Pháp luật quỹ đầu tƣ chứngkhoán của Hoa Kỳ

Một phần của tài liệu Pháp luật về quỹ đầu tư chứng khoán ở Việt Nam (Trang 39 - 44)

c) Có thể theo dõi tình trạng khoản đầu tƣ của mình nhờ tính minh bạch cao Nói khác đi, nhà đầu tư luôn an tâm vì quyền lợi của mình luôn được bảo vệ.

1.3.2. Pháp luật quỹ đầu tƣ chứngkhoán của Hoa Kỳ

Mặc dù có gốc gác từ châu Âu nhưng Hoa Kỳ mới là nơi các quỹ đầu tư phát triển mạnh mẽ nhất. Năm 1893 các khoản quyên góp và ủng hộ tài chính xây dựng và phát triển Đại học Harvard tại Hoa Kỳ được ghi nhận như sự xuất hiện một quỹ đầu tư. Vào ngày 21/3/1994 quỹ tương hỗ đầu tiên chính thức được thành lập bởi ba nhà kinh doanh chứng khoán tại Boston (Hoa Kỳ) có tên gọi Quỹ Tín thác các nhà đầu tư Massachusetts (Massachusetts Investors Trust-MIT). Có lẽ chính những người sáng lập cũng không thể dự báo trước tương lai phát triển phổ biến của loại hình này.

Sau một năm thành lập Massachusetts Investors Trust với 50.000 đô-la Mỹ ban đầu đã sở hữu khối tài sản trị giá 392.000 USD và thu hút gần 200 nhà đầu tư. MIT tập trung và các cổ phiếu lớn tăng trưởng nhanh và có trả cổ tức. Danh mục đầu tư của Quỹ gồm các loại cổ phiếu của General Electric Co. Standard Oil Of Indiana (ngày nay là một phần của BP PLC) và American Telephone & Telegraph Co. (AT&T Inc.). Không giống nhiều quỹ đầu tư hoạt động trong thời kỳ này MIT tránh sử dụng các đòn bẩy tài chính để huy động nguồn đầu tư. Khi thị trường chứng khoán Hoa Kỳ chạm đáy vào năm 1932 nhiều quỹ đầu tư đã gục ngã nhưng MIT vẫn trụ vững và tồn tại cho đến hôm nay với tên gọi được biết đến rộng rãi MFS Investment Management.

Khủng hoảng 1929 làm chậm quá trình tăng trưởng các quỹ đầu tư tương hỗ tại Hoa Kỳ. Luật chứng khoán năm 1933 và Luật Giao dịch chứng khoán năm 1934 được ban hành nhằm khôi phục thị trường. Theo hai đạo luật này các quỹ đầu tư phải đăng ký hoạt động với Ủy ban SEC (Securities & Exchance Comission) và cung cấp bản báo bạch tới các nhà đầu tư tiềm năng. Tới năm 1940, SEC tiếp tục

ban hành Luật Công ty đầu tư với các chỉ dẫn pháp lý bắt buộc các quỹ đầu tư phải tuân theo được áp dụng tới tận ngày nay.

Niềm tin được phục hồi trên thị trường chứng khoán và các quỹ tương hỗ bắt đầu nở rộ. Tới cuối thập kỷ 60 của thế kỷ trước Hoa Kỳ có khoảng 270 quỹ với giá trị tài sản nắm giữ ước khoảng 48 tỷ đô-la Mỹ. Năm 1976 John C. Bogle mở quỹ đầu tư chỉ số thị trường đầu tiên có tên First Index Investment Trust. Vào tháng 11 năm 2000 đây là quỹ tương hỗ có giá trị lớn nhất trong lịch sử với 100 tỷ đô-la Mỹ tài sản. Quỹ này ngày nay có tên gọi Vanguard 500 Index.

Quỹ đầu tƣ uỷ thác (UIT) là một dạng công ty đầu tư của Mỹ phát hành

danh mục chứng khoán cố định trong một thời gian xác định. Các quỹ đầu tư uỷ thác được liên kết bởi nhà tài trợ và được bán cho nhà đầu tư thông qua các nhà môi giới chứng khoán. Danh mục đầu tư của quỹ có thể bao gồm một vài loại chứng khoán khác nhau. Hai loại chứng khoán chính mà quỹ đầu tư là uỷ thác cổ phiếu và uỷ thác trái phiếu.

