Một số đặc điểm về nội dung của pháp luật quỹ đầu tƣ chứng khoán giai đoạn 1998 –

Một phần của tài liệu Pháp luật về quỹ đầu tư chứng khoán ở Việt Nam (Trang 46 - 56)

KẾT LUẬN CHƢƠN G

2.1.1. Một số đặc điểm về nội dung của pháp luật quỹ đầu tƣ chứng khoán giai đoạn 1998 –

khoán giai đoạn 1998 – 2006

Pháp luật về quỹ đầu tư chứng khoán là một bộ phận không thể thiếu của pháp luật về chứng khoán và TTCK, do đó cũng đã được nhà nước quan tâm xây dựng. TTCK Việt Nam khi mới hình thành, nhà đầu tư dường như còn hoài nghi về

tính hiệu quả của thị trường, nên vẫn giữ thói quen của người Việt Nam là gửi tiền vào ngân hàng vừa được hưởng lãi suất, vừa an toàn, do đó, trong giai đoạn đầu của TTCK nước ta, nhà đầu tư nhỏ tham gia thị trường còn khá khiêm tốn. Kế thừa những thành tựu về pháp luật QĐTCK các nước, pháp luật về QĐTCK nước ta dần dần hình thành và giữ vị trí ngày càng quan trọng trong việc thu hút nhà đầu tư tham gia thị trường. Hệ thống các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động của QĐTCK trong giai đoạn này bao gồm chủ yếu một số văn bản pháp luật sau đây:

- Nghị định 48/1998/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 1998 của Chính phủ về chứng khoán và thị trường chứng khoán;

- Quyết định số 05/1998/QĐ-UBCK3 ngày 13 tháng 10 năm 1998 của Chủ tịch UBCKNN về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư chứng khoán và công ty quản lý quỹ;

- Quyết định số 163/2003/QĐ-TTg ngày 05 tháng 08 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển TTCK Việt Nam đến năm 2010, trong đó đã xác định phát triển các nhà đầu tư có tổ chức và các nhà đầu tư cá nhân, mở rộng và phát triển các loại hình QĐTCK; tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nhỏ, các nhà đầu tư cá nhân tham gia TTCK thông qua việc tham gia vào QĐTCK;

- Nghị định 144/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ về chứng khoán và TTCK;

- Quyết định số 73/2004/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ tài chính về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư chứng khoán và Công ty quản lý quỹ;

- Quyết định 71/2005/QĐ-BTC ngày 21 tháng 10 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc sửa đổi bổ sung một số Điều của Quy chế tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư chứng khoán và công ty quản lý quỹ ban hành kèm theo Quyết định số 73/2004/QĐ-BTC ngày 3/9/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài chính

- Quyết định số 30/2006/QĐ-BTC ngày 12 tháng 05 năm 2006 của Bộ Tài chính về việc bổ sung Quy chế tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư chứng khoán và công ty quản lý quỹ ban hành kèm theo Quyết định số 73/2004/QĐ-BTC ngày 3/9/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài chính...

Với các quy định pháp luật về QĐTCK như trên đã tạo được hành lang pháp lý cho việc ra đời và phát triển mô hình QĐTCK trên TTCK Việt Nam. Từ thực tiễn thi hành pháp luật QĐTCK giai đoạn này có thể rút ra một số đặc điểm cơ bản sau đây về QĐTCK Việt Nam.

Một là, pháp luật quỹ đầu tư chứng khoán giai đoạn này chỉ có mô hình tín

thác đầu tư dạng hợp đồng dưới dạng QĐTCK dạng đóng và QĐTCK dạng mở Quỹ đầu tư dạng đóng thường chỉ tạo vốn qua một lần bán cho công chúng với một số lượng nhất định, không được phát hành thêm để huy động vốn và cũng không được mua lại các chứng chỉ quỹ đã phát hành. Giá thị trường cổ phiếu của quỹ đầu tư dạng đóng phụ thuộc vào lượng cung cầu như khi áp dụng đối với các loại chứng khoán khác, ít phụ thuộc nhiều vào giá trị tài sản thuần. Quỹ dạng đóng dùng số vốn của mình đầu tư vào các doanh nghiệp hay thị trường chứng khoán. Sau đó dùng vốn và lãi thu được để đầu tư trực tiếp. Như vậy quy mô vốn của loại quỹ này chỉ có thể tăng lên từ các khoản lợi nhuận thu được.

Quỹ đầu tư dạng mở là loại quỹ có thể phát hành thêm chứng chỉ quỹ để tăng vốn khi vẫn còn nhà đầu tư muốn mua và công ty sẵn lòng chuộc lại những chứng chỉ đã phát hành. công ty cũng sẵn sàng mua lại chứng chỉ của cổ đông với bất cứ số lượng nào và thời gian nào cổ đông muốn.

