- Những quy định đảm bảo tính đa dạng và hạn chế rủi ro của quỹ
2.2.2. Hoạt động xây dựng và một số nội dung cơ bản của pháp luật về Quỹ đầu tƣ chứng khoán từ 2006 đến nay
Một trong những đặc điểm nổi bật trong việc xây dựng pháp luật QĐTCK giai đoạn này là Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, khoá XI, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2006 đã thông qua Luật chứng khoán, Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2007.
Luật chứng khoán ra đời tạo cơ sở pháp lý thống nhất cho việc hình thành mô hình thị trường vốn, tạo lập và vận hành kênh huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế; tạo cơ sở cho thị trường chứng khoán phát triển nhanh và ổn định; tạo tâm lý yên tâm cho các tổ chức, cá nhân khi tham gia kinh doanh, đầu tư vào thị trường chứng khoán và bảo đảm lợi ích họp pháp của nhà đầu tư; giúp cho công dân dễ dàng hiểu biết về chứng khoán, thị trường chứng khoán, cơ sở pháp lý để công chúng tham gia thị trường chứng khoán khi có điều kiện, trong đó QĐTCK sẽ là cầu nối hữu hiệu nhất để công chúng tham gia thị trường. Đồng thời, Luật Chứng khoán ra đời đã khắc phục những bất cập, hạn chế trong các quy định về chứng khoán và TTCK nói chung, các quy định về QĐTCK nói riêng của Nghị định 144/2003/NĐ-CP của Chính phủ về chứng khoán và TTCK và các văn bản hướng dẫn thi hành Nghị định này. Luật Chứng khoán 2006 dành Chương VII từ Điều 82 đến Điều 99 quy định về QĐTCK, công ty đầu tư chứng khoán và ngân hàng giám sát.
định số 14/2007/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Luật chứng khoán. Nghị định 14/2007/NĐ-CP đã có nhiều quy định cụ thể về công ty đầu tư chứng khoán. Luật chứng khoán và Nghị định 14/2007/NĐ-CP đã có quy định khá chi tiết về công ty đầu tư chứng khoán, song còn nhiều quy định giao cho Bộ Tài chính hướng dẫn như: hướng dẫn tổ chức và hoạt động của công ty đầu tư chứng khoán (Khoản 6 Điều 21 Nghị định 14/2007/NĐ-CP); điều kiện, hồ sơ, thủ tục tăng giảm vốn điều lệ (Điều 25 Nghị định 14/2007/NĐ-CP); hướng dẫn chuyển đổi các doanh nghiệp thành lập trước ngày Luật Chứng khoán có hiệu lực đủ điều kiện chuyển đổi thành công ty đầu tư chứng khoán trong thời hạn 01 năm kể từ ngày Luật chứng khoán có hiệu lực (Điều 28 Nghị định 14/2007/NĐ-CP)... Thực hiện các quy định này, Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định 45/2007/QĐ-BTC ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của QĐTCK. Về cơ bản, công tác lập pháp về QĐTCK từ khi Luật chứng khoán có hiệu lực thi hành đến nay là nhanh chóng, kịp thời, các quy định cụ thể, dễ áp dụng trong thực tiễn. Có thể khái quát nội dung các quy định về QĐTCK của Luật chứng khoán và các văn bản hướng dẫn thi hành trên những khía cạnh cơ bản sau đây:
Một là, ngoài việc hoàn thiện quy định pháp lý về QĐTCK dạng hợp đồng,
Luật chứng khoán quy định thêm mô hình QĐTCK mới đó là công ty đầu tư chứng khoán.
Theo quy định của Luật chứng khoán, Công ty đầu tư chứng khoán được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần theo quy định của Luật doanh nghiệp để đầu tư chứng khoán. UBCKNN cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của công ty đầu tư chứng khoán. Giấy phép này đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Điều kiện cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của công ty đầu tư chứng khoán bao gồm:
- Có vốn tối thiểu là năm mươi tỷ đồng Việt Nam;
nghề chứng khoán trong trường hợp công ty đầu tư chứng khoán tự quản lý vốn đầu tư.