Không giống như quỹ tương hỗ, quỹ đầu tư uỷ thác được lập ra trong một khoản thời gian xác định với một danh mục đầu tư cố định. Điều đó có nghĩa là chứng khoán của quỹ đầu tư uỷ thác không được bán hoặc mua thêm mới (trừ những trường hợp hữu hạn như: công ty bị phá sản hoặc sáp nhập).

Công ty uỷ thác cổ phiếu thường nhằm mục đích làm tăng giá trị của đồng vốn và (hoặc) thu nhập từ cổ tức. Họ thường phát hành một lượng đơn vị nhất định trong một thời gian đã được xác định, trước khi thời hạn chào bán chính kết thúc. Công ty uỷ thác vốn cổ phần đưa ra ngày hạn về việc trả nợ và phân phối giá trị tài sản ròng cho các nhà nắm giữ đơn vị. (Nhà đầu tư nắm giữ đơn vị cổ phần có thể có quyền lựa chọn đặc biệt trong việc tái đầu tư số tiền này).

Công ty uỷ thác trái phiếu phát hành một số lượng đơn vị nhất định và sau khi trái phiếu đã được bán hết thì thời gian chào bán chính được đóng lại. Khi đó công ty uỷ thác tiếp tục trả số tiền thu nhập hàng tháng cho tới khi trái phiếu tiếp theo

được trả. Quá trình này diễn ra cho đến khi toàn bộ trái phiếu được thanh khoản hết từ quỹ. Uỷ thác trái phiếu nói chung là thích hợp cho những khách hàng tìm kiếm các thu nhập hiện tại và sự ổn định của đồng tiền.

Uỷ thác đầu tư có thể được tạo ra thông qua những công ty như Regulated Investment Coporation (RIC) hoặc Grantor Trust. RIC là một dạng công ty mà các nhà đầu tư được tham gia như là chủ sở hữu. Grantor Trust thì ngược lại cho phép nhà đầu tư một phần sở hữu bằng các chứng khoán cơ bản.

Quỹ đầu tư uỷ thác được thành lập thông qua một loại giấy tờ gọi là bản giao kèo uỷ thác. Nhà tài trợ của quỹ sẽ soạn ra bản giao kèo này trong đó có tên của công ty được uỷ thác và người đánh giá. Theo luật của Mỹ, nhà tài trợ và công ty uỷ thác không thể là một. Nhà tài trợ lựa chọn và lên danh sách các loại chứng khoán cho quỹ. Công ty uỷ thác quản lý các chứng khoán này, lưu giữ các thông tin về người nắm giữ đơn vị và thực hiện tất cả các công việc về kế toán và báo cáo thuế đối với danh mục đầu tư. Một số các nhà tài trợ thành lập ra công ty uỷ thác lớn nhất là First Trust Portfolios và các nhà tài trợ khác nhỏ hơn như Van Kampen và Claymore Securities). Các công ty môi giới lớn nhất như Merrill Lynch và A.G.Edwards bán các chứng khoán uỷ thác đó.

Từ những phân tích về pháp luật quỹ đầu tư chứng khoán một số nước nêu trên có thể rút ra những bài học kinh nghiệm sau đây:

Một là, pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư của QĐTCK là bộ phận không

thể thiếu của pháp luật về chứng khoán và TTCK các nước. Luật chứng khoán các nước đều dành một chương riêng quy định về thành lập, tổ chức và hoạt động của QĐTCK. Theo đó, việc hình thành và phát triển các QĐTCK cần có những bước chuẩn bị kỹ lưỡng, đặc biệt là theo kịp sự phát triển của thị trường. Pháp luật QĐTCK ở các nước thường ra đời sau khi QĐTCK đã được vận hành trên thực tế. Điều này giúp cho các quy định pháp luật về QĐTCK gần hơn với thực tiễn hoạt động, với các yêu cầu về quản lý QĐTCK. Pháp luật QĐTCK các nước là kết quả

của việc muốn thiết lập hệ thống các chủ thể tham gia thị trường ngày càng chuyên nghiệp hơn nhằm hạn chế đến mức tối đa những rủi ro cho nhà đầu tư.

Về nội dung này, pháp luật QĐTCK nước ta có sự khác biệt hơn so với các nước khác ở chỗ, pháp luật QĐTCK được xây dựng song song với pháp luật về chứng khoán và TTCK. Các QĐTCK ra đời muộn hơn so với các quy định pháp luật. Do đó, tính hiệu quả trong các quy định pháp luật QĐTCK nước ta còn tỏ ra chưa phù hợp với thực tiễn phát triển thị trường.

