Bổ sung thêm những chi tiết cần thiết, đảm bảo cho hoạt động của quỹ đầu tư được an toàn và hiệu quả

Một phần của tài liệu Pháp luật về quỹ đầu tư chứng khoán ở Việt Nam (Trang 108 - 111)

- Những quy định đảm bảo tính đa dạng và hạn chế rủi ro của quỹ

KẾT LUẬN CHƢƠNG

3.2.1.4. Bổ sung thêm những chi tiết cần thiết, đảm bảo cho hoạt động của quỹ đầu tư được an toàn và hiệu quả

quỹ đầu tư được an toàn và hiệu quả

Hiện nay có hai vấn đề quan trọng mà các văn bản pháp quy hiện nay vẫn chưa có đề cập, hoặc nếu có đề cập thì cũng mới chỉ là những quy định khá chung chung, chưa thực sự chi tiết và cụ thể.

Vấn đề thứ nhất, là thiếu các quy định về tiêu chuẩn của một Ngân hàng

giám sát.

Theo mô hình quỹ đầu tư tín thác, Ngân hàng giám sát có một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giám sát hoạt động của Công ty quản lý quỹ, bảo đảm lợi ích

của những người đầu tư là những người sở hữu nhưng không trực tiếp tham gia quản lý quỹ và không có quyền trực tiếp đối với tài sản quỹ. Do vậy, hiệu quả hoạt động của ngân hàng giám sát ảnh hưởng trực tiếp đến tính hấp dẫn của các quỹ đầu tư. Từ đó, lựa chọn ngân hàng giám sát có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển của các quỹ đầu tư.

Hoạt động đầu tư chứng khoán nói chung còn mới mẻ đối với thị trường Việt Nam, và do vậy, cũng mới mẻ đối với các ngân hàng Việt Nam. Hoạt động có hiệu quả của một ngân hàng, với tư cách là ngân hàng giám sát, đòi hỏi ngân hàng phải có đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp, có khả năng quản lý và giám sát các hoạt động đầu tư chứng khoán và quản danh mục đầu tư chứng khoán. Hiện nay, theo các qui định hiện hành, để là Ngân hàng giám sát chỉ phải đáp ứng các điều kiện sau:

1 Ngân hàng giám sát là ngân hàng thương mại có Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán có chức năng thực hiện các dịch vụ lưu ký và giám sát việc quản lý quỹ đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán.

2 Ngân hàng giám sát, thành viên Hội đồng quản trị, người điều hành và nhân viên trực tiếp của ngân hàng giám sát làm nhiệm vụ giám sát hoạt động quỹ đại chúng và bảo quản tài sản quỹ của ngân hàng giám sát không được là người có liên quan hoặc có quan hệ sở hữu, vay hoặc cho vay với công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán và ngược lại.

3 Ngân hàng giám sát, thành viên Hội đồng quản trị, người điều hành và nhân viên của ngân hàng giám sát trực tiếp làm nhiệm vụ giám sát và bảo quản tài sản của quỹ đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán không được là đối tác mua, bán trong giao dịch mua, bán tài sản của quỹ đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán.

Việc thiếu các quy định về tiêu chuẩn của Ngân hàng giám sát như vậy có thể gây khó khăn cho công tác quản lý của UBCK cũng như làm cho hoạt động của Quỹ đầu tư có nhiều rủi ro. Ủy ban chứng khoán cần có các qui định cụ thể hơn về

tiêu chuẩn để một ngân hàng có thể trở thành Ngân hàng giám sát. Các tiêu chuẩn đó phải gắn với trình độ nghiệp vụ về đầu tư chứng khoán, quản lý đầu tư chứng khoán của ngân hàng và cán bộ quản lý, nhân viên của ngân hàng. Ngoài ra cũng cần có các tiêu chí về vốn, tình hình tài chính, sự tách bạch về tổ chức giữa hoạt động giám sát và hoạt động bảo quản tài sản của quỹ cũng như sự tách bạch giữa chi phí cho việc giám sát và chi phí bảo quản tài sản của quỹ nhằm tránh những xung đột lợi ích có thể nảy sinh khi thực hiện hoạt động giám sát và lưu ký đối với cùng một khách hàng.

Vấn đề thứ hai, đó là thiếu những qui định cụ thể về trách nhiệm bồi thường

vật chất của Công ty quản lý quỹ cũng như Ngân hàng giám sát đối với những thiệt hại gây ra bởi những hành vi vi phạm của hai tổ chức trên đối với người đầu tư.

Hiện chúng ta đã có Nghị định số 36/2007 NĐ-CP và Thông tư số 97/2007/TT- BTC về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán. Nghị định đề cập tới việc xử phạt vi phạm của Công ty quản lý quỹ cũng như Ngân hàng giám sát. Mức độ xử phạt về tiền còn khá nhẹ. Mức phạt tiền lớn nhất đối với Ngân hàng giám sát và đối với Công ty quản lý quỹ là 20 triệu đồng. Ngoài ra có thêm các hình thức phạt bổ sung như: tịch thu toàn bộ các khoản thu trái pháp luật do có hành vi vi phạm; tước quyền hoặc thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động. Tuy nhiên chưa có điều khoản quy định việc đền bù những thiệt hại gây ra bởi những hành vi vi phạm của Ngân hàng giám sát hay Công ty quản lý quỹ cho nhà đầu tư.

Theo ý kiến của tác giả, các tổ chức tham gia hoạt động của quỹ, Công ty quản lý quỹ và Ngân hàng giám sát phải chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình với các sai sót và hành vi gây thiệt hại đến quyền lợi của nhà đầu tư. Vấn đề này có liên quan rất mật thiết tới các quy định về người đầu tư là những người thụ hưởng của quỹ. Vì vậy, cần có những quy định cụ thể về việc tham gia vào ký kết hợp đồng tín thác trực tiếp của người đầu tư, cũng như quyền truy đòi đối với tổ chức

giám sát nếu quyền lợi của họ bị thiệt hại.

Một phần của tài liệu Pháp luật về quỹ đầu tư chứng khoán ở Việt Nam (Trang 108 - 111)