Công ty đầu tư chứng khoán phải tuân thủ các quy định sau đây: a) Các hạn chế đầu tư quy định tại Điều 92 của Luật chứng khoán; b) Các nội dung liên quan đến định giá tài sản và chế độ báo cáo quy định tại Điều 88 và Điều 89 của Luật chứng khoán; c) Các nghĩa vụ của công ty đại chúng quy định tại khoản 2 Điều 27 của Luật chứng khoán; d) Toàn bộ tiền và tài sản của công ty đầu tư chứng khoán phải được lưu ký tại một ngân hàng giám sát.
Trên cơ sở các quy định của Luật chứng khoán, Chính phủ đã ban hành Nghị định 14/2007/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Luật chứng khoán, theo đó, các quy định về công ty đầu tư chứng khoán cũng được quy định cụ thể hơn. Theo quy định của Nghị định 14/2007/NĐ-CP công ty đầu tư chứng khoán được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần bao gồm các loại sau đây:
- Công ty đầu tư chứng khoán đại chúng là công ty đầu tư chứng khoán chào bán cổ phiếu ra công chúng. Cổ phiếu của công ty đầu tư chứng khoán đại chúng được niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán. Công ty chứng khoán không có nghĩa vụ mua lại cổ phiếu đã phát hành.
- Công ty đầu tư chứng khoán phát hành riêng lẻ. Công ty đầu tư chứng khoán phát hành riêng lẻ chỉ được chào bán cổ phiếu cho tối đa 99 nhà đầu tư, trong đó nhà đầu tư có tổ chức phải đầu tư tối thiểu 3 tỷ đồng và nhà đầu tư cá nhân tối thiểu 1 tỷ đồng. Công ty đầu tư chứng khoán phát hành riêng lẻ không phải tuân thủ các quy định về hạn chế đầu tư như công ty đầu tư chứng khoán.
Công ty đầu tư chứng khoán tự quản lý vốn đầu tư hoặc uỷ thác cho một công ty quản lý quỹ hoặc thuê công ty quản lý quỹ tư vấn đầu tư và tự mình thực hiện các giao dịch. Trường hợp công ty đầu tư chứng khoán thuê công ty quản lý quỹ vốn đầu tư thì Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Phó tổng Giám đốc, Chủ tịch Hội đồng quản trị và tối thiểu 2/3 thành viên Hội đồng quản trị của
công ty đầu tư chứng khoán phải độc lập với công ty quản lý quỹ. Công ty đầu tư chứng khoán nước ngoài hoặc QĐTCK nước ngoài dạng pháp nhân muốn đầu tư vào Việt Nam phải uỷ thác cho công ty quản lý quỹ trong nước hoặc thành lập chi nhánh tại Việt Nam để quản lý vốn đầu tư.
TTCK nước ta được hình thành phát triển qua 8 năm, những thành tựu mà thị trường này mang lại cho nền kinh tế nước ta là không thể phủ nhận. Song sự phát triển của TTCK nước ta lại không tuân theo quy luật của thị trường. Trong hai năm 2006, 2007, thị trường phát triển ngoài tầm kiểm soát, song từ đầu năm 2008 đến nay, thị trường lại suy giảm tới mức đáng lo ngại. Chính phủ cũng đã phải dùng nhiều biện pháp can thiệp nhằm khôi phục lòng tin của nhà đầu tư vào thị trường, song kết quả duy trì không được bao lâu. Ngoài yếu tố đầu cơ ra thì sự kém hiểu biết, không có kỹ năng phân tích, đánh giá của những nhà đầu tư cá nhân được coi là nguyên nhân cơ bản của tình trạng “bong bóng” thị trường.
Với sự ra đời của công ty đầu tư chứng khoán, mô hình QĐTCK đã được hoàn thiện tương ứng với mô hình QĐTCK của các nước khác trên thế giới, bởi lẽ, mô hình QĐTCK dạng hợp đồng thường được áp dụng ở những quốc gia mà TTCK mới hình thành, đang phát triển.