Hai là, tùy thuộc vào sự phát triển của thị trường các nước trong các giai đoạn

phát triển khác nhau, Luật chứng khoán các nước thường quy định linh hoạt trong việc lựa chọn mô hình QĐTCK của nhà đầu tư. Mỗi mô hình QĐTCK đều có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau, nhưng tất cả các QĐTCK đều có một điểm chung là chúng đều là những nhà đầu tư chuyên nghiệp.

Ba là, nội dung pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư của QĐTCK các nước

là làm rõ mối quan hệ giữa công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám giám với QĐTCK và giữa QĐTCK với nhà đầu tư (người mua chứng chỉ quỹ) vừa bảo đảm tài sản hoạt động, vừa bảo đảm tính độc lập, tự chủ của quỹ trong hoạt động. Đây là nội dung xuyên suốt trong các quy định pháp luật QĐTCK các nước.

Điều 18-2 Luật chứng khoán Đài Loan quy định Quỹ đầu tư tín thác chứng khoán của doanh nghiệp đầu tư tín thác chứng khoán, tài sản riêng của doanh nghiệp này và tài sản riêng của tổ chức lưu ký được duy trì độc lập. Các chủ nợ không được đòi hay thực hiện những quyền khác đối với tài sản của quỹ để thực hiện các nghĩa vụ của doanh nghiệp đầu tư tín thác chứng khoán hoặc tổ chức lưu ký của quỹ liên quan đến các tài sản tiêng của mình.

Một trong những biện pháp để bảo toàn tài sản của QĐTCK, Luật chứng khoán các nước thường quy định khá chặt chẽ thủ tục chuyển đổi, sáp nhập những công ty này. Chẳng hạn, theo quy định tại Điều 177 Luật chứng khoán Bulgari quy định: Một công ty đầu tư không được tự chuyển đổi thành kiểu công ty khác hoặc

công ty thương mại hoặc thay đổi hoạt động của công ty. Việc chuyển đổi công ty đầu tư dạng mở thành công ty đầu tư dạng đống và ngược lại chỉ được tiến hành dưới sự giám sát của Ủy ban chứng khoán nhà nước. Bất cứ việc chuyển đổi nào như sáp nhập, mua đứt, phân chia hay chia tách cũng như kết thúc hoạt động đối với công ty đầu tư đều phải tiến hành với sự cho phép của Ủy ban. Điều 178 Luật chứng khoán Bulgari quy định rõ hơn: với mục đích bảo vệ quyền lợi của người đầu tư, văn bản dưới luật quy didnhj chi tiết về các yêu cầu khác đối với hoạt động, cấu trúc của tài sản và các khoản nợ và việc thanh toán bằng tiền mặt của công ty đầu tư, bao gồm việc duy trì và bảo quản các báo cáo của các công ty đầu tư, bản kê khai hàng năm và phân phối lợi nhuận, việc định giá các danh mục đầu tư của công ty đầu tư, công khai thông tin, các hoạt động liên quan đến việc mua bán cổ phiếu của các công ty này, nội dung hợp động với công ty quản lý và với ngân hàng lưu ký.

Các quỹ đầu tư với quyền tự quyết đầy đủ mà khách hàng giao cho doanh nghiệp tư vấn đầu tư chứng khoán hoặc doanh nghiệp đầu tư tín thác chứng khoán và tài sản riêng của doanh nghiệp đó sẽ được duy trì độc lập. Các chủ nợ không được đòi hỏi hay thực thi các quyền khác đối với quỹ do khách hàng giao cho hoặc tài sản mua được nhờ sử dụng quỹ để thực hiện các nghĩa vụ của doanh nghiệp tư vấn đầu tư chứng khoán hay được doanh nghiệp tín thác chứng khoán liên quan đến tài sản riêng của mình.

Các quy định pháp luật QĐTCK nước ta cần quan tâm hơn nữa đến nội dung này vì đây là những vấn đề có ý nghĩa quyết định đến việc bảo toàn, phát triển vốn của nhà đầu tư. Nếu trong các quy định pháp luật thiếu vắng hoặc quy định quá sơ sài các quy định này thì sẽ là rào cản không nhỏ đối với sự phát triển của QĐTCK trong tương lai.

Một phần của tài liệu Pháp luật về quỹ đầu tư chứng khoán ở Việt Nam (Trang 39 - 44)