đối tác Việt Nam để lập liên doanh quản lý quỹ hoặc phải tái uỷ thác cho công ty trong nước. Qui định này rất khó khả thi vì :

a) Những đại gia hàng đầu thế giới đang còn nhìn nhận TTCK Việt Nam là thị trường nhỏ nhất thế giới, không có nhiều cơ hội để liên tục rót vốn vào và vì vậy họ không thể thành lập chi nhánh công ty quản lý quỹ tại Việt Nam, lại càng không thể uỷ thác đầu tư cho những tổ chức nước ngoài nhỏ hơn vì tên tuổi của họ quá lớn.

b) Qui định như trên sẽ bó hẹp quyền lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ của nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Qui định này có vẻ như là sự bắt buộc phải kết hôn. Nếu tiền của mình không được tự chủ quyết định đầu tư mà bắt buộc phải uỷ thác cho những tổ chức mà mình không thích hoặc họ không lựa chọn mình thì có hợp lý hay không?

c) Qui định này sẽ làm cho nhiều tổ chức nước ngoài từ bỏ TTCK Việt Nam, từ đó họ phải tìm cách chuyển nhượng vốn để chuyển vốn ra nước ngoài vì họ không còn địa vị pháp lý để quản lý vốn, đồng thời dòng vốn đầu tư nước ngoài đổ vào Việt Nam sẽ giảm đáng kể .

d) Qui định nhà đầu tư nước ngoài muốn thành lập chi nhánh công ty quản lý quỹ tại Việt Nam phải là doanh nghiệp đã hoạt động 3 năm, đồng thời đang quản lý tài sản trị giá 500 triệu đô la trở lên sẽ buộc trên 80% tổ chức đầu tư đang hiện diện tại Việt Nam phải ngừng hoạt động và rút khỏi VN vì họ không đủ tiêu chuẩn.

e) Những qui định như trong dự thảo chưa giúp tạo lập môi trường đầu tư hấp dẫn nhằm thu hút vốn. Đây không phải là cách thức quản lý tốt, không phù hợp với thông lệ quốc tế khi đa phần TTCK nước ngoài dùng mọi biện pháp để thu hút vốn và kể cả phương pháp phổ biến là giao dịch chứng khoán qua internet.

Do vậy, theo chúng tôi, các quy định về công ty đầu tư chứng khoán cần được quy định theo hướng đơn giản, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư tham gia thị trường thông qua QĐTCK.

Một phần của tài liệu Pháp luật về quỹ đầu tư chứng khoán ở Việt Nam (Trang 102 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)