Với các quy định này đã tạo được sức hút đối với các nhà đầu tư không chuyên, khi uỷ thác vốn hay mua chứng chỉ quỹ của các quỹ đầu tư, nhà đầu tư có thể đa dạng hoá danh mục đầu tư với số tiền không lớn. Ngoài ra, nhà đầu tư có thể gián tiếp sử dụng được kiến thức và\ kinh nghiệm của các nhà quản lý đầu tư chuyên nghiệp. Tham gia vào quỹ, nhà đầu tư có thể theo dõi tình trạng đầu tư của

mình nhờ tính minh bạch cao.

Trên cơ sở các quy định pháp luật, QĐTCK đầu tiên được thành lập trên cơ sở các quy định pháp luật về QĐTCK là QĐTCK Việt Nam (Quỹ đầu tư VF1) theo Quyết định số 01/GP-QĐT của Chủ tịch UBCKNN ngày 24 tháng 03 năm 2004 với mức vốn điều lệ là 300tỷ đồng. Mô hình hoạt động của Quỹ là quỹ đầu tư dạng đóng, công ty quản lý Quỹ là Công ty liên doanh quản lý QĐTCK Việt Nam, Ngân hàng giám sát hoạt động của QĐTCK Việt Nam là Ngân hàng ngoại thương Việt Nam với thời gian hoạt động là 10 năm. Tháng 11 năm 2004, chứng chỉ quỹ của Quỹ đã được niêm yết và giao dịch trên Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh.

QĐTCK thứ hai được thành lập ở Việt Nam là Quỹ đầu tư cân bằng Prudential (Quỹ PRUBF1) theo quyết định số 06/UBCK-ĐKQĐT ngày 5 tháng 10 năm 2006 của UBCKNN, vốn điều lệ của Quỹ là 500 tỷ, thời gian hoạt động của Quỹ là 7 năm kể từ ngày được cấp giấy phép, Quỹ này cũng được hình thành theo mô hình quỹ đầu tư tín thác dạng hợp đồng, công ty quản lý quỹ Quỹ đầu tư cân bằng Prudential là công ty trách nhiệm hữu hạn quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Prudential, ngân hàng giám sát là Ngân hàng Hồng Kông - Thượng Hải chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh.

Bên cạnh hai QĐTCK có chứng chỉ niêm yết trên Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh, tính đến hết tháng 2 năm 2007 có 7 QĐTCK thành viên được thành lập như Quỹ thành viên Vietconbank, Quỹ đầu tư Việt Nam (VIF)...[4]

Hai là, với sự ra đời các quy định quỹ đầu tư chứng khoán, TTCK nước ta đã

có thêm chủ thể tham gia thị trường, góp phần tạo nên tính đa dạng, phong phú trên thị trường, là tiền đề cho TTCK phát triển ổn định, an toàn, bảo vệ tối đa quyền lợi cho nhà đầu tư, khắc phục được tình trạng đầu tư theo bầy đàn – khuynh hướng phổ biến của các thị trường mới nổi.

Khi TTCK mới xây dựng, nhà đầu tư nước ta còn khá e dè khi đầu tư vào thị trường, nhưng khi cảnh kiếm tiền trên TTCK quá dễ đã thôi thúc người ta lao vào chơi chứng khoán. Chứng khoán vượt quá giá trị thật nhà đầu tư biết nhưng họ vẫn mua. Họ chấp nhận mua với giá cao vì tin rằng trên thị trường sẽ còn có người chấp nhận mua lại nó với giá cao hơn nữa. Lòng tham của con người khiến họ hành động, bởi khi còn nhìn thấy cơ hội kiếm lợi, họ còn nhảy vào. Sự phát triển theo kiểu “bong bóng” của TTCK Việt Nam trong năm 2006 có mức tăng trưởng cao nhất khu vực Châu Á - Thái Bình Dương với 145% và đầu năm 2007 tăng thêm 46% - cao nhất trên thế giới buộc các nhà hoạch định chính sách phải suy nghĩ bảo đảm sự phát triển bền vững của thị trường. Rất nhiều lý do được đưa ra để giải thích cho sự phát triển bất thường này, nhưng phần lớn ý kiến cho rằng, một trong những nguyên nhân chính là do tâm lý đầu tư bầy đàn, đầu tư theo phong trào của các nhà đầu tư trong nước.

