Chuẩn bị các điều kiện cần và đủ để cùng với các nƣớc thành viên ASEAN tiến tới thành lập một thị trƣờng vốn ASEAN

Một phần của tài liệu Pháp luật về quỹ đầu tư chứng khoán ở Việt Nam (Trang 98 - 100)

- Những quy định đảm bảo tính đa dạng và hạn chế rủi ro của quỹ

KẾT LUẬN CHƢƠNG

3.1.6. Chuẩn bị các điều kiện cần và đủ để cùng với các nƣớc thành viên ASEAN tiến tới thành lập một thị trƣờng vốn ASEAN

Thành lập một thị trường vốn chung để hỗ trợ phát triển kinh tế và hạn chế tác động bất lợi do những biến động từ bên ngoài, là mục tiêu quan trọng của các nước thành viên Đông Nam Á (ASEAN). Mục tiêu này đã được đề cập tại các Hội nghị Bộ trưởng Tài chính ASEAN trước đây, các bộ trưởng đều nhất trí rằng sẽ mở cửa hơn thị trường vốn và tạo điều kiện cho lưu thông tiền tệ như một phần trong lộ trình tiến tới một thị trường chung trong khu vực trước năm 2020. Tuyên bố chung về lộ trình này bao gồm các bước tiến trong việc phát triển, tự do hóa và hợp nhất các thị trường vốn cũng như các dịch vụ tài chính trong khu vực.

Nội dung phát triển và tự do hoá thị trường vốn ASEANlà thiết lập hệ thống đào tạo và phát triển thị trường vốn giữa các nước ASEAN, hình thành thoả thuận chung về thị trường nợ và thị trường cổ phiếu, liên kết hệ thống thanh toán và giao dịch chứng khoán, hài hoà các chuẩn mực/ tiêu chuẩn thị trường vốn giữa các nước trong khu vực như quản lý doanh nghiệp, chế độ kế toán, hệ số định mức tín nhiệm. Các quy định hiện nay về việc cho phép sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài trên TTCK Việt Nam chỉ là những chính sách đơn phương của Việt Nam nhằm thúc đẩy thị trường, không phải là những cam kết có tính khu vực của quá trình tự do hoá thị trường vốn.

Malaysia, Indonesia, Philipines, Thái Lan và Singapore đã ký biên bản ghi nhớ cung cấp chỉ số chứng khoán toàn cầu, liên minh giữa Thời báo Tài chính và Sở Giao dịch chứng khoán London. Chỉ số chung mang tên “Top 100 ASEAN Index” nhằm phát triển thị trường vốn trong khu vực và tăng sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Việt Nam, Myanmar, Bruinei, Cambodia, Lào chưa tham gia vì quy mô giao dịch còn hạn chế và non trẻ. Vì vậy mục tiêu trong thời gian tới là phấn đấu để tham gia vào việc hình thành và cung cấp chỉ số Index này.

Do vậy, để bảo đảm thực hiện thành công Đề án phát triển thị trường vốn Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 là phát triển nhanh, đồng bộ, vững chắc thị trường vốn Việt Nam, trong đó thị trường chứng khoán đóng vai trò chủ

đạo; từng bước đưa thị trường vốn trở thành một cấu thành quan trọng của thị trường tài chính, góp phần đắc lực trong việc huy động vốn cho đầu tư phát triển và cải cách nền kinh tế; đảm bảo tính công khai, minh bạch, duy trì trật tự, an toàn, hiệu quả, tăng cường quản lý, giám sát thị trường; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người đầu tư; từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh và chủ động hội nhập thị trường tài chính quốc tế, phấn đấu đến năm 2020, thị trường vốn Việt Nam phát triển tương đương thị trường các nước trong khu vực thì việc kiện toàn TTCK trong nước thông qua việc phát triển nhà đầu tư chuyên cần phải được coi là hướng đi cần được khuyến khích không chỉ là giải pháp khuyến khích trước mắt mà là công việc thực hiện trong thời gian dài.

Một phần của tài liệu Pháp luật về quỹ đầu tư chứng khoán ở Việt Nam (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)