QĐTCK theo mô hình công ty được tổ chức, hoạt động trên cơ sở Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư, Luật chứng khoán. Luật chứng khoán quy định, công ty đầu tư chứng khoán được thành lập dưới mô hình công ty cổ phần, được phát hành cổ phần hoặc chứng chỉ quỹ để huy động vốn từ các nhà đầu tư. Công ty đầu tư chứng khoán mang lại lợi nhuận cho các cổ đông thông qua việc lựa chọn và quản lý các quản đầu tư, đây chính là điểm khác biệt giữa công ty đầu tư chứng khoán so với các công ty sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
Hai là, Luật chứng khoán và các văn bản hướng dẫn thi hành đã quy định cụ
thể trình tự, thủ tục thành lập, phát hành chứng chỉ quỹ của quỹ công chúng.
mua lại theo yêu cầu của nhà đầu tư. Cũng như các loại quỹ khác, quỹ công chúng cũng được công ty quản lý quỹ thành lập và thực hiện hoạt động đầu tư.
Việc chào bán chứng chỉ quỹ đại chúng dạng đóng bao gồm chào bán chứng chỉ quỹ lần đầu ra công chúng, phát hành chứng chỉ quỹ để tăng vốn. Việc chào bán, phát hành chứng chỉ quỹ phải được Công ty quản lý quỹ đăng ký với Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước. Tổng mức vốn huy động dự kiến cho Quỹ phải được quy định rõ trong Điều lệ Quỹ (theo mẫu tại Phụ lục số 1 kèm theo Quy chế này) và Bản Cáo bạch.
Việc phát hành chứng chỉ quỹ để tăng vốn cho các lần tiếp theo được thực hiện cho các nhà đầu tư hiện hữu của quỹ thông qua phát hành quyền mua chứng chỉ quỹ. Quyền mua chứng chỉ quỹ được phép chuyển nhượng. Trường hợp nhà đầu tư hiện hữu không thực hiện quyền mua chứng chỉ quỹ, phần chứng chỉ quỹ còn dư có thể được chào bán cho các nhà đầu tư khác.
Các quy định hiện hành cũng đã quy định khá cụ thể điều kiện phát hành chứng chỉ quỹ ra công chúng, việc công bố thông tin trước khi phát hành chứng chỉ quỹ, thủ tục cấp giấy chứng nhận chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng... Có thể đánh giá khái quát những quy định này là cụ thể, rõ ràng hơn các quy định trước đây, đặc biệt là phân phối chứng chỉ quỹ; xác nhận quyền sở hữu chứng chỉ quỹ và giải ngân...
Ba là, pháp luật QĐTCK bổ sung quy định huy động thành lập QĐTCK, niêm
yết chứng chỉ quỹ ở nước ngoài
Công ty quản lý quỹ được thực hiện việc huy động vốn từ nước ngoài dưới các hình thức sau: a) Lập Quỹ tại Việt Nam theo Luật Chứng khoán và chào bán toàn bộ chứng chỉ quỹ cho nhà đầu tư nước ngoài; b) Lập Quỹ ở nước ngoài theo pháp luật nước ngoài, niêm yết chứng chỉ quỹ trên Sở giao dịch chứng khoán ở nước ngoài.
hình thức lập Quỹ tại Việt Nam theo Luật Chứng khoán và chào bán toàn bộ chứng chỉ quỹ cho nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Có quyết định thông qua việc huy động vốn ở nước ngoài và phương án sử dụng vốn thu được của Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu công ty;
- Có phương án phát hành nêu rõ quốc gia và loại hình nhà đầu tư mà công ty dự kiến thực hiện việc chào bán chứng chỉ quỹ đã được Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu công ty phê duyệt, chấp thuận. Phương án phát hành và phương án đầu tư phần vốn huy động phải phù hợp với các quy định pháp luật.
Công ty quản lý quỹ được thực hiện việc huy động vốn từ nước ngoài dưới hình thức lập Quỹ ở nước ngoài theo pháp luật nước ngoài, niêm yết chứng chỉ quỹ trên Sở giao dịch chứng khoán ở nước ngoài ngoài việc tuân thủ các quy định tại Khoản 2 Điều 25 Quyết định 45/2007/QĐ-BTC và đáp ứng các điều kiện chào bán, thành lập Quỹ và niêm yết chứng chỉ quỹ theo quy định của cơ quan có thẩm quyền của nước nơi công ty quản lý quỹ dự kiến chào bán để huy động vốn và niêm yết chứng chỉ quỹ.