Bình thường, một nhóm các nhà đầu tư cá nhân có thể rất bình tĩnh và sáng suốt, nhưng cũng có lúc họ bị áp đảo bởi những cảm xúc tiêu cực khi các nhà đầu tư khác hành động theo một cách thức phổ biến nào đó. Hiểu một cách đơn giản nhất thì chính sự sợ hãi bị “bỏ rơi” hay thất bại khi bạn bè, người thân, hàng xóm của họ có thể kiếm tiền một cách nhanh chóng, đã đưa đến sức mạnh áp đảo của đám đông.

Như vậy, với các quy định về QĐTCK, nhà đầu tư sẽ hạn chế được đến mức tối đa các rủi ro phát sinh do không có hiểu biết về thị trường, bởi QĐTCK là nhà đầu tư chuyên nghiệp.

Ba là, các quy định pháp luật về QĐTCK giai đoạn này đã quy định khá chi

tiết trình tự thủ tục thành lập và hoạt động của các QĐTCK.

Về thủ tục thành lập QĐTCK, pháp luật quy định rõ QĐTCK do công ty quản lý quỹ cùng với tổ chức cá nhân Việt Nam và nước ngoài thành lập. Việc thành lập QĐTCK có phát hành chứng chỉ quỹ ra công chúng phải được UBCKNN cấp giấy

phép.

Về hoạt động phát hành và phân phối của QĐTCK, Nghị định 144/2003/NĐ-CP, Quyết định 76/2004/QĐ-BTC quy định rõ điều kiện phát hành chứng chỉ quỹ ra công chúng gồm:

- Việc phát hành chứng chỉ quỹ ra công chúng phải được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) cấp phép.

- Tổng giá trị chứng chỉ quỹ xin phép phát hành đạt ít nhất 5 tỷ đồng.

- Có phương án về việc đầu tư vốn thu được từ đợt phát hành chứng chỉ quỹ phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.

Hồ sơ xin phép phát hành chứng chỉ quỹ ra công chúng bao gồm: a) Đơn xin phép phát hành chứng chỉ quỹ ra công chúng (theo Phụ lục số 01 kèm theo Quy chế này); b) Dự thảo Điều lệ quỹ công chúng (theo Phụ lục số 02 kèm theo Quy chế này); c) Bản cáo bạch (theo Phụ lục số 03 kèm theo Quy chế này); d) Hợp đồng giám sát tài sản quỹ giữa công ty quản lý quỹ và ngân hàng giám sát đã được hai bên chấp thuận về nguyên tắc; e) Cam kết của các sáng lập viên về việc không chuyển nhượng chứng chỉ quỹ mà mình sở hữu trong 02 năm, kể từ ngày phát hành.

Hồ sơ xin phép phát hành chứng chỉ quỹ ra công chúng được lập thành 02 bộ (01 bộ bản chính và 01 bộ bản sao) và được gửi đến UBCKNN. Việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ được tiến hành khi công ty quản lý quỹ thấy cần sửa đổi, bổ sung hoặc UBCKNN yêu cầu sửa đổi, bổ sung. Bản sửa đổi, bổ sung phải có chữ ký của những người đã ký trong hồ sơ đăng ký phát hành gửi UBCKNN hoặc của những người có cùng chức danh với những người nói trên.Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, UBCKNN cấp giấy phép phát hành chứng chỉ quỹ ra công chúng. Trường hợp từ chối cấp giấy phép phát hành chứng chỉ quỹ ra công chúng, UBCKNN có văn bản giải thích rõ lý do.

ra công chúng, công ty quản lý quỹ, tổ chức bảo lãnh phát hành và các đối tượng có liên quan không được quảng cáo, chào mời và phân phối chứng chỉ quỹ ra công chúng dưới bất kỳ hình thức nào. Tài liệu dùng để thăm dò thị trường không được có những thông tin sai lệch so với những nội dung chính trong Bản cáo bạch đã gửi UBCKNN.

Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày UBCKNN cấp giấy phép phát hành chứng chỉ quỹ ra công chúng, công ty quản lý quỹ phải công bố việc phát hành trên một (01) tờ báo trung ương hoặc một (01) tờ báo địa phương nơi công ty quản lý quỹ đặt trụ sở chính với các nội dung quy định tại mẫu Thông báo phát hành (theo Phụ lục số 04 kèm theo Quy chế này).

Các tài liệu phục vụ cho việc phát hành bao gồm: bản Thông báo phát hành, Bản cáo bạch và tài liệu bổ sung Bản cáo bạch (nếu có) đã được UBCKNN chấp thuận. Công ty quản lý quỹ và các tổ chức, cá nhân liên quan không được phân phát các tài liệu có thông tin sai lệch gây hiểu nhầm cho người đầu tư.