Như vậy, với mỗi hình thức QĐTCK, pháp luật Việt Nam có quy định cụ thể trình tự, thủ tục huy động thành lập QĐTCK, niêm yết chứng chỉ quỹ ở nước ngoài. Với các quy định pháp luật cụ thể này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các QĐTCK trong nước tiếp cận được thị trường nước ngoài giúp cho luồng chu chuyển vốn vào và ra được dễ dàng hơn.
Bốn là, Luật chứng khoán và các văn bản hướng dẫn thi hành đã làm rõ hơn
quan hệ giữa công ty quản lý quỹ với các QĐTCK, công ty đầu tư chứng khoán và với ngân hàng giám sát
Luật chứng khoán quy định rõ công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán (sau đây gọi là công ty quản lý quỹ) được tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm
hữu hạn hoặc công ty cổ phần theo quy định của Luật doanh nghiệp. UBCKNN là cơ quan cấp giấy phép thành lập công ty quản lý quỹ, giấy phép này đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Công ty quản lý quỹ được thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh sau đây: a) Quản lý quỹ đầu tư chứng khoán; b) Quản lý danh mục đầu tư chứng khoán.
Ngân hàng giám sát là ngân hàng thương mại có Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán có chức năng thực hiện các dịch vụ lưu ký và giám sát việc quản lý quỹ đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán. Luật chứng khoán đã giải quyết tương đối tốt quan hệ về tài sản giữa công ty quản lý quỹ với các hoạt động đầu tư. Theo đó, ngân hàng giám sát Thực hiện lưu ký tài sản của quỹ đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán; quản lý tách biệt tài sản của quỹ đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán và các tài sản khác của ngân hàng giám sát; Giám sát để bảo đảm công ty quản lý quỹ quản lý quỹ đại chúng, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty đầu tư chứng khoán quản lý tài sản của công ty tuân thủ quy định tại Luật này và Điều lệ quỹ đầu tư chứng khoán, Điều lệ công ty đầu tư chứng khoán; Thực hiện hoạt động thu, chi, thanh toán và chuyển giao tiền, chứng khoán liên quan đến hoạt động của quỹ đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán theo yêu cầu hợp pháp của công ty quản lý quỹ hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty đầu tư chứng khoán; Định kỳ cùng công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán đối chiếu sổ kế toán, báo cáo tài chính và hoạt động giao dịch của quỹ đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán;...
Đồng thời với quy định trên, Luật chứng khoán cũng quy định cụ thể những hạn chế của ngân hàng giám sát. Ngân hàng giám sát, thành viên Hội đồng quản trị, người điều hành và nhân viên trực tiếp của ngân hàng giám sát làm nhiệm vụ giám sát hoạt động quỹ đại chúng và bảo quản tài sản quỹ của ngân hàng giám sát không được là người có liên quan hoặc có quan hệ sở hữu, vay hoặc cho vay với công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán và ngược lại. Ngân hàng giám
sát, thành viên Hội đồng quản trị, người điều hành và nhân viên của ngân hàng giám sát trực tiếp làm nhiệm vụ giám sát và bảo quản tài sản của quỹ đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán không được là đối tác mua, bán trong giao dịch mua, bán tài sản của quỹ đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán.
Năm là, Luật chứng khoán và các văn bản hướng dẫn thi hành quy định cụ
thể hơn quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư tham gia đầu tư vào QĐTCK.
Quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư luôn là vấn đề được quan tâm khi xây dựng luật vì nó tác động trực tiếp đến việc có thu hút được nhà đầu tư tham gia đầu tư và quỹ hay không. Nhà đầu tư có các quyền sau đây:
- Hưởng lợi từ hoạt động đầu tư của quỹ đầu tư chứng khoán tương ứng với tỷ lệ vốn góp;
- Hưởng các lợi ích và tài sản được chia hợp pháp từ việc thanh lý tài sản quỹ đầu tư chứng khoán;
- Yêu cầu công ty quản lý quỹ hoặc ngân hàng giám sát mua lại chứng chỉ quỹ mở;
- Khởi kiện công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát hoặc tổ chức liên quan nếu tổ chức này vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình;
- Thực hiện quyền của mình thông qua Đại hội nhà đầu tư;
- Chuyển nhượng chứng chỉ quỹ theo quy định tại Điều lệ quỹ đầu tư chứng khoán;
- Các quyền khác quy định tại Điều lệ quỹ đầu tư chứng khoán.