Công ty quản lý quỹ, tổ chức phân phối và tổ chức bảo lãnh phát hành không được phân phối chứng chỉ quỹ khi chưa thực hiện công bố việc phát hành và cung cấp Bản cáo bạch, dự thảo Điều lệ quỹ và các tài liệu khác có liên quan cho người đầu tư. Công ty quản lý quỹ và các tổ chức liên quan phải phân phối chứng chỉ quỹ một cách công bằng và phải đảm bảo thời hạn đăng ký mua chứng chỉ quỹ cho người đầu tư tối thiểu là 15 ngày làm việc kể từ ngày giấy phép phát hành chứng chỉ quỹ ra công chúng có hiệu lực. Các nguyên tắc và cơ chế ưu tiên trong việc đăng ký mua và phân phối chứng chỉ quỹ đầu tư phải được công bố rõ cho người đầu tư trong Bản cáo bạch.

Công ty quản lý quỹ hoặc tổ chức phân phối phải hoàn thành đợt phân phối chứng chỉ quỹ trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày giấy phép phát hành chứng chỉ quỹ ra công chúng có hiệu lực. Khi hết thời hạn trên, nếu còn chứng chỉ quỹ chưa bán hết, công ty quản lý quỹ muốn phân phối tiếp phải có văn bản đề nghị

UBCKNN gia hạn giấy phép phát hành chứng chỉ quỹ ra công chúng, trong đó nêu rõ lý do và phương án phân phối số chứng chỉ quỹ còn lại. Số tiền mua chứng chỉ quỹ phải được chuyển vào tài khoản phong toả mở tại ngân hàng giám sát cho đến khi hoàn tất đợt phát hành.

Trường hợp người đầu tư bị thiệt hại do thông tin trong Bản cáo bạch và các tài liệu phát hành khác là sai lệch hoặc che giấu sự thực thì công ty quản lý quỹ soạn thảo hồ sơ xin phép phát hành sẽ bị xử lý theo qui định của pháp luật. Công ty quản lý quỹ và ngân hàng giám sát lập và lưu giữ sổ đăng ký người đầu tư nắm giữ chứng chỉ quỹ kể từ khi kết thúc đợt phát hành.

Sau khi hoàn tất thủ tục phát hành, phân phối chứng chỉ quỹ, pháp luật QĐTCK giai đoạn này cũng quy định cụ thể, chi tiết các vấn đề liên quan đến thu nhập, chi phí, phân phối thu nhập; xác định giá trị tài sản ròng; các hạn chế đầu tư của quỹ công chúng; giao dịch của quỹ công chúng với những người liên quan; quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư; phương thức tiến hành Đại hội nhà đầu tư... tạo thành thiết chế pháp lý cho việc vận hành Quỹ công chúng.

Quỹ thành viên do các thành viên góp vốn thành lập theo quy định tại Nghị định số 144/2003/NĐ-CP được ủy thác cho công ty quản lý quỹ quản lý. Quỹ thành viên có số vốn điều lệ tối thiểu là 5 tỷ đồng. Trong quá trình thành lập Quỹ thành viên, các tổ chức, cá nhân tham gia vào việc lập Quỹ thành viên và công ty quản lý quỹ không được sử dụng phương tiện thông tin đại chúng để quảng cáo, kêu gọi góp vốn, thăm dò thị trường dưới mọi hình thức. Việc lập Quỹ thành viên phải được đăng ký với UBCKNN.

Thành viên góp vốn phải luôn đáp ứng điều kiện sau đây: i) Đầu tư tối thiểu 3 tỷ đồng Việt Nam, trường hợp thành viên là tổ chức; ii) Đầu tư tối thiểu 1 tỷ đồng Việt Nam, trường hợp thành viên là cá nhân.

Hồ sơ đăng ký lập Quỹ thành viên gồm có:

này);

- Điều lệ Quỹ thành viên (theo Phụ lục số 02 kèm theo Quy chế này);

- Hợp đồng giám sát tài sản quỹ; quy định của hợp đồng giám sát phải phù hợp với Điều lệ quỹ;

- Biên bản thỏa thuận góp vốn và danh sách các thành viên góp vốn.

Công ty quản lý quỹ phải chịu trách nhiệm về tính hợp lệ và chính xác của hồ sơ. Trường hợp phát hiện hồ sơ đã nộp cho UBCKNN chưa đầy đủ, có những thông tin không chính xác hoặc có những sự kiện mới phát sinh ảnh hưởng đến nội

Một phần của tài liệu Pháp luật về quỹ đầu tư chứng khoán ở Việt Nam (Trang 46 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)